Tổ chức độc lập nghiên cứu, đề xuất, đánh giá các tiêu chuẩn chất lượng trong toàn bộ ngành in ấn và truyền thông dành cho các công ty từ lớn đến nhỏ. Tiêu chuẩn hướng tới trải dài từ thiết bị, quy trình, vật tư tới sản phẩm liên quan. Tổ chức hoạt động dưới sự bảo trợ của AiF, Tổ chức nghiên cứu công nghiệp Liên bang Đức thay cho Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang.
2.4.2 Tiêu chuẩn của Fogra áp dụng vào in kỹ thuật số
PSD (Process Standard Digital): Là sách hướng dẫn đề xuất từ Fogra với mong muốn người sử dụng hiểu và kiểm soát quá trình in kỹ thuật số để hướng tới việc dự đoán được sản phẩm đầu ra. Đây không phải là một cuốn sách viết ra tiêu chuẩn trong đó được ưu tiên mà phải được kết hợp với những tiêu chuẩn từ ISO khác như ISO 3664 dùng đánh giá hình ảnh, ISO 15311 dùng đánh giá chất lượng mực trên giấy, ISO 13655 dùng đo màu, ISO 14861 dùng kiểm tra chất lượng bản in thử.
2.5 Kiểm soát quy trình
Cần có một bộ thông số tối thiểu để xác định các đặc tính kỹ thuật khác để tái tạo màu sắc của sản phẩm in. Do đó, điều quan trọng là tất cả các cá nhân chịu trách nhiệm tạo dữ liệu, xử lí, kiểm tra và in ấn đều đồng ý với bộ thông số này. Đây là khái niệm cơ bản của ISO 12647. Những yêu cầu này xác định các đặc điểm cụ thể cho các quy trình như offset, ống đồng, flexo hoặc in kỹ thuật số. Khái niệm này là cơ sở cho 15311, tuy nhiên, các tham số của ISO 12647, ngoại trừ các phần -7 và -8 không cho phép xác định rõ các tham số quy trình chính có ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc điểm của hình ảnh. Trong khi phần 7 và 8 của ISO 12647 chỉ định các yêu
24 cầu đối với in thử kí mẫu để xác nhận đơn hàng được sản xuất, họ đề cập đến các yếu tố của in proof và không cung cấp các tiêu chí và yêu cầu cụ thể cho sản xuất kỹ thuật số.
Mặt khác, PSD là quy trình độc lập, PSD xây dựng cho tất cả các điều kiện in dự định, bao gồm các quy trình áp dụng cho phương pháp in kỹ thuật số. Các điều kiện đầu ra và cuối cùng cho các sản phẩm in, từ in khổ nhỏ đến biểu ngữ khổ lớn. Xác định trước về chất lượng hình ảnh và chất lượng sản phẩm dự kiến có thể dựa trên các tiêu chí chất lượng hình ảnh in cụ thể. Khái niệm về PSD dựa trên sự tách biệt giữa kiểm soát quy trình và đảm bảo chất lượng.
2.5.1 Kiểm soát quy trình
Kiểm soát quy trình, như được sử dụng ở đây, bao gồm tất cả các cài đặt cụ thể, các biện pháp trực quan và công cụ tương ứng để thiết lập một điều kiện in ổn định và có thể lặp lại. Do đó, các biện pháp kiểm soát quá trình phụ thuộc rất nhiều vào việc công nghệ in và phương pháp được sử dụng.
2.5.2 Nguyên tắc chung để kiểm soát quy trình cho các quy trình in kỹ thuật số
Hình 2. 19 Nguyên tắc chung để kiểm soát quy trình cho các quy trình in kỹ thuật số
Không giống với in offset, không có thông số thống nhất hoặc trình tự các bước kiểm soát quá trình in và kiểm soát chất lượng cụ thể nào cho in kỹ thuật số vì sự khác nhau về nhiều yếu tố như thiết bị, vật liệu, công nghệ ghi ảnh và các loại mực sử dụng… Để kiểm soát quá trình in và quản lý chất lượng trong in kỹ thuật số, PSD cung cấp các nguyên tắc chung có thể được sử dụng và áp dụng cho tất cả các quy
25 trình in kỹ thuật số. Đây là sơ đồ được Fogra xây dựng thành công cho phép các nhà sản xuất tham khảo và phát triển qui trình kiểm soát chất lượng.
