Trên thế giới đã có nhiều các can thiệp cồng đồng nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của VTN&TN về các vấn đề SKSS nói chung và các BPTT nói riêng. Một số các chƣơng trình can thiệp đó là:
1.4.1.1. Một số can thiệp cộng đồng tại châu Phi
* Chương trình “Save the Children” tại Ethiopia: Sáng kiến INSYGHT
Chƣơng trình đã tổ chức các hội thảo chăm sóc SKSS VTN&TN cho cho 565 VTN&TN; phân phối tài liệu về chăm sóc SKSS VTN&TN; đào tạo cho những VTN&TN trở thành những đồng đẳng viên chủ chốt; tổ chức sự kiện cho 10.000 ngƣời (cha mẹ, VTN&TN, lãnh đạo tôn giáo, các tổ chức cộng đồng, các chuyên gia). Sáng kiến INSYGHT cũng tạo ra một sản phẩm lấy tên là YAK: 01 cuốn sách về các hoạt động; 1 tập thơ; 1 cuốn sách mỏng dành cho cá nhân đƣợc gọi là Hộ chiếu thanh niên (youth passport). Bộ công cụ YAK đã rất thành công (sau đó đƣợc mở rộng ra nhiều trƣờng khác) [85].
*Chương trình “Youth to Youth for a healthy lifestyle” tại Malawi
Tổ chức các chƣơng trình tƣ vấn KHHGĐ tại cộng đồng qua các cộng tác viên- là những VTN&TN đƣợc đào tạo để tƣ vấn về các BPTT, tập trung vào việc cung cấp các thông tin về SKSS, thuốc tránh thai, BCS và hƣớng dẫn cho các khách hàng đến với các trung tâm sức khỏe để nhận các biện pháp và dịch vụ khác; tạo ra các dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện với VTN&TN.
Dự án đã sử dụng thẻ “condom card”- là tấm thẻ nhỏ bỏ túi để VTN mang đi bất cứ đâu, một mặt đƣa ra các thông điệp nhắc nhở rằng sử dụng 100% BCS sẽ bảo vệ bạn khỏi HIV, mặt còn lại đƣa ra thông điệp “không quan hệ là cách tốt nhất bảo vệ bản thân”. Sau 1 năm đánh giá cho thấy VTN có xu hƣớng tăng sử dụng BCS và thẻ bao cao su rất phổ biến với VTN [86].
Hình 1.7. Thẻ bao cao su (Comdom card) (Dự án “Youth to youth for a healthy lifestyle”)
*Chương trình Save the Children tại Mozambique:
Triển khai chƣơng trình phòng chống HIV dành cho VTN từ 2004 tại Gaza bằng cách tập huấn cho VTN về kỹ năng sống để phòng chống HIV thông qua nhiều phƣơng pháp dành cho nhóm khó tiếp cận.
Chƣơng trình đã không đạt đƣợc mục tiêu là đào tạo những đồng đẳng viên ở nhiều nhóm tuổi khác nhau vì thiếu những học viên ở nhóm tuổi trẻ hơn (những ngƣời có ít kinh nghiệm sống hơn những học viên lớn) [87].
*Can thiệp cộng đồng tại Camaroon, Rwanda và Madagascar:
+ Tại Camaroon: đây là chƣơng trình “100% Jeune” phát triển chiến dịch truyền thông đa phƣơng tiện và mạng lƣới bán bao cao su thân thiện nhằm vào nhóm thanh niên đã có quan hệ tình dục [88].
+ Tại Rwanda: trung tâm Dushishoze (trung tâm thanh niên đa mục đích) đã cung cấp dịch vụ tƣ vấn, xét nghiệm HIV và các bệnh STDs, tránh thai khẩn cấp, thử thai và dịch vụ tƣ vấn SKSS... [89].
+ Tại Madagascar: mạng lƣới TOP Reseau cung cấp dịch vụ xét nghiệm và điều trị các bệnh STDs và một số dịch vụ SKSS khác [90].
+ Sau chƣơng trình, các nhà nghiên cứu đã rút ra các bài học: sử dụng giáo dục viên đồng đẳng nhƣ ngƣời bạn thân thiện của VTN&TN; tìm hiểu quan niệm và nhu cầu của đối tƣợng đích trƣớc khi thiết kế thông điệp và các hoạt động; để giúp VTN & TN thay đổi hành vi thì cần để họ tiếp xúc lặp lại với nhiều kênh truyền thông khác nhau... [88], [89], [90].
