Phân tích thuộc tính đặc trưng của các tham số

Một phần của tài liệu Phát triển ứng dụng quan trắc và dự báo môi trường trên mobile (Trang 56 - 59)

Nhằm quản lý công tác quan trắc, cảnh báo môi trường ngành NTTS, phòng

chống dịch bệnh động vật thủy sản, Bộ NN&PTNT đã ban hành quyết định số: 2383/QĐ-BNN-NTTS ngày 06 tháng 8 năm 2008, thông tư số 32/2014/TT- BNN&PTNT ngày 10/9/2014 quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành NN&PTNT, thông tư số 04/2016/TT-BNN&PTNT ngày 10/5/2016 quy định về phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản, theo đó, các thông số quan trắc môi trường NTTS được chia ra:

- Các thông số môi trường thông thường: Nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, độ ẩm, gió, sóng, dòng chảy, lượng mưa; nhiệt độ nước, độ đục, chất rắn lơ lửng (TSS), độ mặn, pH, DO, BOD5, COD…;

- Các chất dinh dưỡng: 𝑁𝑁𝐿𝐿2−, 𝑁𝑁𝐿𝐿3−, 𝑁𝑁𝐻𝐻4+, 𝐿𝐿𝑖𝑖𝐿𝐿32−, N tổng số (Nts), P tổng số (Pts);

- Các kim loại nặng và hóa chất độc hại: Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Ni, Mn và Fe tổng số (Fets);

- Hóa chất bảo vệ thực vật: Nhóm Clo hữu cơ, nhóm lân hữa cơ, nhóm

carbamate, nhóm cúc tổng hợp, nhóm neonicotinod, nhóm avermectin, thuốc trừ

cỏ và tổng độ phóng xạβ, γ.

- Thực vật phù du tổng số, các loài tảo độc hại;

- Vi khuẩn tổng số, Coliforms, Vibrio spp, Aeromonas spp và các tác nhân gây bệnh ở động vât thủy sản nuôi (trên cơ sở thống nhất với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y về phạm vi, địa điểm lấy mẫu xét nghiệm);

- Các chất hữu cơ gây ô nhiễm: Chất hoạt động bề mặt, dầu, mỡ, phenol.

3.2.3.1. Các tham số vật lý

Phác thảo dữ liệu các tham số vật lý nhiệt độ, độ mặn, DO, độ pH, độđục TSS từ 05/02/2019 đến 16/12/2019 Hình 3.2.

53 (b)

(c)

(d)

(e)

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn giá trị các tham số theo thời gian (a) Nhiệt độ, (b) độ mặn, (c) DO, (d) độ pH, (e) độ đục TSS 3.2.3.2. Các tham số sinh – hóa

Trong thực tế, hoạt động NTTS tự phát, không quy hoạch đã nảy sinh nhiều vấn đề gây bất lợi như việc sử dụng ồạt thức ăn công nghiệp, thuốc chữa bệnh và hóa chất hóa học xửlý ao nuôi làm cho môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm, dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn, làm suy giảm người lợi trầm trọng. Theo báo cáo quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung thì tình trạng ô nhiễm môi

trường tại các vùng nuôi ngày càng nghiêm trọng (hàm lượng DO thường xuyên

thấp hơn ngưỡng cho phép). Nguyên nhân là do người nuôi chưa ý thức bảo vệ môi trường, chất thải như xác tôm, cá, thức ăn dư thừa … bỏ lại ngay vùng nuôị Hơn nữa, do đặc thù nuôi hở, hạn chế trong kỹ thuật như mật độ nuôi dày, sử dụng thức ăn tự nhiên… nên lượng chất thải tích lũy ngày càng dày, phân hủy gây ô

54 nhiễm. Do đó, các thông số ô nhiễm phát sinh chủ yếu liên quan đến quá trình phân hủy chất thải hữu cơ như: 𝑁𝑁𝐿𝐿2−, 𝑁𝑁𝐿𝐿3−, 𝑁𝑁𝐻𝐻4+, 𝑃𝑃𝐿𝐿43−, 𝐿𝐿2−, COD. Từđó làm thay đổi điều kiện môi trường nuôi trồng như pH tăng, DO bị suy giảm.

