Đánh giá quy trình mới

Một phần của tài liệu Đề xuất cải tiến quy trình kiểm soát chất lượng cho in nhãn giấy bằng phương pháp in kỹ thuật số (Trang 74)

Trong quy trình mới nhóm nghiên cứu đề xuất đã giải quyết được một số vấn đề ở quy trình cũ bao gồm:

+ Thay đổi file đầu vào ở định dạng Jpeg sang định dạng PDF sẽ giải quyết được công đoạn kiểm tra file tốt hơn. Nhân viên có thể dựa vào các bước kiểm tra file trong phần đề xuất của nhóm để kiểm tra file PDF.

+ Công đoạn in thử đã có thêm các bước kiểm tra để đánh giá tờ in tốt hơn trước khi mang ra in sản lượng. Kèm với đó là có thêm các cách kiểm tra khác thay vì sử dụng mắt thông thường. Đề xuất bổ sung thêm máy móc có thể hỗ trợ quá trình kiểm tra chất lượng bề mặt in, màu sắc,…

+ Bổ sung thêm công đoạn và các bước kiểm tra in sản lượng ở quy trình cũ

không có. Điều này giúp nhân viên đánh giá được tờ in sản lượng có đạt những yêu cầu trong tờ in thử kiểm tra trước đó.

+ Công đoạn thành phẩm cắt, nêu ra một số tiêu chí cho nhân viên dựa vào đó nhận xét chất lượng sản phẩm sau khi thành phẩm đã đạt chưa.

Dựa vào quy trình mới cùng với các bước cần kiểm tra ở mỗi công đoạn, nhóm đã đề xuất thêm các phiếu kiểm tra hỗ trợ nhân viên ở phần phụ lục.

64

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 5.1 Kết luận

Hiện nay nhu cầu cần in nhãn hangtag số lượng vừa và nhỏ ngày càng tăng, nên phương pháp in kỹ thuật số đang là thế mạnh để giải quyết vấn đề đó. Nhận ra được lợi thế, một số công ty và doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trong lĩnh vực này. Tuy nhiên vẫn có những công ty, doanh nghiệp vẫn chưa có sự quan tâm đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm. Dựa vào thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn và thực hiện đề tài với những nội dung sau:

Chương 1 Tổng quan: phân tích vấn đề thực tế để lựa chọn hướng đi cho đề tài, xác định đối tượng nghiên cứu, thực hiện các mục tiêu đề ra đối với nhãn in kỹ thuật số cụ thể là nhãn hangtag thông qua thực tế quan sát, phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hóa lại lý thuyết.

Chương 2 Cơ sở lý thuyết: tìm hiểu về phương pháp in tĩnh điện. Tìm hiểu chung về loại nhãn hangtag, đặc biệt đối với chất liệu giấy. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng hiểu được tầm quan trọng của thiết kế để có thể thu hút được khách hàng. Nhóm nghiên cứu có tìm hiểu thêm những yếu tố tác động, các chuẩn kiểm tra sử dụng in kỹ thuật số.

Chương 3 Khảo sát thực tế: nhóm nhiên cứu đã quan sát thực tế sản xuất tại công ty Wunderlabel, phân tích những vấn đề về quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng.

Chương 4 Đề xuất quy trình: nhóm đề xuất một quy trình kiểm soát chất lượng mới. Bên cạnh đó, nhóm đề xuất sử dụng phiếu kiểm tra được thiết kế dựa vào những đối tượng cần kiểm tra và yêu cầu. Phiếu kiểm tra nhằm mục đích giúp nhân viên tránh những thiếu sót trong quá trình kiểm tra, đồng thời rút ngắn thời gian đào tạo những người mới.

Để đảm bảo tính khoa học và khả thi của đề tài, nhóm nghiên cứu cần phải triển khai quy trình kiểm soát chất lượng tại nhiều công ty. Tuy nhiên thời gian có hạn nên nhóm chưa thực hiện việc thực nghiệm và đánh giá, đây là một hạn chế còn thiếu sót của đề tài.

