2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu tực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong gía thành sản phẩm, do vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo tính chính xác của gía thành sản phẩm. Công ty sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đất sét và than cám là 2 nguyên vật liệu chính sử dụng nhiều nhất trong quá trình sản xuất. Hai loại nguyên vật liệu này
được xuất dùng liên tục trong tháng nhưng đến cuối tháng mới viết phiếu xuất kho.
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng: TK621 “Chi phí NVL trực tiếp”
Bảng : Kết cấu tài khoản 621
Nợ TK 621 Có
- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dung trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
c. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Dựa trên kết quả kiểm kê lượng đất và than tồn kho cuối tháng và lượng nhập trong tháng nhân viên thống kê của nhà máy xác định số lượng than và đất xuất dùng trong tháng. Cụ thể:
*Than cám: Được dùng phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Than được nghiền mịn, trộn với đất theo tỉ lệ qui định và đưa lên dây chuyền chế biến tạo thành gạch mộc. Than được mua hàng tháng sau khi nghiệm thu bởi kế toán vật tư, bộ phận KCS và thủ kho lập thành biên bản chuyển phòng kế toán để kế toán vật tư viết phiếu nhập kho.
Căn cứ vào giấy đề nghị lĩnh vật tư kế toán ghi phiếu xuất kho, sau đó căn cứ vào số lượng từng loại sản phẩm nhập kho, định mức tiêu hao than cho từng loại sản phẩm, đơn giá than xuất dùng kế toán phân bổ chi phí than cho từng loại sản phẩm. Đơn giá than xuất dùng tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ.
Trị giá than tồn đầu kỳ + Trị giá than nhập trong kỳ Đơn giá than xuất dùng = (2.2) Tổng số lượng than + Tổng số lượng than tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
TRÍCH BẢNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO ĐẤT, THAN THÁNG 8/2015 (Dựa trên kế hoạch năm)
Loại gạch Định mức đất (m3/1.000 viên SP QTC) Định mức than (Kg/1.000 viên SP QTC) Gạch 2 lỗ R60 0,9 120 Gạch 6 lỗ R150 2,16 290 Gạch nem tách 300x300 2,1 368 …………
Hàng tháng căn cứ vào lượng thành phẩm thực tế nhập kho (QTC), định mức tiêu hao than cho 1.000 viên QTC, đơn giá than xuất dùng kế toán tính phân bổ chi phí than cho từng loại gạch trong tháng
Hệ số phân bổ = Số lượng than thực tế xuất dùng trong tháng
Chi phí than Số lượng than dùng theo định mức cho thành phẩm nhập kho (2.3)
Từ bảng kê trên số lượng thành phẩm nhập kho (QTC) của nhà máy là: Gạch R60: 4.030.000 viên
Gạch nem 300x300: 1.240.000 viên
Lượng than thực tế xuất dùng trong tháng = lượng tồn Đ.kỳ + nhâp trong kỳ - Tồn C.kỳ 1.025 tấn + 1.020 tấn – 925 tấn = 1.120 tấn
Trong đó: 1.025 tấn giá: 433.500đ/tấn; 1.020 tấn giá 416.458đ/tấn Đơn giá xuất tính theo bình quân cả kỳ:
(1.025 x 433.500 + 1.020x 416.458)/ (1.025 + 1.020) = 425.000đ/tấn.
Số lượng than xuất dùng trong tháng theo định mức kế hoạch cho 1.000 viên QTC: Gạch R60: 4.030 nghìn viên x 120 kg = 483.600kg Gạch R150: 930 nghìn viên x 290kg = 269.700kg Gạch chẻ 300x300: 1.240 nghìn viên x 368kg = 456.320kg Cộng 1.209.620kg quy thành: 1.209,6 tấn 1.120 tấn
Hệ số phân bổ chi phí than = = 0,926 1.209,6 tấn
Vậy chi phí than phân bố cho từng loại gạch trong tháng là:
Gạch R60: 483,6 tấn x 0,926 x 425.000đ/tấn = 190.320.780 Gạch R150: 269,7 tấn x 0,926 x 425.000đ/tấn = 105.140.435 Gạch chẻ 300x300 456,32 tấn x 0,926 x 425.000đ/tấn = 179.584.736 Cộng 476.045.951
Lượng than xuất dùng thực tế ở nhà máy nhỏ hơn định mức, nhà máy đã sử dụng tiết kiệm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp góp phần hạ giá thành.
