Cảm biến mưa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng mô hình phòng học thông minh trong trường đại học (Trang 35)

Cảm biến mưa được sử dụng để phát hiện mực nước, trời mưa, hay các môi trường có nước. Trong khuôn khổ luận văn này, cảm biến mưa được sử dụng để phát hiện có mưa hay không, qua đó truyền tín hiệu điều khiển về vi điều khiển trung tâm để thực hiện đóng mở cửa sổ (động cơ servo).

Cảm biến mưa được sử dụng trong đề tài này có thiết kế đơn giản gồm: một lá chắn để nhận biết có mưa hoặc có nước xuất hiện tên bề mặt của lá chắn và phần module chuyển đổi tín hiệu giúp giao tiếp với các board mạch vi điều khiển, lẫn led báo hiệu để nhận biết trạng thái trên lá chắn. Mạch cảm biến mưa hoạt động bằng cách so sánh hiệu điện thế của mạch cảm biến nằm ngoài trời với giá trị định trước (giá trị này thay đổi được thông qua 1 biến trở màu xanh), từ đó phát ra tín hiệu điều khiển. Tín hiệu này có 2 dạng: Analog và Digital, tương ứng với 2 chân A0 và D0 của module cảm biến mưa. Với giá thành rẻ, độ chính xác tương đối, cảm biến này thích hợp với những ứng dụng mô hình vừa và nhỏ với thuật toán đơn giản, dễ điều khiển, tiêu tốn ít năng lượng.

24

Hình 2.18 Cảm biến mưa

Thông số kĩ thuật [14]:

 Điện áp: 5V

 Led báo nguồn (Màu xanh).

 Led cảnh báo mưa (Màu đỏ).

 Hoạt động dựa trên nguyên lý: Nước rơi vào board sẽ tạo ra môi trường dẫn điện.

 Có 2 dạng tín hiệu: Analog (AO) và Digital (DO).

 Dạng tín hiệu: TTL, đầu ra 100mA (Có thể sử dụng trực tiếp Relay, Còi công suất nhỏ…).

 Điều chỉnh độ nhạy bằng biến trở.

 Sử dụng LM358 để chuyển AO –> DO.

 Kích thước: 5.4 x 4.0 x 1.6mm. 2.5.6 Công tắc hành trình 5V

Công tắc hành trìnhhay còn gọi công tắc giới hạn hành trình là dạng công tắc dùng để giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động nào đó trong một cơ cấu hay một hệ thống. Nó có cấu tạo như công tắc điện bình thường, vẫn có chức năng đóng và mở nhưng có thêm cần tác động để cho các bộ phận chuyển động tác động vào làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm bên trong nó. Công tắc hành trình sẽ không duy trì trạng thái, khi không còn tác động nữa chúng sẽ trở về vị trí ban đầu. So với các loại công tắc bình thường khác thì khi được tác động chúng sẽ vẫn duy trì trạng thái cho tới bị được tác động thêm một lần nữa.

Một công tắc hành trình sẽ được cấu tạo từ các bộ phận như sau:

- Bộ phận nhận truyền động: đây là một bộ phận khá quan trọng của một công tắc hành trình, thứ làm nên sự khác biệt giữa chúng và các loại công tắc khác. Chúng được gắn trên đầu của công tắc có nhiệm vụ nhận tác động từ các bộ phận chuyển động để tác động kích hoạt công tắc.

- Thân công tắc: phần thân của công tắc sẽ bao gồm các linh kiện bên trong với lớp vỏ bằng nhựa giúp chúng va đập, bảo vệ các mạch điện bên trong khỏi các tác nhân tác động vật lý.

- Chân kết nối: đây được xem là phần tín hiệu ngõ ra cho công tắc vì nó có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các thiết bị khác khi bị tác động bởi bộ phận truyền động.

25

Hình 2.19 Công tắc hành trình

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình như sau: thông thường một công tắc sẽ có các bộ phận hoạt động như sau: cần tác động, chân COM, chân thường đóng (NC) và chân thường hở (NO). Ở trạng thái bình thường không có sự tác động đến bộ phận truyền động của công tắc thì tiếp điểm giữa chân COM và chân NC sẽ được đấu với nhau. Nhưng khi có sự tác động vào bộ phận truyền động sẽ làm cho chân COM chân NC tách ra sau đó và chân COM sẽ tác động vào chân NO. Tiếp theo đó sẽ kích hoạt trạng thái hoạt động và điều khiển tín hiệu ngõ ra của công tắc.