5.2 Hướng phát triển.

Hy vọng với đề xuất kiểm soát chất lượng của của nhóm nghiên cứu, sẽ đánh giá tính khả thi của quy trình cần thực hiện tại nhiều công ty, doanh nghiệp để cải tiến và điều chỉnh. Đồng thời có thể phát triển cho kiểm soát chất lượng in nhãn giấy với số lượng trung bình và lớn, kết hợp giữa phương pháp in kỹ thuật số và thành phẩm theo hướng công nghiệp

65

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU KIỂM TRA FILE THIẾT KẾ

Đối tượng kiểm tra Yêu cầu

Khổ trải Kiểm tra Artboard ☐

Kiểm tra cạnh sản phẩm trên file………. ☐

Tràn nền Bleed: 3mm ☐ 5mm ☐ Khác:…………..☐

Số màu Màu process: ☐

Chữ 1 màu ☐ >2 màu ☐ Overprint chữ đen ☐ Knockout chữ trắng ☐ Font Type 1 ☐ Type 2 ☐

True Type ☐ (phải creat outline nếu có)

Layer Kiểm tra ☐

Hiệu ứng Độ phân giải 300 ppi ☐

Hình ảnh bitmap Place hình ☐ ICC profile ☐ Định dạng ảnh: PSD ☐ TIFF ☐ Khác ☐ Độ phân giải: Nén hình ảnh ☐

Đường line 1 màu 0.15pt ☐

>2 màu 0.3pt ☐ Ghi chú:

Đánh vào ☒ nếu có

Ngày tháng năm Nhân viên kí tên

66

Phụ lục 2

PHIẾU KIỂM TRA FILE PDF

Đối tượng Yêu cầu

Chuẩn PDF

PDF/X-4 (PDF 1.6) ☐ Chuẩn khác: ☐

Trang Kiểm tra Page size ☐ Kiểm tra Page Box ☐

Kiểm tra TrimBox ☐

Màu

Đúng với số màu cần in ☐

TAC 280% ☐ (giấy không tráng phủ)

TAC không quá 400% ☐ (giấy có tráng phủ) Không gian màu CMYK ☐

Không chứa không gian màu RGB, Lab ☐ Kiểm tra tách màu ☐

Rendering Hình ảnh ☐ Text ☐ Line art☐

Transparency Không Transparency ☐

Layer Không Layer ☐

Font Kiểm tra Font ☐

Chữ 1 màu 3pt ☐ >2 màu trở lên 5pt ☐

Overprint chữ đen ☐ Knockout chữ trắng ☐

Đường line 1 màu 0.15pt ☐

>2 màu 0.3pt ☐ Hình ảnh màu và

Grayscale

Độ phân giải tối đa: 300 ppi ☐ Độ phân giải tối thiểu: 225 ppi ☐ Nén hình ảnh ☐

Hình ảnh Monochrome

Độ phân giải tối đa: 1200 ppi ☐ Độ phân giải tối thiểu: 800 ppi ☐ Nén hình ảnh ☐

Chú thích và các đối tượng khác

Kiểm tra đủ theo yêu cầu ☐ Không cài đạtt bảo mật vào file ☐ Ghi chú:

67 Đánh vào ☒ nếu có

Ngày tháng năm Nhân viên kí tên

Phụ lục 3

PHIẾU KIỂM TRA TRƯỚC KHI IN

Đối tượng Yêu cầu

Giấy

Bề mặt giấy vào: Đạt ☐ Không đạt ☐ Cạnh giấy: Đạt ☐ Không đạt ☐ Kích thước: Đạt ☐ Không đạt ☐ Định lượng:……… Độ dày:………..

