Nhƣ tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội khác, hoạt động Marketing xã hội ở Việt Nam đƣợc phát động bởi các Nghi quyết của Đảng, Chính phủ và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật, mức độ ảnh hƣởng bởi chính sách của Nhà nƣớc, bao gồm các chính sách là Luật, Nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn nhằm thể chế hoá chính sách trong chƣơng trình hành động Quốc gia về Thông tin, Giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống, ngăn chặn và điều trị. Chính sách của Nhà nƣớc cũng là ch nh sách của các Chính quyền địa phƣơng nhằm cụ thể hoá chính sách Nhà nƣớc trong điều kiện của địa phƣơng cụ thể.
Tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong thời kỳ mới” đã nêu rõ:
“Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ƣu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc. Đầu tƣ cho lĩnh vực này là đầu tƣ phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ....”
Liên quan đến ch nh sách đối với hoạt động Marketing xã hội, trong chƣơng trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 46/ NQ- TW ngày 23/3/2005 của Bộ Chính trị về việc phê duyệt “ Chiến lƣợc Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”
Vai trò nguồn tài chính trong hoạt động Marketing xã hội các sản phẩm phòng chống lây nhiễm và điều trị vi rút HIV/AIDS tại Việt Nam rất quan trọng, thƣờng đƣợc hình thành từ hai nguồn chủ yếu:
Nguồn tài trợ chính từ các Tổ chức nƣớc ngoài (chiếm 90%) do các nhà tài trợ nhƣ: Quỹ Toàn cầu trong phòng chống AIDS, Lao, Sốt rét của Liên Hiệp quốc, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ); Chƣơng trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS .. tài trợ và một phần nhỏ từ Ngân sách Nhà nƣớc.
Chƣơng trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) ra đời năm 1996, đóng vai trò dẫn dắt Thế giới ứng phó với đại dịch HIV/AIDS. UNAIDSđã dẫn dắt và truyền cảm hứng cho toàn thế giới trong nỗ lực thực hiện tầm nhìn chung về: Không còn ngƣời nhiễm mới HIV, Không còn phân biệt đối xử và Không còn ngƣời tử vong do AIDS. UNAIDS đứng ra tập hợp nỗ lực của 11 tổ chức Liên Hợp Quốc, gồm UNHCR, UNICEF, WFP, UNDP, UNFPA, UNODC, UN Women, ILO, UNESCO, WHO và Ngân hàng thế giới WB, và phối hợp chặt chẽ với các đối tác toàn cầu cũng nhƣ ở cấp quốc gia nhằm tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, để AIDS không còn là một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng.
Nguồn tài ch nh còn lại là nguồn vốn đối ứng rất nhỏ không đáng kể của các nhà tài trợ trong nƣớc và ngân sách kinh tế trung ƣơng và ngân sách kinh tế địa phƣơng
Từ việc phân tích vai trò thành phần tài chính trong Marketing xã hội, một vấn đề đƣợc đặt ra là làm thế nào giải quyết đƣợc tình trạng Marketing xã hội luôn phải phụ thuộc vào các nguồn tài trợ. Nói một cách khác đi, t nh bền vững của hoạt động Marketing xã hội luôn là một vấn đề trăn trở và rất khó làm do dòng tiền của nguồn tài chính. Nếu đó là dòng tiền dƣơng thì không phải là Marketing xã hội, ngƣợc lại dòng tiền âm tính bền vững của Marketing xã hội sẽ trở nên mong manh vấn đề còn lại là tìm ra giải pháp sao cho dòng tiền không dƣơng và cũng không âm, nó phải ở vị trí cân bằng.
Thực tế khi hoạt động Marketing xã hội ở Việt Nam cho thấy việc xác lập các mục tiêu hoạt động là một công việc rất quan trọng và cần thiết. Mục tiêu của hoạt động Marketing xã hội ờ Việt Nam là làm cho các sản phẩm và các kỹ thuật y tế đơn giản có mặt ở mọi nơi để giúp mọi ngƣời thực hành các hành vi cần thiết để tự bảo vệ mình tránh lây nhiễm, hay rơi vào các tình huống không mong muốn. Mục tiêu của Marketing xã hội ở Việt Nam đồng thời nhằm mở rộng và bổ sung vào hai kênh cung cấp sản phẩm y tế truyền thống, đó là, các cơ sở y tế của Nhà nƣớc, nơi cung cấp miễn phí hoặc với giá rất rẻ các sản phẩm và dịch vụ y tế, và mạng lƣới thƣơng mại tƣ nhân - khu vực cung cấp rộng hơn nhƣng lại bán sản phẩm theo giá thƣơng mại. Marketing xã hội ở Việt Nam cho thấy giữa các sản phẩm đƣợc phân phối miễn phí qua hệ thống của Chính phủ và các sản phẩm đƣợc bán với giá đắt qua mạng lƣới thị trƣờng vẫn còn tồn tại khoảng trống. Ví dụ, với các sản phẩm đƣợc phát không hoặc cung cấp với giá rẻ ở các cơ sở y tế Nhà nƣớc, các trạm bảo vệ sức khoẻ hay bệnh viện thì có thể lại không đƣợc phân phối rộng khắp theo địa lý và do đó sản phẩm không đến đƣợc tay đa số ngƣời dân. Ngƣợc lại, các mạng lƣới thƣơng mại tƣ nhân nhƣ hiệu thuốc hay phòng mạch tƣ nói chung đƣợc phân bố với diện rộng hơn trong cộng đồng, nhƣng vấn đề giá cả lại làm tầng lớp dân nghèo không thể với tới. Hoạt động Marketing xã hội tìm đến phục vụ ở giữa hai hệ thông phân phối nói trên. Thực hiện chính sách trợ giá sản phẩm, đồng thời áp dụng các kỹ thuật Marketing thƣơng mại, những nguyên tắc quản trị kinh doanh, và hoạt động trên diện rộng, hoạt động Marketing xã hội đã tạo ra sự sẵn cỏ các sản phẩm phòng chống HIV/AIDS trên thị trƣờng Việt Nam ở mức giá chấp nhận đƣợc đáp ứng quyền lợi và khuyến khích khối doanh nghiệp tƣ nhân đàm phán chuyển giao
công nghệ cũng nhƣ huy động các chuyên gia để tiếp nhận và sử dụng công nghệ sản xuất thuốc ARV cũng nhƣ các sản phẩm phòng chống lây nhiễm và điều trị HIV/AIDS.