*Đất sét: Công ty thường tiến hành mua đất sét vào mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm). Khối lượng mua căn cứ trên kế hoạch dự kiến sản xuất và lượng đất tồn kho để làm hợp đồng mua đất. Đất sét vận chuyển về công ty kế toán vật tư, thủ kho, cán bộ phòng vật tư sau khi nghiệm thu làm thủ tục nhập kho, lập biên bản nghiệm thu và gửi
lên phòng kế toán viết phiếu nhập kho. Hàng tháng nhân viên thống kê nhà máy lập phiếu đề nghị lĩnh vật tư sau khi xác định lượng đất thực tế xuất dùng trong tháng:
Lượng đất xuất Số lượng đất Số lượng đất Số lượng đất trong tháng cho = tồn kho đầu + nhập kho - tồn kho (2.4) thành phẩm nhập kho tháng trong tháng cuối tháng
Căn cứ vào giấy đề nghị lĩnh vật tư, kế toán viết phiếu xuất kho
Hàng tháng nhân viên thống kê nhà máy lập và gửi bảng kê bán thành phẩm, kế toán căn cứ vào số lượng thành phẩm thực tế nhập kho và bảng kê bán thành phẩm, định mức tiêu hao cho 1.000 viên thành phẩm nhập kho, đơn giá đất xuất dùng để tính toán
và phân bổ chi phí đất cho từng loại gạch sản xuất trong tháng giống như đối với than. Tình hình sử dụng đất tháng 8/2015 tại nhà máy Đông triều I:
Tồn đầu tháng: 9.720 m3 (Đơn giá: 32.000đ/m3)
Nhập trong tháng: 7.250 m3 với đơn giá: 32.000đ/m3
Tồn cuối tháng: 9.375 m3
Số lượng đất thực tế xuất dùng trong tháng:
9.720 m3 + 7.250m3 - 9.375m3 = 7.595 m3
Vậy số lượng đất xuất dùng cho sản phẩm nhập kho theo định mức của nhà máy Đông Triều I là: Gạch R60: 4.030 nghìn viên x 0,9m3 = 3.627m3 Gạch R150: 930 nghìn viên x 2,16m3 = 2.008,8m3 Gạch nem 300x300: 1.240 nghìn viên x 2,1m3 = 2.604 m3 Cộng 8.239,8m3 7.595m3 Hệ số phân bổ chi phí đất = = 0,9217
8.239,8m3
Chi phí đất phân bổ cho từng loại gach :
Gạch R60: 3.627m3 x 0,9217 x 32.000 = 106.976.189 Gạch R150: 2.008,8m3 x 0,9217 x 32.000 = 59.248.351 Gạch chẻ 300x300: 2.604 m3 x 0,9217 x 32.000 = 76.815.460 Cộng 243.040.000
Sau khi nhận được giấy đề nghị lĩnh vật tư, kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho trên máy tính:
Từ nền giao diện chọn Kế toán hàng tồn kho\Cập nhật số liệu\Phiếu xuất kho. Bấm phím ESC, kích chuột vào nút “mới”, rồi lần lượt khai báo thông tin cần thiết:
- Loại phiếu xuất: 4 (tình trạng 4: xuất nội bộ; tình trạng 9: xuất khác) - Mã khách: ấn F5 để chọn tên người lĩnh vật tư
- Người nhận hàng: tên người nhận - Diễn giải: Xuất đất sản xuất
- Số phiếu xuất: Chỉ cần khai báo số thứ tự của phiếu đầu tiêu các phiếu sau máy tự động nhảy số.
- Ngày hạch toán:
toán.
Con trỏ màu xanh dịch chuyển vào bảng khai báo hàng xuất, mỗi dòng khia báo một loại vật liệu gồm các nội dung: Mã hàng, mã kho, mã vụ việc, số lượng
TK Nợ: 6211- CP NVL trực tiếp nhà máy Đông triều I TK Có: 1521….
Nhập tiếp các loại vật liệu khác bằng cách ấn phím F4 hoặc đưa con trỏ màu xanh vượt qua ô mã tự do. Phần đơn giá do máy tự tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Kế thúc nhập kích chuột vào nút “Lưu”. Nhấn nút “in” để in phiếu xuất kho. Việc nhập liệu cho lượng đất và than tương tự nhau.
d. Quy trình ghi sổ tổng hợp
Kế toán sử dụng bảng tính EXCEL để tính toán phân bổ chi phí đất và than cho từng loại sản phẩm làm cơ sở cho việc tính giá thành của từng loại sản phẩm. Kế toán chỉ nhập
các số liệu tổng hợp cho từng nhà máy trên phần mềm kế toán, chương trình sẽ tự động vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 621, sổ chi phí SX TK621 kế toán lập trên bảng tính EXCEL.
Muốn xem sổ chi tiết của tài khoản bất kỳ, chọn sổ chi tiết của tài khoản cần xem trên phần hành kế toán tương ứng, nhập ngày, tên TK sau đó ấn nút “Nhận”.
