Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở việt nam (Trang 104 - 107)

7. Kết cấu của luận án

2.3.1. Kết quả đạt được

Một là, phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương trong quản lý chi

thường xuyên NSNN cho y tế.

Cơ chế phân cấp chi thường xuyên NSNN cho y tế giai đoạn 2017 - 2020 đã thể hiện sự phân định rõ ràng, minh bạch nhiệm vụ chi giữa NSTƯ và NSĐP; gắn nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN cho y tế với trách nhiệm CSSK nhân dân của từng cấp chính quyền. Điều này tạo điều kiện tăng tính chủ động của chính quyền địa phương trong việc tự cân đối ngân sách cho y tế, hạn chế tính ỷ lại, phụ thuộc của NSĐP trong việc nhận trợ cấp từ NSTƯ. Đồng thời, phát huy vai trò chủ đạo của NSTƯ trong việc tập trung các nguồn lực, điều tiết và giải quyết các nhu cầu chi NSNN cho y tế có tính chất trọng điểm trên phạm vi cả nước.

Hai là, lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho y tế đảm bảo kỷ luật tài

khoá, đảm bảo độ tin cậy cao, minh bạch và hướng tới mục tiêu công bằng.

Định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN y tế cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng tiêu chí dân số có ưu điểm là rõ ràng, minh bạch và dễ thực hiện. Đồng thời, định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN cho y tế có sự phân biệt định mức theo vùng, phù hợp với đặc điểm phát triển KTXH của từng vùng.

Ngoài ra, định mức phân bổ kết hợp sử dụng các tiêu chí như quy mô dân số hay định mức bổ sung để hỗ trợ các đối tượng mua thẻ BHYT. Điều đó đã thể hiện sự công bằng trong phân bổ NSNN về y tế giữa các địa phương, tạo điều kiện cho người dân

ởvùng khó khăn có cơ hội tiếp cận dịch vụ CSSK tốt hơn. Nhìn chng, định mức phân bổ chi thường xuyên NSĐP cho y tế ở hầu hết các địa phương đã bảo đảm được định mức chi SNYT theo tiêu chí dân số do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó, định mức phân bổ cho các bệnh viện tuyến huyện thường cao hơn định mức phân bổ cho bệnh viện tuyến tỉnh, thể hiện sự ưu tiên cho phát triển YTCS của các địa phương.

Dự toán chi thường xuyên NSNN cho y tế giai đoạn 2017 - 2020 có độ tin cậy cao. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc dự toán chi thường xuyên NSNN cho y tế được cơ quan quyền lực nhà nước quyết định có tính hiệu lực cao. Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho y tế đảm bảo đúng quy trình, thời gian, trần ngân sách, đạt mục tiêu lỷ luật tài khoá và phát huy tính tự chủ của các cấp ngân sách và các đơn vị SDNS. Bên cạnh đó, cách thức, quy trình lập dự toán cũng được thể hiện công khai, minh bạch theo quy định của Luật NSNN 2015.

Ba là,chuyển đổi phương thức cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở KCB sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng DVYT; tập trung phân bổ NSNN cho YTDP và YTCS.

Phân bổ chi thường xuyên NSNN cho y tế đã hướng tới mục tiêu công bằng giữa các địa phương, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, phân bổ chi thường xuyên NSNN cho y tế luôn ưu tiên hỗ trợ đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách. Điều này tạo ra sự công bằng trong tiếp cận, sử dụng các dịch vụ CSSK của những người dễ bị tổn thương trong xã hội, chia sẻ rủi ro và bảo vệ họ trước bẫy đói nghèo do chi phí y tế gây ra. Ngoài ra, những bệnh viện có nguồn thu thấp như lao, phong, tâm thần; những bệnh viện làm nhiệm vụ vùng được thực hiện phân bổ theo cơ chế riêng nhằm đảm bảo kinh phí cho các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao, tăng lợi ích xã hội.

