Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu 23_DINH THI PHUONG THANH (Trang 47 - 49)

7. Kết cấu luận văn

1.5.5.Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh sau kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo LCTT được phân chia thành ba hoạt động: Hoạt động kinh doanh (HĐKD), hoạt động đầu tư (HĐĐT), hoạt động tài chính (HĐTC). Quá trình lưu chuyển tiền ở một DN có thể tóm lược qua sơ đồ sau:

Tiền và các khoản

tương đương tiền đầu kỳ

- Hoạt động kinh doanh

- Hoạt động đầu tư -Hoạt động tài chính

Tiền và các khoản tương đương tiền

cuối kỳ

Sơ đồ 1.1. Quá trình lƣu chuyển tiền ở một doanh nghiệp

Nguồn: [5, tr.246]

Qua phân tích báo cáo LCTT có thể giải quyết những nội dung chính sau:

Doanh nghiệp làm thế nào để kiến được tiền, sử dụng tiền cho hiệu quả

Uy tín của doanh nghiệp có được đảm bảo thông qua quá trình vay và trả nợ đúng thời hạn đối với các đối tượng cho vay.

Quá trình thu hồi và đầu tư tiền của doanh nghiệp có hiệu quả không

Những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tạo ra tiền và khả năng thanh toán tiền của DN, từ đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu.

Như vậy, qua phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các đối tượng quan tâm sẽ biết được doanh nghiệp đã tạo ra tiền bằng cách nào, hoạt động nào là

hoạt động chủ yếu tạo ra tiền, doanh nghiệp đã sử dụng tiền vào mục đích gì và việc sử dụng đó có đúng và hiệu quả đối với DN.

Khi phân tích cần phải so sánh lưu chuyển thuần của HĐKD với các hoạt động khác để biết được tiền tạo ra từ hoạt đồng nào là nhiều nhất và ít nhất.

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD âm (Thu < chi): Thể hiện số tiền chi ra để mua nguyên vật liệu dự trữ hàng tồn kho, chi thường xuyên…lớn hơn số tiền thu về do bán hàng hóa, dịch vụ. Nếu lưu chuyển thuần từ HĐKD dương thì ngược lại. Tuy nhiên, HĐKD là hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp, trong một thời gian dài, cần thiết phải tạo ra dòng tiền dương thì doanh nghiệp có khả năng tồn tại, điều đó thể hiện tiền thu bán hàng lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ: doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT âm (thu < chi) thể hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp mở rộng. Vì đây là kết quả của số tiền chi ra để đầu tư tài sản cố định, góp vốn liên doanh…Ngược lại, lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT dương, quy mô đầu tư của doanh nghiệp đang thu hẹp, vì đây là kết quả số tiền thu do bán tài sản cố định và thu hồi vốn đầu tư tài chính nhiều hơn số tiền chi ra để mở rộng đầu tư, mua sắm tài sản cố định và tăng đầu tư tài chính.

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC âm (thu < chi): Thể hiện quy mô đầu tư ra bên ngoài của DN mở rộng (chi ra để mua cổ phiếu, chi trả nợ gốc vay…) Ngược lại lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC dương (thu > chi) thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng, vậy DN có thể bị phụ thuộc vào người cung ứng tiền ở bên ngoài.

Tiến hành so sánh (số tuyệt đối và tương đối) giữa các kỳ, các năm theo từng khoản mục, từng chỉ tiêu trên báo cáo LCTT để thấy sự biến động về khả năng tạo tiền của từng hoạt động. Đây cũng là cơ sở để đánh giá tiếp theo và dự đoán tình hình tài chính và khả năng thanh toán của DN. Khi phân tích, ta có thể tính toán chỉ tiêu mức tạo tiền từ các hoạt động để thấy được mức độ tạo tiền của các hoạt động này so với tổng tiền tạo ra trong kỳ.

=

từ các hoạt động Tổng lưu chuyển thuần trong kỳ [5, tr.239]

Chỉ tiêu này của hoạt động nào càng cao chứng tỏ khả năng tạo tiền từ hoạt động đó càng nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh cao luôn được đánh giá là tốt.

Một phần của tài liệu 23_DINH THI PHUONG THANH (Trang 47 - 49)