*Can thiệp tại Botswana:
Chƣơng trình đã thực hiện các buổi giáo dục đồng đẳng trong trƣờng học và ở nơi công cộng; tổ chức các buổi biểu diễn: kịch địa phƣơng, nhảy, âm nhạc với các thông điệp “luôn vui vẻ, luôn mạnh khỏe và có những lời khuyên tốt”. Điểm yếu của các hoạt động là nhấn mạnh đến giải pháp hơn là vấn đề; không mang thông điệp cũng nhƣ các thông tin liên quan đến chƣơng trình can thiệp vì không muốn khu vực đối chứng bị ảnh hƣởng [91].
*Can thiệp tại Zimbabwe:
Đây là một chƣơng trình đa phƣơng tiện nhằm thúc đẩy trách nhiệm tình dục trong giới trẻ ở Zimbabwe, đồng thời tăng cƣờng khả năng tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe sinh sản của họ. Tiếp cận đa phƣơng tiện làm tăng phạm vi và tác động của các chƣơng trình hƣớng đến những ngƣời trẻ tuổi. Xây dựng cộng đồng hỗ trợ cho sự thay đổi hành vi cũng là cần thiết, để đảm bảo những ngƣời trẻ tuổi tìm sự hỗ trợ cho hành động của mình và có quyền truy cập vào các chƣơng trình [92].
1.4.1.2. Một số can thiệp cộng đồng tại châu Á
*Can thiệp của RHIYA (Sáng kiến sức khỏe sinh sản cho thanh niên) tại châu Á
Chƣơng trình tổ chức các hoạt động để tạo môi trƣờng thuận lợi cho thông tin và các dịch vụ SKSS hƣớng đến thanh niên, với các sản phẩm: sách hƣớng dẫn nâng cao kỹ năng vận động; sách “Thông tin cho VTN&TN về các quyền liên quan đến tình dục và SKSS... Bài học từ chƣơng trình là các Góc thân thiện của thanh niên nên tập trung vào các hoạt động cộng đồng nhằm tăng lƣợng VTN&TN đến để nhận thông tin, tƣ vấn và các dịch vụ khác [93].
* Chương trình 100% bao cao su:
Chƣơng trình thành lập vào năm 1989, triển khai ở Thái Lan, Campuchia, Philippines, Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Mông Cổ và Lào. Nguyên tắc chính là thúc đẩy thực hành "Không bao cao su - không có quan hệ tình dục" trong tất cả các loại hình mại dâm thông qua hợp tác giữa chính quyền địa phƣơng, chủ doanh nghiệp mại dâm và gái mại dâm. Tại Thái Lan, chƣơng trình đã tăng việc sử dụng bao cao su trong mại dâm từ 14% vào đầu năm 1989 lên trên 90% kể từ năm 1992 [94].
*Một số chương trình can thiệp khác tại châu Á:
+ Chương trình KAISHAR tại Bangladesh: tăng cƣờng tiếp cận của VTN với dịch vụ và thông tin SKSS thông qua việc kết hợp với dịch vụ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và cộng đồng; sử dụng chiến lƣợc giáo dục đồng đẳng để nâng cao nhận thức của VTN về SKSS [95].
+ Chương trình TeenBayan tại Philippines: chƣơng trình can thiệp trên những VTN 13-18 tuổi, trọng tâm là hỗ trợ cho những ngƣời cung cấp dịch vụ y tế nhằm đạt đƣợc những tiêu chuẩn chất lƣợng của một cơ sở y tế thân thiện với VTN nhằm thu hút và có nhiều khách hàng là VTN [96].
+ Can thiệp cộng đồng tại Uzbekistan phối hợp với các trƣờng học và phòng khám: can thiệp đã tổ chức các hoạt động để nâng cao nhận thức về nhu cầu thông tin và các dịch vụ thân thiện; tăng cƣờng kiến thức và kỹ năng cho những ngƣời cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục... [97].
1.4.1.3. Một số can thiệp cộng đồng tại châu Mỹ
*Can thiệp cộng đồng tại Paraguay:
Kết hợp truyền thông với các trƣờng học: chƣơng trình đã tăng cƣờng kiến thức về các vấn đề SKSS cho VTN; thúc đẩy tình dục an toàn; tăng cƣờng các thông tin về SKSS VTN trên các phƣơng tiện truyền thông...
Bài học từ chƣơng trình là bổ sung thêm các thông tin khác ngoài vấn đề tình dục vào các tài liệu truyền thông và các hoạt động can thiệp; sử dụng ngôn ngữ phù hợp với thanh niên sẽ giảm bớt rào cản về truyền thông [98]. *Chương trình giáo dục đồng đẳng trong trường học tại Colombia:
Chƣơng trình giáo dục về phòng chống HIV. Chƣơng trình đã có tác động tích cực trên kiến thức và thái độ của VTN về HIV/AIDS [99].