Những năm qua, Việt Nam đã ưu tiên dành riêng một phần ngân sách (khoảng một phần tư ngân sách chi thường xuyên) để chi hỗ trợ và mua thẻ BHYT

cho các đối tượng người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách. Điều này tạo ra sự công bằng trong tiếp cận, sử dụng các dịch vụ CSSK của những người dễ bị tổn thương trong xã hội, chia sẻ rủi ro và bảo vệ họ trước bẫy đói nghèo do chi phí y tế gây ra. Thêm vào đó, việc sử dụng một phần kinh phí của NSNN để hỗ trợ và mua thẻ BHYT cho người dân đã từng bước chuyển đổi phương thức cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các cơ sở KCB sang cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng DVYT. Ngoài ra, mức chi và hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều tăng qua các năm phù hợp với sự thay đổi thực tế như sự thay đổi của mức lương tối thiểu. Chính sách này đã góp phần giảm gánh nặng tài chính cho các đơn vị cung cấp DVYT vì đây là những dịch vụ không được hoàn trả chi phí; giảm phiền hà trong các thủ tục miễn giảm viện phí, minh bạch hóa cơ chế tài chính giữa cơ sở cung cấp dịch vụ, người bệnh và cơ quan BHYT.

Cơ cấu phân bổ NSĐP có sự điều chỉnh trong những năm qua, tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách cho YTDP có xu hướng tăng, chi KCB có xu hướng giảm.

Điều này phản ánh sự điều chỉnh tích cực trong cơ cấu giữa chi phòng bệnh và chi KCB theo đúng quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong chi NSNN cho y tế là chú trọng phát triển YTDP.

NSNN cấp cho các CSYT công lập được tập trung vào các bệnh viện nguồn thu thấp, bệnh viện tuyến huyện, vùng khó khăn. Hình thức cấp kinh phí cho các CSYT công lập được chuyển đổi theo hướng giảm dần kinh phí cấp trực tiếp cho các CSYT sang cấp cho đối tượng thụ hưởng. Những năm gần đây, khi áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị SDNS theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP, tính tiền lương vào giá DVYT theo lộ trình tính giá dịch vụ đã làm giảm gánh nặng cho NSNN, làm thay đổi nhận thức của các CSYT công lập, thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ. NSNN phân bổ cho y tế hằng năm thay vì phân bổ nguồn NSNN cho các bệnh viện có mức độ tự chủ cao sẽ được chuyển sang phân bổ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng thông qua BHYT, tập trung cho các bệnh viện có mức tự chủ thấp, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, vùng khó khăn. Điều này đã tăng tính công bằng, minh bạch trong phân bổ ngân sách. Đồng thời, các bệnh viện cũng chủ động trong quản lý kinh phí, tránh tình trạng ỷ lại vào NSNN, tăng chất lượng DVYT.

Bốn là, có sự tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong việc lập, tổng hợp, thẩm định báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSNN cho y tế.

Quyết toán chi thường xuyên NSNN cho y tế những năm qua ở các đơn vị SDNS y tế đã thực hiện đúng quy trình, mẫu biểu, thời gian. Đồng thời, các cơ quan chức năng như cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc, kiểm toán và các cấp chính quyền đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị SDNS y tế trong việc lập, tổng hợp, thẩm định báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSNN cho y tế, đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý của các báo cáo quyết toán.

Năm là, đảm bảo tính kỷ luật, tuân thủ trong kiểm tra và đánh giá chi thường

xuyên NSNN cho y tế.

Quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế mặc dù đã có định hướng chuyển đổi phương thức quản lý theo đầu ra nhưng trong giai đoạn 2017 - 2020, quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế chủ yếu vẫn thực hiện phương thức quản lý theo đầu vào. Do đó, việc kiểm tra và đánh giá quản lý chi thường xuyên NSNN cho y tế thực hiện chặt chẽ theo các yếu tố đầu vào, đảm bảo tính tuân thủ trong thực hiện ngân sách. Các kiểm tra và đánh giá này được thực hiện chủ yếu bởi cơ quan tài chính ở các cấp ngân sách và cơ quan KBNN.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở việt nam (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w