Các yếu tố thúc đẩy xuất khẩu theo định hƣớng thân thiện với môi trƣờng

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THEO ĐỊNH HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ (Trang 76 - 84)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1. Các yếu tố thúc đẩy xuất khẩu theo định hƣớng thân thiện với môi trƣờng

môi trƣờng của Việt Nam

2.2.1.1. Chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với phát triển bền vững

Ƣu đãi, hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trƣờng

Thu nhập của doanh nghiệp từ việc thực hiện những dự án sản xuất mới các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ đối tƣợng thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013 thì thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tƣ mới trong bảo vệ môi trƣờng sẽ áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm và đƣợc miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.

Đối với thuế xuất khẩu, Điều 44 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ủy quyền cho Bộ Tài chính quy định việc miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với sản phẩm thân thiện với môi trƣờng và Bộ TN&MT hƣớng dẫn chi tiết danh mục các sản phẩm này.

Các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, nếu đáp ứng các tiêu chí về sản phẩm công ích thì đƣợc trợ giá theo quy định của pháp luật về sản xuất, cung ứng sản phẩm công ích. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 130/2013/NĐ-

CP ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thì Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh xây dựng, hƣớng dẫn về mức trợ giá và trợ cấp, trình tự thủ tục thực hiện trợ giá và trợ cấp phù hợp với đặc điểm, tình hình thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Điều 47, khoản 1 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định: Ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc có trách nhiệm ƣu tiên mua sắm công sản phẩm thân thiện với môi trƣờng khi mua sắm loại sản phẩm đó.

Khi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất và phổ biến các thể loại phim, chƣơng trình truyền hình về bảo vệ môi trƣờng nhằm nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trƣờng thì chi phí thực hiện các hoạt động này đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tôm theo định hƣớng thân thiện với môi trƣờng, Minh Phú có thể dựa trên cơ sở pháp lý thúc đẩy nhƣ trên từ phía nhà nƣớc. Đó là một sự hỗ trợ không chỉ đối với bản thân Minh Phú mà còn với rất nhiều doanh nghiệp đã đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực này.

2.2.1.2. Hỗ trợ của các tổ chức NGOs thúc đẩy phát triển bền vững

Ông Nguyễn Đình Đáp – Tổng cục Môi trƣờng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cho biết, hiện nay các tổ chức phi chính phủ đang tham gia phản biện xã hội về các luật, chính sách, dự án, chƣơng trình có liên quan đến môi trƣờng. Tƣ vấn, khuyến nghị cho việc xử lý, giải quyết các vấn đề môi trƣờng có liên quan. Tham gia kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là ở cấp độ các địa phƣơng.

Ngoài ra, còn triển khai các dự án thí điểm về giảm thiểu ô nhiễm, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển thành mô hình bảo vệ môi trƣờng trong

các ngành, lĩnh vực. Cung cấp thông tin và cầu nối về giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm, kết hợp các áp dụng thí điểm.

Cung cấp thông tin đến cộng đồng dân cƣ và các bên liên quan về ảnh hƣởng của ô nhiễm và những vấn đề môi trƣờng tới các mặt của đời sống xã hội. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và báo chí đề các chiến dịch truyền thông không chỉ để thay đổi nhận thức mà còn thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.

Các tổ chức phi chính phủ tham gia vận động đóng góp ý kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm vào việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trƣờng.

Để nuôi trồng, sản xuất sản phẩm tôm của mình, vấn đề môi trƣờng luôn đƣợc Minh Phú đặt lên hàng đầu, những việc làm của các tổ chức phi chính phủ về vấn đề môi trƣờng tại Việt Nam phần nào có thể đƣợc Minh Phú tận dụng để ứng dụng vào chuỗi sản xuất của mình.

2.2.2. Các yếu tố nội tại doanh nghiệp

2.2.2.1. Hỗ trợ từ nhà quản lý doanh nghiệp

Thông qua chiến lƣợc lâu dài của doanh nghiệp, chúng ta phần nào có thể thấy đƣợc mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp hƣớng đến.

