Dựa vào kiến thức đã học và thực tế quan sát quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng, nhóm nghiên cứu phân tích một số vấn đề còn hạn chế trong các bước của quy trình này:
- Công đoạn kiểm tra file đầu vào
+ File đầu vào có định dạng Jpeg, hạn chế khả năng kiểm tra file của nhân viên. Họ không thể tác động vào bên trong phần tử bị lỗi nếu phát hiện ra.
+ Định dạng file Jpeg khi phát hiện lỗi hay thiếu nội dung không thể sửa lỗi nên phải chờ khách hàng gửi file lại, mất thời gian sản xuất.
+ Định dạng file Jpeg chỉ cho phép nhân viên thu phóng hình ảnh, có thể gây ra lỗi sai kích thước nội dung trong hangtag.
- Công đoạn kiểm tra in thử
+ Chỉ sử dụng mắt và cảm quan để đánh giá tổng thể chất lượng cả bài in.
+ Có khả năng sai lệch màu do mắt và cảm nhận màu mỗi người khác nhau.
+ Có khả năng sai lệch về chồng màu đối với các đơn hàng cần in 4 màu, lỗi có thể nhỏ nhưng dùng mắt chỉ có thể đánh giá khách quan hoặc nếu có kiểm tra kĩ hơn sẽ tốn nhiều thời gian đánh giá.
+ Chưa kiểm tra khả năng khả năng bám mực, để có sự đánh giá về khả năng
mực khô trên bề mặt giấy cũng như hệ thống làm khô của máy in.
+ Đơn hàng in hai mặt chỉ kiểm tra khách quan bằng mắt, không đảm bảo hai
mặt in sẽ khớp với nhau, nội dung có thể bị thiếu hoặc sai lệch. Từ đó có thể dẫn đến việc khách hàng thông báo trả hàng để in lại vừa mất thời gian lần chi phí sản xuất.
+ Thiếu bước kiểm tra sau khi in sản lượng đối với đơn hàng lớn: Sau khi in sản lượng nhất là những đơn hàng có số lượng hangtag lớn nhân viên sau khi in sẽ chuyển sang cắt thành phẩm bỏ qua công đoạn kiểm tra lại. Thiếu bước kiểm tra sản lượng sẽ không đảm bảo tờ in thật có chất lượng như tờ in thử.
- Công đoạn kiểm tra thành phẩm: Nhân viên chỉ thực hiện công đoạn cắt, xé
rìa trên máy cắt Graphtec FC 2000 và chuyển sang cho phía nhân viên đóng gói, chưa có sự đánh giá và thông báo về chất lượng hangtag sau khi cắt từ phía nhân viên cắt giấy.
Do thiếu các bước kiểm soát chất lượng, thiếu thiết bị kiểm tra, chính vì vậy nhóm nghiên cứu đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng ở chương 4.
37
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
4.1 Phân tích và lựa chọn công nghệ phù hợp với in Hangtag bằng phương pháp in kỹ thuật số
4.1.1 Máy in
Hangtag là một sản phẩm có kích thước nhỏ nên ta lựa chọn máy in có khổ nhỏ. Tuy nhiên không lựa chọn máy khổ quá nhỏ như A4, A3 mà nên có chọn một khổ giấy vừa phải, phù hợp và tiết kiệm. Thông thường là các loại giấy làm hangtag có định lượng trên 250 gsm tương đương với giấy in bao bì hộp giấy. Vì vậy, in dạng tờ rời chứ không thể in dạng cuộn, mặt khác thì việc in tờ rời cũng giúp hangtag dễ thành phẩm hơn trong những công đoạn kế tiếp. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng những loại giấy có định lượng lớn hơn tùy khả năng tương thích của máy. Phương pháp in tĩnh điện được cho là có thể phù hợp với in hangtag. Hangtag thông thường sẽ có một mặt hoặc hai mặt, mặt trước hangtag với nhiều màu sắc sẽ được in bằng máy offset và mặt sau chứa dữ liệu biến đổi sẽ in bằng máy kỹ thuật số. Đôi khi cả hai mặt sẽ được in bằng máy kỹ thuật số nếu như số màu và khả năng phục chế của máy có thể đáp ứng được. Máy in được chọn sử dụng ở đây là máy Konica Minolta AccurioPress C3070
Máy Konica Minolta AccurioPress C3070 có thể in 2 mặt, màu sắc và khả
năng phục chế tốt, tốc độ in nhanh, in được giấy có định lượng lên đến 350 gsm đáp ứng được nhu cầu in Hangtag với số lượng từ ít đến trung bình với giá thành hợp lí.