❖ Kiểm soát thiết bị
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của cả quy trình. Chương trình bảo trì thiết bị do nhà sản xuất cung cấp hướng dẫn thực hiện các bước cân chỉnh để đưa các thiết lập về theo chuẩn ban đầu. Các bước bảo trì này cân chỉnh lại các cảm biến và thành phần bên trong máy in giúp nó trở lại hoạt động chính xác như ban đầu và nó bao gồm cả các bước thực hiện quản lý màu. Theo khuyến nghị nên bảo dưỡng máy hàng ngày vào đầu ca tùy vào khối lượng công việc thực tế mà lịch bảo dưỡng có thể thay đổi. Tuy vậy nhưng việc bảo dưỡng máy không thể thay thế sự kiểm tra chất lượng hình ảnh in bằng mắt và các thiết bị trên tờ in.
❖ Kiểm soát vật liệu
Bước thứ hai là lựa chọn các vật liệu sao cho tương thích với máy in. Việc phân loại vật liệu in cũng rất quan trọng, có thể chia thành hai nhóm chính là loại vật liệu tráng phủ và không tráng phủ. Đánh giá khả năng tương thích của vật liệu với máy in thông qua các tính chất vật lí như khả năng in, khả năng di chuyển của vật liệu trong máy in. Sau khi lựa chọn được loại vật liệu thích hợp cần lưu ý đến các thông số kỹ thuật sẽ cài đặt như định lượng giấy, tốc độ in, chế độ in, độ đàn hồi… chính xác để hạn chế tối đa các lỗi có thể xảy ra. Ở bước này cần phân biệt giữa kiểm tra độ tương thích của vật liệu với thiết bị và kiểm tra độ tương thích của vật liệu với phần mềm (RIP). Kiểm tra với thiết bị là kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất (ví dụ như kiểm tra các đầu ghi, đầu in, vòi phun mực…). Kiểm tra với phần mềm là liên quan đến chương trình điều khiển hoặc các bảng điều khiển (ví dụ như: Fiery, Creo). Nhưng thỉnh thoảng tờ in thử sẽ được yêu cầu để kiểm tra sự ảnh hưởng máy in lên vật liệu bằng cách in một bản test form của Fogra mà không sử dụng quản trị màu thường được gọi là “ColorManagement OFF” hoặc “NONE”.
❖ Chọn không gian màu tham chiếu
Trước khi tiến hành thực hiện các bước tiếp theo cần kiểm tra không gian màu có thể phục chế được của thiết bị (Gamut). Khi không có một điều kiện in cụ thể nào được đề ra, khuyến nghị là nên áp dụng tiêu chuẩn FOGRA39 hoặc ISO 12647 – 2. Và ICC profile “ISO Coated V2 (eci)” được xem như là tài liệu tham khảo cho tất cả các máy in kỹ thuật số trên thế giới.
❖ Phân tích điều kiện in
Việc phân tích điều kiện in là rất quan trọng để quy trình đạt được hiệu quả cao nhất. Đầu tiên cần kiểm tra khả năng tái tạo màu, các màu mặc định (thường là 4 màu
26 cơ bản CMYK) được in ra cho giống với các màu tham chiếu. Xác định được sai số khi in chồng màu, ước tính khoảng không gian màu từ vùng sáng tới vùng tối mà thiết bị có thể phục chế được. Phân tích điều kiện in thực tế bao gồm các khía cạnh sau:
- Kiểm tra trực quan để xem xét độ đồng đều và độ mịn của màu, từ đó tùy chọn chế độ in và tách màu thích hợp.