2.5.7 Màn hình LCD 16x02

Ngày nay, thiết bị hiển thị LCD (Liquid Crystal Display) được sử dụng trong rất nhiều các ứng dụng của vi điều khiển. LCD có rất nhiều ưu điểm so với các dạng hiển thị khác: khả năng hiển thị kí tự đa dạng, trực quan (chữ, số và kí tự đồ họa), dễ dàng đưa vào mạch ứng dụng theo nhiều giao thức giao tiếp khác nhau, dễ sử dụng, tốn rất ít tài nguyên hệ thống và giá thành rẻ…

Hình 2.20Sơ đồ chân của LCD16x2

Danh sách các chân của LCD:

 VSS: tương đương với GND - cực âm (0V).

 VDD: tương đương với VCC - cực dương (5V).

 Constrast Voltage (VE): điều khiển độ sáng màn hình.

 Register Select (RS): điều khiển địa chỉ nào sẽ được ghi dữ liệu.

 Read/Write (RW): chế độ đọc hay ghi dữ liệu, phụ thuộc vào giá trị gửi vào.

26

 D0 - D7: 8 chân dữ liệu, mỗi chân sẽ có giá trị HIGH hoặc LOW nếu đang ở chế độ đọc (read mode) hoặc nhận giá trị HIGH hoặc LOW nếu đang ở chế độ ghi (write mode).

 Backlight: Tắt bật đèn màn hình. Thông số kĩ thuật [15]:

 Nguồn cấp ổn định: 2.7 ÷ 5.5V

 Dòng điện cấp nguồn: 350uA ÷ 600uA

 Khoảng cách giữa hai chân kết nối là 0.1 inch

 Chữ trắng, nền xanh

 Nhiệt độ hoạt động: - 30 ÷ 75 °C

 Kích thước: 80 x 36 x 12.5 mm 2.5.8 Module rơ le 5V

Rơ le là một thiết bị điện tự động mà tín hiệu đầu ra nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định. Theo một khía cạnh khác, rơ le là một thiết bị điện dùng để đóng, cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch lực. Rơ le điện từ có các bộ phận chính là mạch từ, cuộn dây, tiếp điểm, vỏ. Mạch từ được chế tạo từ vật liệu sắt từ gồm hai phần. Phần tĩnh hình chữ và phần động là tấm thép hình chữ U. Phần động nối liên kết cơ khí với tiếp điểm động.

Rơ le điện từ hoạt động trên nguyên tắc của nam châm điện thường dùng để đóng cắt mạch điện có công suất nhỏ, tần số đóng cắt lớn. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ sinh ra lực hút điện từ hút tấm động về phía lõi. Lực hút điện từ có giá trị tỷ lệ thuận với bình phương dòng điện và tỷ lệ nghịch với khoảng cách khe hở mạch từ. Khi dòng điện trong cuộn dây nhỏ hơn dòng tác động thì lực hút điện từ lớn hơn lực kéo lò xo. Tấm động bị hút về phía làm cho khe hở mạch từ nhỏ nhất, tức là hút về phía phần tĩnh. Khi khe hở mạch từ nhỏ, lực hút càng tăng tấm động được hút dứt khoát về phía phần tĩnh và tiếp điểm động sẽ đóng vào tiếp điểm tĩnh. Rơ le được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và sinh hoạt bởi tính năng tự động hóa, giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp hoặc được ứng dụng để ngắt điện cho máy móc đảm bảo độ an toàn.

Đề tài này sử dụng module rơ le 5VDC 2 kênh để điều khiển bật tắt 2 đèn 220V.

Hình 2.21 Module rơ le 2 kênh 5VDC

27

 Tín hiệu vào điều khiển: 5V-DC.

 Nguồn khuyên dùng: 5V-1A hoặc 5V-2A.

 Đầu vào:

 Chân IN: kích mở relay.

 Jump H/L level trigger: thiết lập mức điều khiển relay. Có 2 mức: High/Low.

 Đầu ra:

 COM (Common): Tiếp điểm relay 220V 10A.  NO (Normally Open): chân thường mở.

 NC (Normally Closed): chân thường đóng.

 Kích thước: 55mmx25mm.

2.5.9 Động cơ 1 chiều giảm tốc 3-9V

Động cơ một chiều DC (DC là từ viết tắt của "Direct Current Motors") là động cơ điều khiển bằng dòng có hướng xác định hay nói cách khác đây là loại động cơ chạy bằng nguồn điện áp DC.

Ứng dụng của động cơ điện 1 chiều rất đa dạng và trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống như trong tivi, trong đài FM, ổ đĩa DC, máy in- photo, máy công nghiệp, đặc biệt trong công nghiệp giao thông vận tải, và các thiết bị cần điều khiển tốc độ quay liên tục trong phạm vi lớn (vd: trong máy cán thép, máy công cụ lớn, đầu máy điện...)

Mô hình trong đề tài này sử dụng loại động cơ 1 chiều giảm tốc 3-9VDC cho ứng dụng điều khiển rèm.