Các tính năng nổi bật:
- Máy hỗ trợ xử lý với độ phân giải 1.200 dpi cho sản phẩm sắc nét và sống
động. 1.200 dpi hạn chế hiện tương moiré, nổi hột và vỡ hạt cho hình ảnh mượt mà hơn.
- Năng suất cao: Tốc độ in tăng khoảng 14% (60ppm >> 71ppm) đối với kích thước A4 và khoảng 18% đối với kích thước A3 so với model cũ Konica C2060. Konica C3070 mới duy trì tốc độ không đổi lên tới 216 gsm, góp phần tăng năng suất.
+ Tối đa: lên tới 758.000 bản in A4/tháng + Trung bình: lên tới 150.000 bản in A4/tháng
- Tương thích với nhiều độ dài giấy để mở rộng dịch vụ in: Ngoài các công việc in ấn các khổ thông thường như: A4, A3… , máy in nhanh Konica C3070 còn hỗ trợ linh hoạt các khổ đặc biệt khác như: SRA3 (330 x 487mm), khổ banner 330 x 1.300mm, cũng như có thể lựa chọn thêm tính năng in banner tự động 2 mặt với kích thước chiều dài lên tới 762 mm… góp phần mở rộng các dịch vụ và tạo ra thêm cơ hội kinh doanh mới cho các nhà in.
38
- Hỗ trợ nhiều loại giấy: Máy in laser công nghiệp Konica C3070 có khả năng
in giấy dày cao, lên tới định lượng 350gsm. Cải tiến này giúp Konica C3070 đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của các nhà in cho 1 loạt ứng dụng như: in nhanh card visit trên giấy C300 Pindo, in trên giấy Ivory, Conqueror định lượng 300 gsm…
- In phong bì tốc độ cao với bộ phận sấy mực chuyên dụng: Khi chọn thêm Bộ
phận sấy mực dành riêng cho inphong bì [EF-103], Konica Minolta C3070 có thể in phong bì ổn định và chất lượng cao, ngay cả khi thực hiện in tốc độ cao. Ngoài ra, có thể sử dụng 1 số các phong bì phổ thông, dán sẵn trên thị trường để in, giúp góp phần giảm chi phí in ấn nói chung.
- Hỗ trợ chất lượng cao được thiết lập: Simitri HD E Toner, một loại mực mới được phát triển giúp tăng cường chất lượng hình ảnh và tiết kiệm năng lượng cùng một lúc. Cấu trúc lai 3D có chứa các polyme chức năng đảm bảo mức độ tương thích cao với tất cả các loại phương tiện và cho phép thực hiện các kết cấu tự nhiên lý tưởng. Ngoài ra, nó chỉ đòi hỏi một lượng nhiệt nhỏ để nung chảy, góp phần đáng kể vào việc giảm tiêu thụ năng lượng.
- Công nghệ xử lý hình ảnh tiên tiến: Công nghệ xử lý hình ảnh cải tiến của Konica Minolta SEAD V được hỗ trợ với thế hệ xử lý hình ảnh ASIC mới và các chức năng điều chỉnh màu hoàn toàn tự động cung cấp các sản phẩm in với chất lượng tốt nhất.
