Người ta thường chia ngôn ngữ thành 3 loại: Ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ thầm và ngôn ngữ bên trong.
1. Ngôn ngữ bên ngoài
Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ chủ yếu hướng vào người khác nhằm mục đích giao
Ngôn ngữ bên ngoài gồm 2 loại:
Ngôn ngữ nói là thứ ngôn ngữ có trước. Ngôn ngữ nói biểu hiện bẳng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan thính giác.
Có 2 loại ngôn ngữ nói: Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.
- Ngôn ngữ đối thoại nhằm trao đổi thông tin giữa hai hay một số người với nhau. Ngôn ngữ đối thoại có tính chất tình huống, liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh đối thoại, có tính chất phản ứng, cấu trúc ngôn ngữ đối thoại không thật chặt chẽ, câu nói thường rút gọn, có sự hỗ trợ của ánh mắt, nụ cưới, điệu bộ…
- Ngôn ngữ độc thoại là loại ngôn ngữ trong đó một người nói và những người khác nghe như đọc diễn văn, đọc báo cáo, giảng bài… Ngôn ngữ độc thoại đòi hỏi người nói phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, lời nói phải trong sáng, chính xác, dễ hiểu và có khả năng truyền cảm; người nói phải hiểu biết người nghe, theo dõi người nghe để điều chỉnh ngôn ngữ của mình cho phù hợp với đối tượng.
Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được biểu hiện bằng ký hiệu, tín hiệu và bằng chữ viết. Ngôn ngữ viết ra đời muộn hơn ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ viết đòi hỏi phải rõ ràng, mạch lạc, các câu, các
ý phải tuân theo một trình tự lôgic rất chặt chẽ, hợp lý, tránh tản mạn, đứt đoạn. Ngôn ngữ viết cũng có hai loại: Độc thoại và đối thoại.
2. Ngôn ngữ bên trong
Đây là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ, nó hướng vào bản thân chứ không phải là phương thức giao tiếp. Ngôn ngữ bên trong là vỏ từ ngữ của tư duy, của ý thức, nó có tính chất phác họa ra một chương trình đại thể cho hoạt động, chuẩn bị cho hoạt động, giúp con người tự điều khiển, tự điều chỉnh mình.
3. Ngôn ngữ thầm
Ngôn ngữ thầm là một dạng của ngôn ngữ bên trong. Ngôn ngữ thầm không phát ra âm thanh, nó mang tính cô đọng, ngắn gọn.
E. Trí nhớ