Hình 2.22 Động cơ 1 chiều giảm tốc 3-9VDC

Thông số kĩ thuật:

 Điện áp hoạt động: 3V ÷ 9V DC (Hoạt động tốt nhất từ 6 ÷ 8V).

 Mômen xoắn cực đại: 800gf cm min 1:48 (3V).

 Tốc độ không tải: 125 Vòng/ 1 Phút (3V) (Với bánh 66mm: 26m/1p). 208 Vòng/ 1 Phút (5V) (Với bánh 66mm: 44m/1p).

 Dòng không tải: 70mA (250mA MAX). 2.5.10 Module điều khiển động cơ L298

L298 là một mạch tích hợp được ứng dụng để điều khiển động cơ 1 chiều, động cơ bước. Mạch điều khiển động cơ DC L298 có khả năng điều khiển 2 động cơ DC, dòng tối đa 2A mỗi động cơ, mạch tích hợp diode bảo vệ và IC nguồn 7805 giúp cấp nguồn 5VDC cho các module khác (chỉ sử dụng 5V này nếu nguồn cấp <12VDC).

28 Mạch điều khiển động cơ DC L298 dễ sử dụng, chi phí thấp, dễ lắp đặt, là sự lựa chọn tối ưu trong tầm giá.

Hình 2.23 Module L298

Thông số kĩ thuật [17]:

 Tích hợp hai mạch cầu H.

 Điện áp điều khiển: 5 V ÷ 12 V

 Dòng tối đa cho mỗi cầu H là: 2A (2A cho mỗi motor)

 Điện áp của tín hiệu điều khiển: +5 V ÷ +7 V

 Dòng của tín hiệu điều khiển: 0 ÷ 36mA

 Công suất hao phí: 20W (khi nhiệt độ T = 75℃)

 Nhiệt độ bảo quản: -25 ℃ ÷ 130 ℃

 Kích thước: 43 x 43 x 27mm Nguyên lí hoạt động:

Hình 2.24 Sơđồ nguyên lí L298

Cần cấp nguồn cho mạch để mạch hoạt động. Chân IN1, IN2, IN3, IN4 được kết nối tới vi điều khiển. Chân OUT1 và OUT2 được kết nối với động cơ 1, chân OUT3 và OUT4 được kết nối với động cơ 2. Chân ENA và ENB mặc định ở mức HIGH cho phép cả 2 output hoạt động.

Q1

Q3

Q2

29 - Khi IN1 ở mức LOW và IN2 ở mức HIGH: trạng thái đóng hay hở của các transitor phụ thuộc vào tín hiệu đầu ra của bộ AND là HIGH hay LOW. Do đó, phía IN1 có transistor Q1 hở và Q3 đóng, phía IN2 có transistor Q2 đóng và Q4 hở. Như vậy, có dòng điện từ nguồn qua Q2, sau đó chạy qua động cơ đến Q3 và chạy xuống mass. Lúc này động cơ quay thuận.

- Khi IN1 ở mức HIGH và IN2 ở mức LOW: phía IN1 có transistor Q1 đóng và Q3 hở, phía IN2 có transistor Q2 hở và Q4 đóng. Do đó, có dòng điện từ nguồn qua Q1, sau đó chạy qua động cơ đến Q4 và chạy xuống mass. Lúc này động cơ quay nghịch.

- Khi cả hai IN1 và IN2 cùng ở mức LOW: transistor Q3, Q4 đóng, Q1 và Q2 hở. Dòng điện từ nguồn không đi xuống mass nên động cơ không quay. - Khi cả hai IN1 và IN2 cùng ở mức HIGH: transistor Q1, Q2 đóng, Q3 và Q4 hở. Dòng điện từ nguồn không đi xuống mass nên động cơ không quay. - Nguyên lí điều khiển động cơ thứ 2 tại các chân OUT3 và OUT4 từ các tín

hiệu đầu vào IN3, IN4 là hoàn toàn tương tự. 2.5.11 Động cơ servo SG90

Động cơ servo là loại thiết bị điện từ sử dụng cơ chế phản hồi âm để chuyển đồi tín hiệu điện thành chuyển động có kiểm soát. Về cơ bản, các động cơ servo hoạt động như các bộ truyền động cung cấp khả năng kiểm soát chính xác về vận tốc, gia tốc, vị trí tuyến tính hoặc góc. Có 2 loại động cơ servo chính là DC servo và AC servo.

Trong khuôn khổ đề tài này, động cơ servo DC 5V loại SG90 được sử dụng cho ứng dụng điều khiển cửa sổ.

