Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu 1_ Luan an hoàn chỉnh 2022 (Trang 84)

Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm càng lớn, bởi vì khi đó chi phí của doanh nghiệp đạt ở mức tối ưu. Đây là một trong các chiến lược phổ biến của doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và được Michael E. Poter (1985) gọi là chiến lược cạnh tranh nhờ vào chi phí tối ưu (cost leadership).

Theo Bảng 3.8, doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đạt doanh thu cao nhất vào năm 2017, với gần 66 nghìn tỷ đồng sau đó giảm vào năm 2018, năm 2019 tăng nhẹ. Xét cả giai đoạn (2010 – 2019), doanh thu của các doanh nghiệp dược phẩm đã tăng tăng gần 125%, tương đương với tăng trưởng 14%/năm.

Bảng 3.8: Một số chí tiêu tài chính của doanh nghiệp sản thuốc, hóa dược và dược liệu

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2010 2015 2016 2017 2018 2019 Doanh thu 28.515 55.651 62.841 65.905 63.394 64.046 thuần Vốn Sản xuất 24.567 54.918 62.789 70.784 78.8130 86.012 kinh doanh Giá trị tài sản cố định và đầu11.355 26.293 28.406 31.902 36.093 40.009 tư dài hạn Lợi nhuận 2.888 4.418 4.768 6.425 4.654 4.096 trước thuế

Nguồn:Tổng cục thống kê (2021), tính toán của tác giả

Tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp dược phẩm đạt đỉnh với 6.425 tỷ đồng vào năm 2017 sau đó giảm xuống còn 4.096 vào năm 2019. Tính cả giai đoạn (2010 – 2019) tổng lợi nhuận tăng trung bình năm là 4,6 %/năm

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): phản ánh mối quan hệ giữa lợi

nhuận và tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy một công ty sử dụng tài sản của mình hiệu quản đến mức nào, bằng cách thể hiện mức độ lợi nhuận của công ty so với tài sản của chính nó. ROA cho biết cứ một trăm đồng tài sản doanh nghiệp hiện có thì bao nhiêu đồng lợi nhuận được mang lại. Chỉ số này cho biết thông tin về khoản lãi được tạo ra từ số tài sản trong doanh nghiệp. Chỉ số ROA càng cao cho thấy doanh nghiệp càng kiếm được nhiều lợi nhuận từ số tài sản hiện có. Tuy nhiên, chỉ số ROA đối với các doanh nghiệp hoạt động không cùng ngành là rất khác nhau.

Hình 3.7. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp trong một số ngành kinh tế

Nguồn:Tổng cục thống kê (2021), tính toán của tác giả

Theo Hình 3.7, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của các doanh nghiệp dược phẩm (sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu) có xu hướng giảm. Năm 2010 đạt 11,8% sau đó giảm đến năm 2019 còn 4,8% (ngoại trừ năm 2017 tăng đạt 9,1%), nhưng đây cũng là xu hướng giảm chung của một số ngành. Trong 6 ngành được phân tích tại Hình 3.7 ta thấy các doanh nghiệp sản xuất đồ uống có tỷ suất lợi nhuận trên tổng tải sản đạt cao nhất năm 2016 đạt đến trên 21%, còn trung bình cả giai đoạn là 16,7%. Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liện quan là ngày có tỷ suất thấp nhất trung bình đạt khoảng 3%. Các doanh nghiệp dược phẩm có tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đứng thứ 3 với trung bình là 7,9% và nhỉnh hơn các doanh nghiệp sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất (7,4%).

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và

doanh thu của doanh nghiệp dược phẩm. Chỉ số này cho thấy một công ty quản lý chi phí của mình hiệu quản đến mức nào, bằng cách thể hiện mức độ lợi nhuận của công ty so với doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết cứ một trăm

đồng doanh thu của doanh nghiệp hiện có thì bao nhiêu đồng lợi nhuận được mang lại. Chỉ số này cho biết thông tin về khoản lãi được tạo ra từ doanh thu. Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao cho thấy doanh nghiệp càng kiếm được nhiều lợi nhuận từ doanh thu hiện có. Tuy nhiên, chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đối với các doanh nghiệp hoạt động không cùng ngành là rất khác nhau.