“Thông qua việc sở hữu các chuỗi giá trị khép kín và có trách nhiệm; Minh Phú hƣớng đến việc xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh, mang lại những giá trị tốt đẹp cho tất cả các thành viên liên quan, đƣa Việt Nam lên bản đồ thế giới với vị thế là nhà cung ứng tôm chất lƣợng hàng đầu” Để định vị đƣợc con tôm Việt Nam trên thị trƣờng thế giới, Minh Phú xác định đi theo định hƣớng nâng cao giá trị con tôm và tổ chức sản xuất theo hƣớng bền vững. Theo đó, cần có giải pháp nuôi tập trung, liên kết các mắc xích trong chuỗi giá trị, và áp dụng công nghệ cao để kiểm soát dịch bệnh, cân bằng cung cầu về nguyên liệu, kiểm soát chi phí, và giảm giá thành, tăng tính cạnh

tranh với thị trƣờng thế giới. Kết hợp với Vụ Khoa Học và Công Nghệ của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn và các viện nghiên cứu thủy sản tập trung xây dựng quy trình công nghệ nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn, tôm sú quảng canh, tôm sú quảng canh cải tiến và tôm - lúa đạt năng suất cao, đạt chứng nhận hữu cơ và chứng nhận đảm bảo cung cấp cho các nhà máy chế biến của Minh Phú nguồn nguyên liệu chất lƣợng cao và dồi dào. Đƣa Khu Phức Hợp Công nghiệp Công nghệ cao Chuỗi giá trị tôm bền vững vào vận hành. Ứng dụng IoT và trí tuệ nhân tạo AI vào nuôi tôm, chế biến, xuất khẩu và phân phối bán hàng.

Chúng ta có thể thấy, Minh Phú rất chú trọng quan tâm đầu tƣ vào phát triển bền vững, do đó đây cũng chính là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy chiến lƣợc sản phẩm thân thiện với môi trƣờng đƣợc tiến hành thuận lợi.

2.2.2.2. Liên kết chuỗi của doanh nghiệp

Với tiêu chí xây dựng một hệ sinh thái bền vững, vì những điều tốt đẹp, suốt những năm qua, Minh Phú đã không ngừng nỗ lực củng cố nội tại, mở rộng hợp tác với các đối tác bên ngoài, nhằm xây dựng các chuỗi giá trị sản xuất tôm khép kín dựa trên 2 tiêu chí chính:

1- Vừa phải mang lại hiệu quả kinh tế cao; vừa phải đảm bảo lợi ích hài hòa nhất cho tất cả các bên tham gia hoặc có liên quan.

2- Mỗi cá nhân, đơn vị ở từng khâu sản xuất phải hiểu và có trách nhiệm cao nhất đối với công việc và sản phẩm do chính mình làm ra.

Chính vì vậy, ở Minh Phú, các sản phẩm đƣợc làm ra không chỉ đạt tiêu chuẩn chất lƣợng tốt nhất, mà còn kèm theo đó là các giá trị cộng hƣởng to lớn, tạo nên sự khác biệt mà khó có sự cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành.

Chuỗi giá trị tôm khép kín của Minh Phú: Nghiên cứu & phát triển → Trại giống→ Thức ăn → Chuỗi cung ứng → Vùng nuôi → Chế biến → Xuất khẩu & Logistic

Đặc biệt từ 2017, Công ty cổ phần xã hội tôm rừng Minh Phú đã đƣợc thành lập đây là kết quả của quá trình vận động phát triển chuỗi giá trị tôm Cà Mau do Tập đoàn thủy sản Minh Phú là đơn vị sáng lập, cùng với sự tham gia hỗ trợ của Sở Nông nghiệp & PTNT Cà Mau và các đối tác trong nỗ lực thúc đẩy ngành tôm Cà Mau phát triển bền vững.

Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú đã thành lập doanh nghiệp xã hội chuỗi tôm rừng nhằm liên kết các hộ nuôi tôm lại với nhau, cùng nuôi theo quy chuẩn kỹ thuật công ty đƣa ra, tạo ra sản phẩm tôm sinh thái đa chứng nhận, bán với giá cao hơn từ 20 - 30% so với tôm không đƣợc cấp giấy chứng nhận. Đồng thời, quy trình nuôi này cũng giúp tăng năng suất từ 150 - 200/kg/ha/năm lên 1,5 - 2 tấn/ha/năm.

Bên cạnh đó, Minh Phú đang hƣớng tới mục tiêu Chuỗi giá trị tích hợp: Tích hợp hoàn chỉnh từ Trại giống đến Kênh phân phối để nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Chuỗi cung ứng càng hoàn chỉnh thì tiềm năng để ứng dụng và thực hành chiến lƣợc sản phẩm thân thiện với môi trƣờng càng tốt.

2.2.2.3. Đầu tƣ cho xuất khẩu xanh của doanh nghiệp

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là một doanh nghiệp lớn với nguồn tài chính dồi dào và sở hữu một loạt các công ty con. Việc đầu tƣ sản xuất xanh cũng nhƣ xuất khẩu xanh đƣợc Tập đoàn rất quan tâm và chú trọng.

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thành lập Công ty TNHH Một thành viên sản xuất chế phẩm sinh học với vốn điều lệ 4,5 tỷ đồng. Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học là phƣơng thức nuôi tôm an toàn sinh học, không dùng kháng sinh, không sử dụng thuốc hóa học, con tôm có chất lƣợng nhƣ tôm sinh thái

(tôm - rừng, tôm - lúa). Bởi vì trong tự nhiên có rất nhiều loài vi khuẩn, có lợi lẫn có hại và thƣờng tồn tại cân bằng, nhƣng nếu loài có hại vƣợt trội sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng, sinh ra dịch bệnh. Bên cạnh đó, chế phẩm sinh học còn đƣợc sử dụng trong xử lý ô nhiễm môi trƣờng, đó là tăng các loài vi khuẩn có lợi để đƣa môi trƣờng trở về trạng thái cân bằng. Năm 2019, vốn điều lệ của Công ty sản xuất chế phẩm sinh học đã đƣợc tăng lên 10,8 tỷ nhằm mục đích đầu tƣ nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm sinh học phục vụ cho mục tiêu sản xuất xanh và ngày càng đáp ứng đƣợc xuất khẩu xanh.

Thêm vào đó, năm 2017, Hội đồng Quản trị của Công ty Minh Phú đã quyết định tham gia thành lập Công ty Cổ phân Xã hội Chuỗi tôm rừng Minh Phú, tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam với vốn pháp định là 18 tỷ đồng với mục đích là liên kết các hộ dân, nông lâm ngƣ trƣờng nhằm nuôi tôm bền vững, đạt các chứng chỉ chứng nhận quốc tế và bảo vệ môi trƣờng rừng.

2.2.2.4. Văn hóa xanh của doanh nghiệp

CEO Lê Văn Quang, ngƣời mang biệt danh "Vua tôm Minh Phú", cho biết, 3 nguyên tắc kinh doanh tạo nên thành công của Minh Phú là: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hài hòa lợi ích, xem khách hàng là tri kỷ.

Cụ thể, theo ông Lê Văn Quang - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn này, đối với cán bộ công nhân viên thì làm sao để họ thấy Minh Phú là ngôi nhà thứ 2, nhƣ là gia đình để cống hiến hết mình. Cán bộ đã ở Minh Phú đi rất ít, mất rất ít. Những ngƣời phải rời đi là do hoàn cảnh gia đình, bố mẹ ở quê neo đơn thì phải về quê để phụng dƣỡng. Vì vậy, mỗi cán bộ, nhân viên trong Tập đoàn là một thành viên cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ để đƣa Tập đoàn tiến về phía trƣớc.

Nguyên tắc "hài hòa lợi ích" thể hiện không chỉ ở các khâu trong toàn bộ chuỗi giá trị của Tập đoàn Minh Phú mà còn là giữa Tập đoàn với các đối tác, khách hàng của mình.