Hình 4. 1 Mực in Simitri HDE
39
- Xử lý đường viền: Máy in Konica Minolta C3070 được trang bị chức năng xử
lý mỏng để cải thiện các hiện tượng như dày đặc các ký tự và làm mờ nét chữ, và với chức năng xử lý tăng cường đường viền giúp cải thiện độ rách của các ký tự viền và ký tự trong màu trung gian chất lượng nhân vật và mức độ dễ đọc.
- Xử lý màn hình linh hoạt: Trang bị tổng cộng 12 loại màn hình; Màn hình 6
chấm, 3 màn hình dòng và 3 màn hình FM có sẵn để sử dụng phù hợp với các ứng dụng và mục đích như đầu ra bằng chứng, in ảnh và triệt tiêu moire.
Hình 4. 3 Xử lí đường viền
40 - Cải thiện tính ổn định màu sắc, điều khiển ổn định hình ảnh theo thời gian thực: Chức năng này điều khiển độ ổn định hình ảnh trong các khoảng thời gian ngắn trong quá trình in liên tục bằng cách phát hiện các bản vá chỉnh sửa mật độ và các bản vá lỗi đường kính được tạo trên đai truyền trung gian với cảm biến IDC, cung cấp chất lượng ổn định cao cho nhiều mật độ thông qua 2 loại hiệu chuẩn mật độ.
4.1.2 Giấy in.
Trên thị trường giấy sử dụng trong ngành in có rất nhiều loại và định lượng khác nhau. Để phân nhóm giấy in người ta thường dựa vào các yếu tố như: Độ láng, độ trắng của giấy thông thường giấy được phân làm 2 loại chính là Tráng phủ (Coated) và không tráng phủ (Uncoated).
❖ Giấy tráng phủ (Coated papers)
Là những loại giấy có bề mặt láng bóng và có độ phản xạ ánh sáng cao giúp việc tái tạo hình ảnh với màu sắc sinh động. Lớp tráng phủ bởi cao lanh thường được sử dụng, ngoài ra còn có loại giấy tráng phủ bằng lớp kim loại (giấy metalize). Một số loại giấy sử dụng phổ biến trong nhóm này là:
- Giấy Couche thuộc nhóm giấy loại 1, 2. Loại giấy được tráng phủ bởi cao lanh (hoặc vật liệu tương đương) trên mặt giấy: Nhẳng - mượt, sáng, chắn sáng tốt, bám dính và hấp thụ mực đồng đều. Vì vậy nó thích hợp cho in Offset những hình ảnh nhiều màu sắc với độ sắc nét và độ tương phản cao. Có 2 loại mặt giấy: Gloss (mặt giấy láng - bóng) và Matt (mặt giấy mịn - mờ). Ứng dụng trong in sách, tạp chí, lịch, catalogue, brochure, áp phích quảng cáo...
- Giấy Bristol, Ivory có độ cứng cao hơn so với loại giấy Couche cùng định lượng. Ứng dụng để in túi giấy, bao bì hộp giấy cao cấp như hộp mỹ phẩm, hộp quà tặng, hộp thuốc…
- Giấy Decal có một mặt được tráng phủ keo và bồi thêm lớp đế.
❖ Giấy không tráng phủ (Uncoated papers)
41 Là những loại giấy có bề mặt nhám, không láng bóng. Tùy vào độ trắng khác nhau mà các loại giấy thuộc nhóm này cũng cho chất lượng màu sắc in ra khá tốt. Thường khi in trên các loại giấy này thì độ sắc nét của hình ảnh in không cao. Các loại giấy được sử dụng phổ biến trong nhóm này là:
- Giấy Fort thuộc nhóm giấy loại 4. Giấy Fort Là loại giấy phổ biến và thông dụng, định lượng thường là 70-80-90g/m2… Giấy fort có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, bao thư nhỏ, giấy note, letter head (giấy tiêu đề), hóa đơn, tập học sinh…
- Giấy Kraft là loại giấy làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm, được xử lý qua quá trình kraft. Vì vậy, đây cũng được coi là loại giấy tái sinh. Giấy kraft thường có màu truyền thống là giấy kraft vàng và kraft trắng. Giấy Karft có tính chất đanh, dẻo dai và tương đối thô. Độ bền kéo, xé lớn, bắt mực tốt. Loại giấy này thường được dùng để sản xuất các loại bao bì như túi xách, phong bì, giấy gói, lớp lót. Định lượng giấy trung bình thường 50-175 gsm.