Theo Hình 3.8 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu có xu hướng giảm. Năm 2010 chỉ số này là 9,9% đến năm 2019 xuống còn 6,4%, tính trung bình giai đoạn (2010 – 2019), đạt khoảng 8,1%. So sánh với các ngành trong Hình 3.8 thì tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp dược phẩm đứng ở vị trí thứ 3 sau các doanh nghiệp đồ uống (tỷ suất trung bình là 15,3%), các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá (tỷ suất trung bình là 8,9%), cao hơn các doanh nghiệp sản xuất da, sản xuất hóa chất, sản xuất cao su (với tỷ suất lần lượt là 2,1%, 4,1%, 6,5%).

Hình 3.8: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp trong một số ngành kinh tế

Nguồn:Tổng cục thống kê (2021), tính toán của tác giả Theo báo cáo của Bộ

Công Thương (2017) với khảo sát một số doanh nghiệp dược phẩm sản xuất thuốc tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ cho thấy Việt Nam đang là nơi sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn EU-GMP với chi phí rẻ hơn 30% so với các doanh nghiệp dược phẩm Ấn Độ, 40% so với Nhật Bản và

20% so với Trung Quốc. Nguyên nhân có được các chi phí rẻ so với các nước trong khu vực, là do các yếu tố sau:

Chi phí nhân công chất lượng cao rẻ: mức thu nhập của dược sĩ đại học

tại Ấn Độ đang cao gấp 3 lần so với Việt Nam, mức lương hàng tháng bình quân ngành dược của nước này cũng cao gần gấp 2 lần Việt Nam (497 USD so với

255 USD) dù thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 25% so với Việt Nam (số liệu thống kê năm 2019).

Chi phí xây dựng cơ bản thấp: Thống kê của Arcadis, vào năm 2014 –

2019, chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngành dược tại Việt Nam đang ở mức thấp nhất trên thế giới, chỉ cao hơn Ấn Độ.

Chi phí vận hành thấp: bao gồm chi phí điện, nước, các khoản ưu đãi thuế

TNDN cho các doanh nghiệp dược phẩm khi đầu tư vào các khu công nghiệp. Ví dụ đầu tư tại khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, doanh nghiệp dược phẩm có thể hưởng ưu đãi thuế TNDN trong 15 năm, cụ thể: 5 năm đầu thuế suất 0%; 8 năm tiếp theo thuế suất 5%; 3 năm cuối thuế suất 10%.

Chi phí sản xuất thấp: Nghiên cứu của Arangkada Philippines vào năm

2019 với nhóm các nước có công nghiệp sản xuất phát triển cho thấy chi phí sản xuất nói chung của Việt Nam trong các nước Châu Á chỉ cao hơn Philippines. Khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có thể được cải thiện tốt hơn nếu chủ động được nguồn nguyên phụ liệu dược tự sản xuất trong nước thay vì phụ thuộc vào nguyên liệu dược nhập khẩu với giá cao.

Qua đây cho thấy, các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có khả duy trì

và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh khá tốt, lợi thế cạnh tranh là chi phí thấp, giá rẻ (cost leadership). Doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có thể sử dụng chiến lược giá rẻ khi xâm nhập thị trường mới với các sản phẩm cùng loại tương đương (về chất lượng và thương hiệu), bên cạnh đó cũng với chiến lược giá rẻ để bảo vệ thị trường đang chiếm lĩnh trước sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới. Khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có thể được cải thiện tốt hơn nếu chủ động

được nguồn nguyên phụ liệu dược tự sản xuất trong nước với giá rẻ. Bởi vì, nguồn nguyên phụ liệu dược hiện này nhập khẩu ngày càng nhiều với giá khá cao. Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (2020), nguồn nguyên phụ liệu dược trong nước chỉ đáp ứng được 25% cho các công ty dược, số còn lại 75% là phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Nếu như năm 2010, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược khoảng 186,5 triệu USD, đến năm 2019 đã là 389,7 triệu USD (Hình 3.9).