Ví dụ: Từ nền giao diện chung vào kế toán hàng tồn kho\Báo cáo hàng tồn kho\Số chi
tiết tài khoản: khai báo tài khoản cần xem, tên tài khoản và ấn nút “Nhận” để xem, Nhấn F7 để in sổ. Để xem các sổ tổng hợp: từ giao diện chung vào Kế toán tổng hợp\ Sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung\ Sổ nhật ký chung, nếu xem sổ cái của một tài khoản chọn Sổ cái của một tài khoản, khai báo xem ngày (từ 01/08/2015 đến 31/8/2015) rồi ấn nút “Nhận”. Nếu in số nhấn F7.
2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a. Nội dung
của công nhân trực tiếp sản xuất.
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản kế toán sử dụng: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
c. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và giao khoán chi phí cho các nhà máy. Công ty xây dựng bảng đơn giá tiền lương, xác đinh mức tiền lương bình quân trả cho đơn vị sản phẩm hoàn thành nhập kho dựa trên định mức và đơn giá tiền lương khoán chi phí cho từng tổ sản xuất, từng công việc cụ thể, công đoạn sản xuất.
BẢNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG SẢN PHẨM NĂM 2015 đvt: đ/1.000viên SP
Loại gạch Đơn giá
Gạch R60 48.964
Gạch R150 128.558
Gạch nem 300x300 207.736 …
Trên thực tế công ty thực hiện tính tổng số lương thực tế phải trả cho nhà máy, căn cứ vào đó nhân viên thống kê nhà máy tính ra số tiền lương phải trả cho mỗi công nhân sản xuất dựa vào số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc giao khoán hoàn thành theo bảng chấm công tương ứng với khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ và đơn giá tiền lương thanh toán cho các bộ phận trong dây chuyền sản xuất.
Lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá lương sp (2.5)
*Các khoản trích theo lương:
Công ty thực hiện các khoản trích theo lương theo đúng qui định của Nhà nứơc vào chi phí sản xuất kinh doanh. Các khoản trích theo lương gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tổng trích là 34.5% tiền lương của người lao động, trong đó: 10.5% trừ vào thu nhập của người lao động, 24% tính vào chi phí nhân công trực tiếp.
- Quĩ BHXH trích 26% tổng lương cơ bản của CN trực tiếp SX: 267.490.000đ x 26% = 69.547.400đ
- Quĩ BHYT trích 4.5% tổng lương cơ bản của CN trực tiếp SX: 267.490.000đ x 4.5% = 12.037.050đ
- Quĩ KPCĐ trích 2% tổng lương thực tế của CN trực tiếp SX: 574.476.500đ x 2% = 11.489.530đ
- Quĩ BHTN trích 2% tổng lương cơ bản của CN trực tiếp SX: 267.490.000đ x 2% = 5.349.800đ
Tổng cộng 98.423.780đ
Sau khi tính được tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH và thực hiện phân bổ các khoản trích theo lương cho từng loại sản phẩm theo tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất.
Tổng các khoản trích theo lương
Hệ số phân bổ các khoản trích theo = (2.6) lương cho từng loại sản phẩm Tổng lương thực tế
Cụ thể ở nhà máy Đông triều I như sau:
98.423.780
Hệ số phân bổ các khoản trích theo lương = = 0,17132 574.476.500
Cho từng loại sản phẩm
Các khoản trích theo lương phân bổ cho từng loại sản phẩm:
Gạch R60: 197.324.920 x 0,17132 = 33.807.239 Gạch R150: 119.558.940 x 0,17132 = 20.483.767 Gạch chẻ 300x300 257.592.640 x 0,17132 = 44.132.774 Cộng 98.423.780
*Quy trình nhập liệu:
Căn cứ bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán nhập số liệu tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp SX nhà máy Đông triều I theo định khoản: Nợ TK 6221: 672.900.280 Có TK 334: 574.476.500 Có TK 3382: 11.489.530 Có TK 3383: 69.547.400 Có TK 3384: 12.037.050 Có TK 3386: 5.349.800 d. Quy trình ghi sổ tổng hợp
Từ giao diện chung vào Kế toán tổng hợp\Cập nhật số liệu\Phiếu kế toán nhập ngày, cập nhật các thông tin cần thiết về số chứng từ, ngày hạch toán, tên TK, phát sinh nợ: VNĐ, phát sinh có:VNĐ, diễn giải. Kết thúc nhấn nút “Lưu”.
Việc tính toán phân bổ các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được kế toán thực hiện trên EXCEL để ghi số liệu vào bảng tính giá thành của từng loại sản phẩm. Máy tự động vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 622 Việc xem và in sổ tương tự như phần kế toán chi phí NVL trực tiếp. Sổ chi phí sản xuất TK622 kế toán lập thủ công trên bảng tính EXCEL.