- Giấy mỹ thuật là loại giấy có lớp gân theo thớ giấy, thường có nhiều màu nhiều loại gân ứng dụng trong in thiệp mời, name card cao cấp…
- Giấy Cacbonless là loại giấy bề mặt có phủ lớp thuốc ứng dụng để in các loại hóa đơn.
❖ Kiểm soát giấy in
Giấy in cần phải đảm bảo các thông số tiêu chuẩn về màu sắc, độ trắng và độ bóng của giấy trong dung sai cho phép Trong trường hợp không tìm được nhà cung cấp giấy đạt chuẩn, ta có thể tìm đến những nhà cung cấp vật liệu có tính ổn định cao để có thể xây dựng điều kiện in (icc profile) riêng.
Giấy in phải được khí hậu hóa để đảm bảo độ ẩm ổn định. Độ ẩm giấy in thông thường trong in offset tờ rờ nằm trong khoảng khoảng 5% - 7%.
Tờ giấy phải thẳng, không nhăn nheo,phồng, cong vênh, gãy hay gấp góc Trên bề mặt không bị dính bụi, dặm, dấu vân tay Tờ giấy sau khi tráng phủ phải khô, không dính vào nhau Nếu in hai mặt thì phải tráng phủ cả hai và kiểm tra cả hai mặt giấy
Giấy phải được để tại xưởng in ít nhất là 24h trước khi in Bọc giấy lại để tránh bụi bẩn dính vào giấy Xưởng in có nhiệt độ tiêu chuẩn là 68-76 độ F và 45-55% RH. Đủ số lượng sau khi đã bù trừ cho công đoạn in và thành phẩm. Kiểm tra xem đúng loại giấy khách hàng yêu cầu chưa, có lẫn giấy khác vào không. Giấy in là một trong những yếu tố quan trọng đến chất lượng in chung. Tính chất giấy cần kiểm tra và đánh giá vì nó có ảnh hưởng trong quá trình in nên việc lựa chọn giấy in cần quan tâm:
42 + Về yêu cầu: Những tính chất cần quan tâm gồm định lượng, độ dày, độ ma sát, hướng sớ giấy, độ nhẵn, độ ẩm, độ trắng, sáng và độ bụi giấy đã được nhóm trình bày trong mục 2.3.4 Đặc điểm của vật liệu in Hangtag giấy.
+ Tiêu chuẩn: Giấy in trong phương pháp Offset cũng được sử dụng cho in kỹ
thuật số nên có thể dựa theo tiêu chuẩn ISO 12647
Bảng 4. 1 Thông số các loại giấy theo tiêu chuẩn ISO 12647-2
Đặc tính Loại giấy L a b Độ bóng (%) Độ sáng theo ISO (%) Định lượng (g/m2) 1 Giấy tráng phủ bóng, có nguồn gốc từ gỗ (couche bóng) 93(95) 0(0) -3(-2) 65 89 115 2 Giấy tráng phủ mờ, có nguồn gốc từ gỗ (couche Matt) 92(94) 0(0) -3(-2) 38 89 115 3 Giấy không tráng phủ, trắng (giấy viết, giấy Ford) 92(95) 0(0) -3(-2) 6 93 115 Dung sai ±3 ±2 ±2 ±5 - -
Loại giấy tham chiếu 94.8 -0.9 2.7 70 - 80 78 150
Lựa chọn ICC Profile theo MediaStandard
Bảng 4. 2 Lựa chọn ICC theo MediaStandard
ISO 12647-2 Tên nội bộ của ICC Tên file ICC Đường cong
tầng thứ Giấy loại 1 & 2: tráng
phủ bóng hoặc mờ. Định lượng giấy HWC nằm trong khoảng từ 80 tới 250 g/m2.