Hình 3.9. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược của Việt Nam

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, 2019

3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦADOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

3.3.1. Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp

3.3.1.1. Tổ chức quản trị doanh nghiệp

Tổ chức quản trị doanh nghiệp được xác định là yếu tố cốt lõi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong dài hạn. Bên cạnh việc xây dựng một cơ cấu quản trị vững mạnh trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, kết hợp với việc vận dụng các thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dược phẩm đã ban hành hệ thống quản lý nội bộ nhằm tạo ra một cơ chế quản trị thống nhất và xuyên suốt để kiểm soát, giám

sát hoạt động của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, góp phần đảm bảo lợi ích của cổ đông và sự hài hòa với lợi ích của các bên liên quan bao gồm khách hàng và người lao động.

Về mô hình tổ chức: mô hình quản trị của các doanh nghiệp dược phẩm

Việt Nam trong nghiên cứu này phần lớn được xây dựng theo mô hình hoạt động công ty cổ phần và công ty TNHH theo luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành; nổi bật nhất là 15 doanh nghiệp đại diện cho mẫu nghiên cứu được tác giả đánh giá là mô hình quản trị khá bài bản và chuyên nghiệp với những tiêu chuẩn quản trị theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; đảm bảo đầy đủ các chủ thể quản trị của công ty, bao gồm Hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc, Phòng/Ban chức năng được chuyên môn hóa cao với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng.

Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đã và đang hoàn thiện liên tục mô hình và phương thức quản trị nhằm phù hợp và thích nghi với các mô hình kinh doanh và phương thức kinh doanh mới phát sinh trên thực tiễn, ngoài ra mô hình và phương thức quản trị cũng phải đáp ứng với sự điều chỉnh các quy định của pháp luật để kiểm soát, giám sát hoạt động một cách chuyên nghiệp và minh bạch; ví dụ năm 2018, một số doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đã sửa đổi Điều lệ và ban hành Quy chế nội bộ về quản trị công ty theo Nghị định 71/2017/NĐ- CP và Thông tư 95/2017/ TT-BTC áp dụng cho quản trị công ty đại chúng; và đầu năm 2019, các doanh nghiệp như Traphaco, Dược Hậu Giang cũng đã tiên phong trong việc nâng cao các điều kiện cần thiết; về nhân sự, nguồn lực… đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Nghị định 05/2019/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm toán nội bộ. Các thông tin liên quan tới tình hình quản trị, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các thông tin bất thường đã được các doanh nghiệp cơ bản đảm bảo công bố theo đúng thời hạn quy định của pháp luật và đảm bảo tính minh bạch.

Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp: Nâng cao chất lượng công tác

quản trị doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp dược nhằm xây dựng một hệ thống quản trị vững mạnh trên cơ

sở vận dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, kết hợp sức mạnh của các nguồn lực trong toàn hệ thống để kiểm soát và giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách có trách nhiệm, minh bạch và hiệu quả. Một số công ty như Traphaco, Dược Hậu Giang vận dụng mô hình quản trị theo các quy định Quản trị công ty của OECD và áp dụng thẻ điểm quản trị ASEAN. Qua đó nâng cao năng lực quản trị và hỗ trợ các thành viên HĐQT, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát trong vai trò của các bên có trách nhiệm và quyền lợi liên quan; công bố thông tin minh bạch, giúp công ty có thể phát triển bền vững trong dài hạn.

