Giao diện lập trình ứng dụng

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống đa cảm biến môi trường tích hợp trên xe ô tô (Trang 56 - 57)

Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API ), là phần mềm trung gian cho phép 2 ứng dụng giao tiếp với nhau. Mỗi khi

sử dụng các ứng dụng, chẳng hạn như Facebook, hoặc các ứng dụng gửi tin nhắn tức thì hoặc kiểm tra thời tiết trên điện thoại, đồng nghĩa với việc bạn đang sử dụng API.

Mục đích chính của một API là cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng, ví dụ, hàm để vẽ các cửa sổ hay các icon trên màn hình. Các API, cũng như hầu hết các interfaces, đều có tính trừu tượng (abstract). Phần mềm muốn cung cấp truy xuất đến chính nó thông qua các API cho sẵn, phải hiện thực API đó. Trong nhiều trường hợp, một API thường là một phần của bộ SDK, hay software development kit. Một bộ SDK có thể bao gồm một API cũng như các công cụ/phần cứng, vì thế hai thuật ngữ này không thay thế cho nhau được.

Những điểm nổi bật của API.

Đây là một trong những framework mới sẽ giúp ít trong việc xây dựng các HTTP service một cách rất đơn giản và nhanh chóng. Mã nguồn mở nên có thể được sử dụng bởi bất kì một client nào hỗ trợ XML, JSON Nó cũng có khả năng hỗ trợ đầy đủ các thành phần HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content forma. Có thể sử dụng các host nằm trong phần ứng dụng hoặc trên IIS. Một kiểu kiến trúc vô cùng phù hợp dành cho các thiết bị trang bị băng thông giới hạn như smartphone, tablet. Thường nó có định dạng dữ liệu là JSON, XML hoặc một kiểu dữ liệu bất kỳ.

Ưu điểm

Cấu hình đơn giản khi được so sánh với WCF Khả năng trình diễn cao Hỗ trợ chức năng RESTful một cách đầy đủ Hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test Mã nguồn mở.

44 API là khớp nối giữa các thành phần phần mềm. Giả sử có một tính năng cần cung cấp cho module khác phần mềm khác thì bạn sẽ mở một API để kêt nối của module/ phần mềm truy cập vào.

Ví dụ, trên các thiết bị điện toán thì hệ điều hành là phần mềm duy nhất có khả năng truy cập tới các thiết bị phần cứng. Do đó, hệ điều hành sẽ phải cung cấp API để ghi file, đọc file, đọc dữ liệu…. Mỗi ứng dụng khi hoạt động sẽ gọi tới API tương ứng của hệ điều hành.

Khi một phần mềm gọi tới API, phần mềm gọi có thể cung cấp dữ liệu đầu vào và đòi hỏi dữ liệu đầu ra từ API hoặc không, nhưng trong mọi trường hợp, phần mềm gọi để có thể tiếp tục hoạt động thì nó cần phần mềm cung cấp phải thực hiện những gì đã cam kết qua API.

Tuy nhiên, trên thực tế, bạn phải phụ thuộc vào Microsoft. Nếu Microsoft đóng API, ứng dụng của bạn sẽ không sử dụng được nữa.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống đa cảm biến môi trường tích hợp trên xe ô tô (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)