Kết quả nghiên cứu cắt ngang (giai đoạn I) cho thấy: có lần lƣợt 10,1%; 16,1% SV có kiến thức và thái độ tốt về các BPTT. Có 31,6% SV đã QHTD có thực hành tốt về các BPTT. SV thiếu kiến thức về cách sử dụng và cách khắc phục các sự cố khi sử dụng các BPTT; chƣa đƣợc ai hƣớng dẫn về các BPTT. Vẫn còn một số các bạn SV lựa chọn các BPTT hiệu quả thấp nhƣ tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo; hoặc sử dụng các BPTT không đúng hƣớng dẫn, chỉ định; đối với các SV đã sử dụng các BPTT: đa số chƣa thấy hài lòng khi sử dụng; họ chƣa sử dụng đúng cách và chƣa khắc phục đúng sự cố khi sử dụng các BPTT.
Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra vấn đề ƣu tiên: thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về các BPTT của SV 6 trƣờng Đại học/Cao đẳng thành phố Hà Nội còn chƣa tốt. Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định đƣợc một số yếu tố liên quan là: tuổi, giới, hoàn cảnh sống, tình yêu, trƣờng có câu lạc bộ SKSS và nguồn thông tin về các BPTT.
Khi phỏng vấn 2700 SV, chúng tôi thu đƣợc các thông tin sau: có 85% SV có mong muốn đƣợc tìm hiểu các thông tin về các BPTT; nội dung SV muốn tìm hiểu nhất là các BPTT hiện đại (53,8%); kênh thông tin SV mong
muốn đƣợc tiếp cận để tìm hiểu là tƣ vấn trực tiếp (41,2%); 78,9% SV dự kiến sẽ tham gia trang web về SKSS của nhóm nghiên cứu (Phụ lục 9).
Chúng tôi xây dựng các mục tiêu để huy động trƣờng can thiệp hỗ trợ giải quyết vấn đề ƣu tiên, bao gồm: tăng cơ hội cho sinh viên tại trƣờng nghiên cứu đƣợc tiếp cận với các thông tin về các BPTT nói riêng và chăm sóc SKSS nói chung; nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về các BPTT cho sinh viên tại trƣờng can thiệp.