Hình 2.25 Động cơ servo SG90

Thông số kĩ thuật của động cơ servo SG90 [18]:

 Khối lượng: 9g

 Kích thước: 22.2 x 11 x 8.32 mm

 Momen xoắn: 1.8 kg/cm

 Tốc độ hoạt động: 60 độ trong 0.1 giây

 Điện áp hoạt động: 4.8V (~5V)

 Nhiệt độ hoạt động: 0 ºC ÷ 55ºC

 Dòng tiêu thụ ở chế độ nghỉ: 6 ÷ 10 mA

30 Động cơ servo hoạt động dựa trên hệ thống vòng kín tự động. Bộ điều khiển bao gồm một bộ so sánh và phản hồi. Nó có 1 đầu ra và 2 đầu vào. Để tạo ra tín hiệu đầu ra, bộ so sánh được sử dụng để so sánh tín hiệu tham chiếu cần thiết và tín hiệu đầu ra này được cảm biến cảm nhận. Tín hiệu đầu vào cho động cơ được gọi là tín hiệu phản hồi. Trên cơ sở tín hiệu phản hồi, động cơ bắt đầu hoạt động. Tín hiệu so sánh được gọi là tín hiệu logic của động cơ. Động cơ sẽ bật trong thời gian mong muốn khi chênh lệch logic cao hơn và động cơ sẽ tắt trong thời gian mong muốn khi chênh lệch logic thấp hơn.

Các động cơ servo thường được điều khiển bằng phương pháp Điều chế độ rộng xung PWM (Pulse width modulation). Xung độ rộng được thay đổi trong phạm vi từ 1 đến 2 mili giây và chuyển sang động cơ servo với việc lặp lại 50 lần trong 1 giây để điều khiển vị trí góc của trục quay. Với xung 1 mili giây, động cơ servo được quay về 0𝑜 trong khi với xung 2ms, động cơ quay đến góc 180𝑜.

31

CHƯƠNG 3.TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHẦN CỨNG

Các phần trình bày ở các chương trước đã đưa ra được tổng quan về đề tài, cơ sở lý thuyết về các linh kiện cũng như các chuẩn truyền thông liên quan đến hệ thống. Chương này sẽ trình bày về sơ đồ nguyên lý cũng như hoạt động của toàn bộ hệ thống và việc tính toán thiết kế các khối trong hệ thống cùng với việc thi công mô hình phần cứng hoàn chỉnh.

3.1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống

Sơ đồ nguyên lí của cả hệ thống được thể hiện trong hình dưới (Sơ đồ này chưa có khối nguồn. Khối nguồn sẽ được tính toán thiết kế riêng và được trình bày ở mục 3.2 của chương này).

Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lí hệ thống

Hệ thống bao gồm các khối sau: 1. Khối điều khiển

2. Khối cảm biến và khối xác thực người dùng 3. Khối hiển thị

4. Khối điều khiển đèn 5. Khối điều khiển rèm 6. Khối điều khiển cửa sổ 7. Khối bluetooth

32 Việc tính toán thiết kế chi tiết cho từng khối được trình bày trong mục 3.2 của chương này.

3.2 Tính toán thiết kế từng khối

3.2.1 Khối điều khiển

Đề tài này sử dụng vi điều khiển trung tâm là kit STM32F103C8T6 đóng vai trò truyền nhận tín hiệu với các các cảm biến cho các ứng dụng cho phép đăng nhập bằng vân tay, giám sát nhiệt độ lớp học..., nhận tín hiệu điều khiển từ ứng dụng điện thoại để điều khiển các cơ cấu chấp hành như động cơ, đèn.

Kit STM32F103C8T6 được cấp nguồn 5VDC từ adapter vào chân 5V. Điện áp cấp 5VDC sẽ được chuyển đổi thành 3.3VDC qua IC nguồn và cấp cho Vi điều khiển chính. Kit sử dụng thạch anh nội 8MHz được tích hợp sẵn. Chi tiết kết nối giữa kit STM32F103C8T6 và các khối khác trong hệ thống được thể hiện trong hình dưới:

Hình 3.2 Sơ đồ kết nối của khối điều khiển

Việc kết nối giữa khối điều khiển trung tâm với các ngoại vi được trình bày cụ thể như sau:

 Chân A0, A1 của vi điều khiển (ADC) được kết nối lần lượt với chân tín hiệu của cảm biến nhiệt độ LM35 và cảm biến đo dòng ACS712.

 Chân A2, A3 của vi điều khiển (TXD, RXD) được kết nối tương ứng với chân RXD, TXD của cảm biến vân tay R305.

 Chân A4, A5, A6 của vi điều khiển (các chân ngắt ngoài) được kết nối lần lượt với chân tín hiệu của cảm biến mưa và 2 công tắc hành trình.

 Chân B0, B1 của vi điều khiển (các chân Output) được kết nối lần lượt với các chân tín hiệu đầu vào IN2, IN1 của module rơ le.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng mô hình phòng học thông minh trong trường đại học (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)