- Độ ổn định khi in: Thiết lập thói quen chạy máy trước khi in như, thời gian cần thiết để khởi động máy hoặc số lượng tờ in cần thiết để đảm bảo ổn định khi in
- Độ phủ mực và các yếu tố môi trường như nhiệt độ phòng, độ ẩm. ❖ Định chuẩn thiết bị
Định chuẩn thiết bị là quá trình cân chỉnh lại tất cả các thiết bị trong một hệ thống in về một tiêu chuẩn chung (thường là về chuẩn ban đầu của nhà sản xuất) để có thể tái tạo một cách chính xác bài mẫu. Theo ISO 13655 định nghĩa chuẩn hóa thiết bị là tập hợp các hoạt động được xây dựng trên một điều kiện cụ thể.
Mỗi phương pháp in kỹ thuật số có một phương pháp chuẩn hóa thiết bị riêng. Do đó mà phương pháp chuẩn hóa chung thích hợp cho cả kỹ thuật in tĩnh điện và kỹ thuật in phun là đối chiếu với tiêu chuẩn của in offset. Nó chỉ ra được kết quả của việc tăng giảm lượng mực trong quá trình in.
Chuẩn hóa, hiệu chỉnh thiết bị là phương tiện để tạo profile cho thiết bị, nó giúp khôi phục lại điều kiện in ổn định một cách dễ dàng hơn. PSD xây dựng dựa trên nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử cho phép thu thập và điều chỉnh dữ liệu điện tử trong quá trình in kỹ thuật số.
❖ Mô tả đặc tính thiết bị
Mục đích của việc tạo profile là thiết lập lại các thông số điều kiện in hoàn toàn mới cho thiết bị. Custom Destination Profiles được tạo riêng cho từng máy in để điều chỉnh lượng mực, tạo sự tương đồng về màu sắc giữa các máy in khác nhau. Nó còn có tác dụng giữ cho màu sắc được ổn định giữa các lần in trên cùng một máy in.
Để tiến hành tạo profile đầu tiên cần in một thang kiểm tra màu CMYK ví dụ như ECI (1485 patches) hoặc IT.8/7 – 4 (1617 patches). Cách sắp xếp bố cục của thang kiểm tra phải phù hợp với thiết bị đo được sử dụng. Profile cho thiết bị đầu ra dựa trên nền RGB như màn hình cũng được thực hiện tương tự. Có rất nhiều hãng sản xuất cung cấp thang kiểm tra màu. Những hệ thống in nhiều màu không tách màu theo bốn màu CMYK hay RGB hiện nay như HexaChrome không được PSD khuyến nghị. Hệ thống in nhiều màu có thể được điều chỉnh thông qua CMYK hay RGB được coi là hệ thống đầu ra “bình thường”. Thang kiểm tra màu được đọc bằng máy quét. Các phần mềm đọc dữ liệu đã được quét, rồi tạo ra một tập hợp các dữ liệu thể hiện đặc tính của thang kiểm tra màu đó.
27 Một số tiêu chuẩn quốc tế như ISO 12647 hay ISO 13655 yêu cầu báo cáo dữ liệu đã thu thập được bằng những định dạng file cụ thể. Những định dạng file này sử dụng mã ASCII – một loại mã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. ISO 28178 được thiết kế để hỗ trợ tất cả các chuẩn nào yêu cầu đo đạt, thu thập và tính toán dữ liệu. Điều quan trọng là phải chọn điều kiện đo thích hợp để đảm bảo phù hợp với điều kiện đo lường và tình trạng in ấn thực tế. Dựa vào kết quả của bước 4, nhiều tờ in phải được đo đạt, tính toán và xem xét kỹ lưỡng.
❖ Quản trị màu
Bước xác nhận hoặc chuẩn đoán này cho phép kiểm tra hai vấn đề sau: - Sự ổn định của hệ thống in và điều kiện in cụ thể (1:1)
- Sự tương tác của biến đổi của màu sắc trước và sau khi ổn định điều kiện in đã đề cập trước đó.