"Minh Phú đạt đƣợc kết quả tốt trong kinh doanh thì đối tác, khách hàng của Minh Phú cũng đƣợc lợi. Khi Minh Phú, các đơn vị cùng phát triển, cạnh tranh lành mạnh, chất lƣợng của ngành tôm sẽ đƣợc nâng lên đáng kể."

Với nguyên tắc xem khách hàng là tri kỷ, Minh Phú buộc phải hiểu rõ khách hàng từ nhu cầu cho tới mong muốn. Quan hệ kẻ mua - ngƣời bán dần thay thế bởi quan hệ đối tác, chiến lƣợc, cùng chia sẻ, chung lợi ích, tầm nhìn, tạo sức đột phá, vững bền.

Bên cạnh đó, sản phẩm xuất khẩu sang các thị trƣờng phát triển nhƣ Mỹ, Nhật, EU… nên Minh Phú luôn đặt mục tiêu quản lý chất lƣợng lên hàng đầu và xây dựng yêu cầu này thành văn hóa doanh nghiệp trong toàn bộ ngƣời lao động. Từ rất sớm, Tập đoàn đã đạt đƣợc chứng chỉ ACC 3 sao: Sao trại tôm giống, Sao đầm nuôi tôm và Sao nhà máy chế biến “Sản phẩm đƣợc phép bán trong các siêu thị tại thị trƣờng Hoa Kỳ”, đạt đƣợc chứng chỉ GlobalGap “Sản phẩm đƣợc phép bán trong các siêu thị tại thị trƣờng EU”…

Hơn thế nữa, bảo vệ môi trƣờng và phát triển ngành nông nghiệp bền vững là kim chỉ nam cho hoạt động của Tập đoàn Minh Phú bấy lâu nay. Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn rất lớn để phục vụ nuôi tôm sú hữu cơ sinh thái. Minh Phú chủ trƣơng đầu tƣ mạnh mẽ nuôi tôm hữu cơ sinh thái trong rừng ngập mặn, tạo thu nhập tốt, ổn định cuộc sống cho bà con để bà con có thể chăm lo trồng rừng bảo vệ rừng.

Từ phƣơng châm, từ văn hoá đó thì Minh Phú mới phát triển nhanh, phát triển nhanh nhƣng bền vững. Chính nhờ vậy mà mục tiêu thúc đẩy chiến lƣợc kinh doanh thân thiện với môi trƣờng của Tập đoàn Minh Phú lại càng có cơ sở để thực hiện tốt.

2.2.2.5. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Bảng 2.1. Nguồn nhân lực của Tập đoàn

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2019 -MPC) Nguồn nhân lực của MPC rất đông đảo với 12.421 ngƣời và 100% đều qua đào tạo, công ty hiểu rằng một cơ cấu nhân sự đƣợc bố trí linh hoạt, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả và tốn ít chi phí nhất. Chính vì vậy mà khi tuyển nhân viên làm việc ở khối phòng ban thì công ty luôn đòi hỏi phải có trình độ thấp nhất là hệ trung cấp, còn công nhân thì phải qua đào tạo. Với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tinh thần đoàn kết từ trên xuống thì sẽ tạo đƣợc thế mạnh của công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cho nên sản phẩm làm ra luôn đáp ứng đƣợc yêu cầu cũng nhƣ là sự khó tính của từng thị trƣờng tiêu thụ, năng cao uy tín công ty tạo đƣợc thế mạnh trong cạnh tranh. Các nhân viên thì lúc nào cũng năng động, hoàn thành tốt nghiệp vụ chuyên môn của mình từ đó xây dựng thƣơng hiệu ngày càng vững mạnh và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nƣớc cũng nhƣ thế giới.

Nhƣ vậy, qua phân tích các yếu tố thúc đẩy phía trên ta có thể thấy sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trƣờng chính là xu thế tất yếu của Việt Nam nói chung và Minh Phú nói riêng khi đứng trƣớc nhiều thách thức về việc tìm

kiếm thị trƣờng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm tôm sạch, thân thiện với môi trƣờng.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THEO ĐỊNH HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w