Nhìn chung, năng lực quản trị doanh nghiệp của phần lớn các doanh nghiệp

dược phẩm Việt Nam hiện nay đã khá tốt, đã áp dụng nhiều chuẩn quốc tế vào quản trị doanh nghiệp để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phần lớn cán bộ quản lý, chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp khi được hỏi "Yếu tố tổ chức quản trị doanh nghiệp có ảnh hưởng thế nào đến năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam?". Kết quả cho thấy, phần lớn ý kiến (63,3%)

cho rằng yếu tố tổ chức quản trị doanh nghiệp đang ảnh hướng tốt và rất tốt đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tỷ lệ cho rằng đang có ảnh hưởng chưa tốt đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không nhiều (Hình 3.10).

Hình 3.10: Ý kiến của đối tượng điều tra về mức độ ảnh hưởng của yếu tố quản trị doanh nghiệp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu NCS điều tra năm 2019

3.3.1.2. Nguồn lực tài chính

Quy mô vốn: Ngành dược phẩm là ngành đòi hỏi các doanh nghiệp phải

có quy mô vốn lớn để có thể phát triển sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lợi thế kinh doanh bền vững. Theo Hình 3.11 quy mô vốn trung bình năm 2019 của các doanh nghiệp sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu là khoảng 144 tỷ/doanh nghiệp. Trong đó, cơ cấu như sau: doanh nghiệp vốn trên 500 tỷ chiếm 8% doanh nghiệp, từ 200 – 500 tỷ chiếm 7% doanh nghiệp, còn lại 85% doanh nghiệp có số vốn nhỏ hơn 200 tỷ. Một số doanh nghiệp có quy mô vốn lớn như Công ty Dược Hậu Giang, 4.206 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long, 1.730 tỷ đồng; Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, 1.774 tỷ đồng.

Hình 3.11: Doanh nghiệp sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu theo quy mô vốn thời điểm 31/12/2019

Nguồn: Tổng cục thống kê (2020), tính toán của tác giả Tăng trưởng quy mô vốn: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung bình của các doanh nghiệp dược phẩm

là 28%/năm, năm 2010 tổng quy mô vốn sản xuất của các doanh nghiệp dược phẩm đạt 24.567 tỷ đến năm 2019 đạt 86.012 tỷ. Quy mô vốn trung bình của các doanh nghiệp dược phẩm năm 2010 là 85 tỷ đến năm 2019

là 144 tỷ, với tốc độ tăng trung bình là 7,7%/năm (Hình 3.12). Trong nhóm các doanh nghiệp dược phẩm trên sàn chứng khoán, những doanh nghiệp có quy mô nguồn vốn nhỏ có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng; nhưng nhóm những doanh nghiệp lớn như: Công ty Dược Hậu Giang, Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long, Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm tốc độ tăng trưởng ở mức thấp nhất trong nhóm, trong khoảng từ 10 đến 15%/ năm.

Hình 3.12. Vốn sản xuất kinh doanh và giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp dược phẩm

Nguồn:Tổng cục thống kê (2021), tính toán của tác giả

Qua đó cho thấy, nhìn dưới góc độ nguồn lực tài chính thì các doanh nghiệp

dược phẩm Việt Nam đang khá yếu (nhất là quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn), điều này có phần ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp khó triển khai được các hoạt động để cải thiện năng lực cạnh tranh. Theo kết quả điều tra, có tới 43,3% số cán bộ, chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng nguồn lực tài chính đang là yếu tố có ảnh hưởng chưa tốt và rất chưa tốt đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam (Hình 3.13).

Hình 3.13: Ý kiến của đối tượng điều tra về mức độ ảnh hưởng của yếu tố nguồn lực tài chính đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2019 3.3.1.3. Năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ

Phần lớn các doanh nghiệp dược phẩm ở Việt Nam có nguồn vốn còn hạn chế nên việc đầu tư vào máy móc, thiết bị sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, pháp luật và chính sách của Việt Nam gây ra nhiều hạn chế cho

Một phần của tài liệu 1_ Luan an hoàn chỉnh 2022 (Trang 84)