Mực Kiểm tra: Đạt ☐ Không đạt ☐

Đơn vị in

Đầu giấy: Đạt ☐ Không đạt ☐

Đơn vị bên trong: Đạt ☐ Không đạt ☐ Lỗi phát sinh:……… Ghi chú:

Đánh vào ☒ nếu có

Ngày tháng năm Nhân viên kí tên

68

Phụ lục 4

PHIẾU KIỂM TRA IN THỬ

Đối tượng Kết quả

Kiểm tra đường đi của giấy

Đạt ☐ Không đạt ☐ Kiểm tra sự toàn

vẹn của tờ in

Đạt ☐ Không đạt ☐

(Mép giấy không bị chạm, tưa, rách,gấp góc, phải thẳng)

Kiểm tra chi tiết trên tờ in

Đạt ☐ Không đạt ☐

(chất lượng các chi tiết trên tờ in) Kiểm tra khả năng

bám mực

Đạt ☐ Không đạt ☐

(Dùng băng keo kéo mạnh ra kiểm tra mực tróc) Kiểm tra bong tróc

mực

Đạt ☐ Không đạt ☐ (Dùng tay chà lên bề mặt) Kiểm tra khô mực,

lem mực

Đạt ☐ Không đạt ☐ (Kiểm tra trên bề mặt) Kiểm tra chồng

màu chính xác

Đạt ☐ Không đạt ☐

(Độ lệch cho phép là 0.05 mm) Kiểm tra sự chồng

khít của 2 mặt tờ in

Đạt ☐ Không đạt ☐ Ghi chú:

Đánh vào ☒ nếu có

Ngày tháng năm Nhân viên kí tên

69

Phụ lục 5

PHIẾU KIỂM TRA IN SẢN LƯỢNG

Đối tượng Yêu cầu

Kiểm tra màu đồng đều Kiểm tra ΔE <2.5 Đạt ☐ Không đạt ☐

Sai lệch màu:………tờ Kiểm tra chồng màu

Kiểm tra số lượng 5 tờ Đạt ☐ Không đạt ☐ (Lệch tối đa 0.05 mm)

Chất lượng in ra

Màu sắc: Đạt ☐ Không đạt ☐ Chồng màu: Đạt ☐ Không đạt ☐ Chi tiết in: Đủ ☐ Không đủ ☐

Không lệch bon: Đạt ☐ Không đạt ☐

Chồng khít cho in 2 mặt: Đạt ☐ Không đạt ☐ Chất lượng trên tờ in: Đạt ☐ Không đạt ☐ Lỗi phát sinh:……….

Số lượng Đủ ☐ Không đủ ☐

Ghi chú:

Đánh vào ☒ nếu có

Ngày tháng năm Nhân viên kí tên

70

PHIẾU KIỂM TRA THÀNH PHẨM

Đối tượng Yêu cầu

Cắt thành phẩm (sai số 0.5 mm)

Quy cách: Đạt ☐ Không đạt ☐ Đường cắt: Đạt ☐ Không đạt ☐ (kiểm tra có bị lệch không) Mép cắt: Đạt ☐ Không đạt ☐ (kiểm tra có râu rác)

Thành phẩm đóng gói

Bề mặt sản phẩm: Đạt ☐ Không đạt ☐

(kiểm tra lại bề mặt có lỗi từ in hay cắt thành phẩm, kiểm tra theo xác suất)

Dây xỏ đủ số lượng: Đủ ☐ Không đủ ☐ (dựa vào đơn hàng để lấy đủ số lượng) Số lượng thành phẩm: Đủ ☐ Không đủ ☐ (bao để hàng để gửi khách hàng phải có cả dây và hangtag)

Ghi chú:

Đánh vào ☒ nếu có

Ngày tháng năm Nhân viên kí tên

Một phần của tài liệu Đề xuất cải tiến quy trình kiểm soát chất lượng cho in nhãn giấy bằng phương pháp in kỹ thuật số (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)