Độ phân giải tram AM
150 tới 240 dpi
ISO Coated v2 (ECI) ISO Coated v2 300% (ECI) ISOcoated_v2_eci. icc ISOcoated_v2_300 _eci.icc K: Curve B CMY: Curve A
Giấy loại 1 & 2: tráng phủ bóng hoặc mờ.
PSO Coated NPscreen ISO12647 (ECI) PSO_Coated_NPsc reen_ISO12647_ec i.icc K: Curve F CMY: Curve F
43 Tram Scholastic 20 μm PSO Coated 300% NPscreenISO12647 (ECI) PSO_Coated_300_ NPscreen_ISO126 47_eci.icc
Giấy loại 4: Giấy trắng không tráng phủ có nguồn gốc từ gỗ. Định lượng giấy từ 51 tới 80 g/m2
Cho tram AM có độ phân giải 150 Dpi
PSO LWC Improved (ECI) PSO_LWC_Impro ved_eci.icc K: Curve C CMY: Curve B
Giấy loại 4: Giấy trắng không tráng phủ có nguồn gốc từ gỗ. Tram Scholastic 30 μm PSO Uncoated NPscreen ISO12647 (ECI) PSO_Uncoated_N Pscreen_ISO12647 _eci.icc K: Curve F CMY: Curve F
Giấy loại 5: Giấy tái chế không tráng phủ màu ngả vàng. Tram AM có độ phân giải 150 dpi. ISO Uncoated Yellowish ISO uncoatedyellowish. icc K: Curve D CMY: Curve C
Do nhóm nghiên cứu giới hạn đề tài là loại giấy Couche kết hợp với bảng lựa chọn ICC theo MediaStandard nên đề xuất lựa chọn giấy như sau:
Giấy Couche là loại giấy được tráng phủ bởi cao lanh (hoặc vật liệu tương đương) trên mặt giấy: Nhẵn - mượt, sáng, chắn sáng tốt, bám dính và hấp thụ mực đồng đều. Cho nên những hình ảnh khi được in nhiều màu sắc với độ sắc nét và độ tương phản cao.
Có 2 loại mặt giấy: Gloss (mặt giấy láng - bóng) và Matt (mặt giấy mịn - mờ). ICC Profile phù hợp: ISO Coated v2 (ECI), ISO Coated v2 300 (ECI).
4.1.3 Mực in.
Phương pháp in tĩnh điện có 2 loại mực cơ bản là mực bột và mực lỏng:
- Mực bột có kích thước hạt mực lớn (5-10 micron),độ bóng thấp, lớp mực dày và không đồng đều làm cho chất lượng thấp, khi in các nét mảnh sẽ không sắc nét.
- Mực lỏng có kích thước hạt mực nhỏ hơn (1-2 micron), độ bóng cao, lớp mực lỏng và đồng đều sẽ làm cho chất lượng hình ảnh cao, sắc nét.
Tuy nhiên đối với máy in Konica Minolta C3070, mực in được sử dụng là mực in độc quyền đến từ nhà sản xuất – Mực Simitri HDE.
Konica Minolta đã phát triển loại mực polymer hóa độc quyền của mình dành cho khách hàng sử máy in Konica. Kích thước cực nhỏ và hình dạng đồng đều của
44 các hạt mực Simitri® HD E siêu mịn đảm bảo chất lượng hình ảnh cao nhất, cũng như tái tạo sắc nét của bản vẽ văn bản và đường kẻ. Các hình ảnh được tạo ra có các