Yếu tố đầu tiên là sự thay đổi so với thiết lập ban đầu là chế độ 1:1, có nghĩa là chỉ có biến đổi một chiều. Trên thực tế ta có thể phát hiện sự thay đổi của tờ in bằng cách trực quan.
Bằng cách sử dụng chế độ in trên thiết bị (Device mode) để kiểm tra các vấn đề liên quan đến máy in và chế độ giả lập trên máy tính (Simulation mode) để bổ sung màu sắc, ta có thể chỉnh sửa, giải quyết được khá nhiều lỗi và sự cố có thể xảy ra trong quá trình in.
Fogra Media Wegde CMYK V.3 được thiết kế và khuyến nghị cho cả hai chế độ trên. Màu sắc thể hiện trên tờ in phụ thuộc vào điều kiện in và thực hiện quản lý màu. Màu trên màn hình và trên tờ in thường không giống nhau vì mực in trên thực tế thường không tinh khiết như trong lý thuyết gây ra sự nhiểm bẩn màu sắc. Điều này có thể dễ dàng thấy được khi quan sát bằng mắt thường.
❖ Đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Mục tiêu của bước cuối cùng này cũng như của toàn quy trình là đạt được sự chính xác và đồng đều nhất quán về màu sắc và sẽ được theo dõi trên một số máy in khác nhau theo thời gian. Để đạt được điều này, phải có một profile màu đích dùng chung cho tất cả các máy in. Mỗi máy in sẽ có sự điều chỉnh để đáp ứng được các điều kiện in ấn trung bình, có thể sử dụng không gian màu hẹp hơn so với không gian màu chuẩn nhưng cho phép in với chất lượng tốt hơn tùy với từng đơn hàng cụ thể.
Điều quan trọng cần lưu ý là quy trình quản lý chất lượng theo PSD không đề cập đến các giá trị tuyệt đối của hình ảnh in. Nó chỉ được sử dụng để tạo ra sản phẩm in gần giống với mẫu nhất. Một số bước trong quy trình không quan tâm đến lựa chọn đường dẫn dữ liệu (Data path) nhưng nhiều hoạt động khác lại phụ thuộc rất nhiều vào phần mềm. Trích dẫn “PSD_ProcessStandard Digital Handbook 2016 Step by
28 Step toward Printing the Expected”. Tiêu chuẩn in kỹ thuật số được thiết lập ra dùng để chuẩn hóa quá trình in kỹ thuật số, trong đó Process Standard Digital (PSD) là một chuẩn của Fogra dựa trên tiêu chuẩn ISO 13655 cho việc đo và quản lý màu sắc
Để tiến hành thực hiện kiểm tra trực quan trong chuẩn PSD, ta cần: - Đảm bảo máy in đã được bảo trì, cân chỉnh và ổn định.
- Sử dụng một bản test chart và in ra với máy in mình có. Bản test chart này phải đảm bảo được độ phân giải, lượng mực được in, và các ô phải phù hợp có thể đo được bởi các thiết bị theo chuẩn ISO 13655. Ví dụ như: iO, i1 của X – Rite; FD – 5 của Konica Minolta… Kết hợp với thang kiểm tra của Forga và các hình ảnh để kiểm tra chất lượng in.
- Tiến hành in từ 3-5 tờ bản test chart và dùng máy đo màu để đo các ô màu. Đo ít nhất 2 tờ in để đảm bảo độ chính xác.
- Phân tích, so sánh và đánh giá các trị số màu đo được của từng kênh màu
CMYK với chuẩn cho trước.
- Khi các giá trị màu đã được cân chỉnh, ta tiến hành tạo Profile cho máy in và lưu lại.
- Dùng máy để in thử và tạo điều kiện in mới cho máy in, khi đó ta sẽ gán Profile vừa tạo được vào.
- So sánh không gian màu giữa Profile tự tạo và Profile theo chuẩn ISO 12647 – 2.
29
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CHO IN NHÃN GIẤY BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN KỸ THUẬT SỐ TẠI CÔNG TY
WUNDERLABEL