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước NTTS của Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung và Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản tỉnh Phú Yên diễn biến môi trường tại các vùng nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông từnăm 2018 đến nay cho thấy đã xác định các thông số cần quan tâm theo dõi như NH3- vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ1,1 đến 3 lần. Tương tự, thông số H2S cũng vượt ngưỡng cho phép và tăng gấp 3 lần; tất cả

các vùng nuôi tôm hùm trong vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông đang có hàm

lượng DO (oxy hòa tan trong nước) thấp, chỉ đạt từ3,3mg/L đến 5,8 mg/L, trong khi giới hạn cho phép từ 6,2mg/L đến 7,2mg/L. Tình trạng thiếu oxy có xu hướng vào sáng sớm do hiện nay là mùa nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa dông, nước dễ phân tầng. Các thông số dinh dưỡng còn lại như 𝑁𝑁𝐿𝐿2−, 𝑁𝑁𝐿𝐿3−, 𝑁𝑁𝐻𝐻4+,

𝑃𝑃𝐿𝐿43−, 𝐿𝐿2−đều có giá trị thấp hơn ngưỡng giá trị giới hạn nhiều lần.

Ammonia (NH3) trong các thủy vực được sinh ra từ quá trình phân hủy các protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vât hay là phân bón vô cơ, hữu cơ. Trong nước, ammonia tồn tại dưới hai dạng ammonia tự do (NH3) và ion 𝑁𝑁𝐻𝐻4+ trong trạng thái cân bằng phụ thuộc vào pH và nhiệt độ. Khi pH tăng, NH3 tựdo tăng so với 𝑁𝑁𝐻𝐻4+. Nhiệt độnước tăng cũng làm tăng tỉ lệ NH3 nhưng ảnh hưởng của nhiệt độít hơn của pH. Và trong hầu hết các thủy vực nhiệt độ dao động không quá lớn, nên trong nuôi trồng thủy sản việc đánh giá mức độđộc của khí ammonia có liên quan trực tiếp đến pH của nước.

Khí NH3 là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với thủy sinh vật. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion 𝑁𝑁𝐻𝐻4+

không độc và nồng độ NH3 gây độc đối với cá là 0,6 – 2,0ppm, tác dụng độc hại của NH3đối với cá là làm pH máy tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác của enzyme và đồ bền vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết vì không điều khiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường bên ngoàị NH3 cao cũng làm tăng tiêu hao oxy của

mô, làm tổn thương mang và làm giảm khả năng vận chuyển oxy máụ Độ độc

của NH3 đối với một sốloài giáp xác cũng đã được nghiên cứu, ở nồng độ 0,09 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mg/L NH3 làm giảm sự sinh trưởng của tôm xanh (Macrobrachium rosenbergii),

55

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn giá trị tham số NH3 theo thời gian

Khí H2S được hình thành từ quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí (không có ôxy). H2S sẽ kết hợp với Hemoglobin ngăn cản việc vận chuyển ôxy trong máu, khiến tôm không có đủlượng ôxy cần thiết, tác động rất xấu đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôị Nồng độ H2S trong nước trên 0,03 ppm thì tôm nuôi sẽ bị nhiễm độc và chết hàng loạt.

Từ những luận giải trên, bộ các thông số quan trắc mà đề tài nghiên cứu hướng tới là dự báo 08 thông số chính, gồm: Nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, độ đục

TSS, NH3 và COD.

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn giá trị tham số H2S theo thời gian

Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn giá trị tham số COD theo thời gian

Một phần của tài liệu Phát triển ứng dụng quan trắc và dự báo môi trường trên mobile (Trang 56 - 59)