6. Giới hạn đề tài
2.5.3. Tờ in thử kiểm tra vị trí (sơ đồ bình)
Tờ in thử kiểm tra sơ đồ bình là tờ in thử giống tờ in sản lượng với máy in Offset tờ rời. Tờ in này phải có đủ các chi tiết về bon chồng màu, bon thành phẩm, thang kiểm tra màu, các bù trừ khoảng cách để bộ phận chế bản kiểm tra lần cuối cùng trước khi chuyển sang công đoạn làm phim trong công nghệ CTF hoặc ghi kẽm trong công nghệ CTP.
Kiểm tra các định vị, vị trí, có độ dài khoảng bù trừ nhíp giữa các máy in và máy gia công thành phẩm trong các công đoạn tiếp theo. Tờ in còn dùng để kiểm tra sơ đồ bình, các khoảng cách bù trừ giữa các sản phẩm khi thành phẩm để đảm bảo các tờ in sau khi in có thể bắt tay sách tự động hoặc khoảng cách giữa các hộp đủ lớn để làm khuôn bế.
Tờ in kiểm tra sơ đồ bình được in trắng đen có thể in khổ lớn đúng với kích thước thật của tờ in hoặc in bằng máy in để bàn để kiểm tra vị trí sơ đồ gấp tay sách mà không cần kích thước chính xác, do nhân viên chế bản kiểm tra.
Hình 2.5 Tờ in thử kiểm tra sơ đồ bình 2.5.4. Tờ in thử ký mẫu màu
Tờ in thử ký mẫu với khách hàng là tờ in để cam kết giữa khách hàng và nhà in đảm bảo về màu sắc và nội dung của tờ in. Tờ in này thường có hai dạng chỉ thể hiện mỗi sản phẩm hoặc thể hiển tất cả các yếu tố của bài in sản lượng về kích thước, hình ảnh, đồ hoạ, chữ, tất cả các chi tiết có trên sản phẩm và phục chế được màu sắc gần nhất với kết quả của bài in thật. Đây là tờ in xác định yêu cầu khách hàng về màu sắc cuối cùng của sản phẩm của họ. Nếu khách hàng không chấp nhận nhà in sẽ phải chỉnh sửa lại file theo yêu cầu khách hàng.
Với nhà in tờ in thử màu sắc giúp nhà in đánh giá khả năng phục chế màu sắc của nhà in. Dự đoán trước kết quả của quá trình in trước khi sản xuất.
Với khách hàng tờ in thử màu sắc giúp khách hàng biết trước kết quả của sản phẩm trước khi in trong một phạm vi sai số cho phép. Từ đó khách hàng có thể đánh giá sản phẩm, thay đổi nếu cần thiết.
Trong quy trình sản xuất để có thể tạo được tờ in này nhà in cần phải có đáp ứng nhiều yếu tố phục chế, vật liệu và công nghệ.
Tờ in thử ký mẫu với khách hàng phải được in màu bằng máy in kỹ thuật số và in đúng với kích thước thật của sản phẩm. Khách hàng khi đã đồng ý với màu sắc và nội dung của tờ in sẽ ký tên vào tờ in đó và giữ một bản, nhà in sẽ giữ một bản – tờ in này sẽ là tờ in mẫu cho quá trình in.
Hình 2.6 Tờ in thử ký mẫu 2.5.5. Tờ in vỗ bài
Đây là tờ in được in trực tiếp bằng máy in sản lượng, khách hàng ký duyệt trong quá trình sản xuất. Đôi khi có một số khách hàng không ký duyệt mẫu qua mẫu màu in kỹ thuật số mà ký duyệt trực tiếp trên tờ in canh bài, nếu không đồng ý màu sắc ở bất kì vị trí nào trên tờ in thì nhà in phải điều chỉnh ngay lập tức. Nếu khách hàng đồng ý thì ký tên lên tờ in đó và tờ in đó được xem như bài mẫu cho công đoạn in và các công đoạn sau đó.
Tờ in vỗ bài không phải lúc nào cũng có, tùy thuộc vào nhu cầu ký duyệt của khách hàng. Tờ in vỗ bài đôi khi in theo tiêu chuẩn hoặc in theo mong muốn của khách hàng.
Hình 2.7 Tờ in vỗ bài
2.6. Các phương pháp tạo tờ in thử trên vật liệu không thấm hút 2.6.1. In gián tiếp (Hệ thống Kodak Approval Proofing) 2.6.1. In gián tiếp (Hệ thống Kodak Approval Proofing)
Hệ thống hình ảnh màu kỹ thuật số Kodak Approval NX là một giải pháp hoàn chỉnh về phần cứng, phần mềm với các khả năng in được màu trắng lót và màu kim loại để tạo mẫu thử cho các phương pháp in Offset, Flexo hoặc in ống đồng. Hệ thống Kodak Approval NX có khả năng tạo tờ in thử chính xác về màu sắc, dựng mockup giúp đảm bảo màu sắc chính xác giữa thiết kế bao bì được ký mẫu và sản phẩm in cuối cùng., mô phỏng hình dạng sản phẩm sau khi thành phẩm.
Công nghệ Kodak Recipe Colour Technology và Kodak Approval Digital Donors được kết hợp linh hoạt để dự đoán chính xác màu sắc của quá trình in và màu pha. Không giống như các giải pháp in phun khác tạo ra màu sắc tại chỗ khi xây dựng quy trình, Hệ thống Kodak Approval NX tạo ra một chấm màu chính xác. của Hệ thống Kodak Approval NX là khả năng chuyển hình ảnh lên các chất nền khác nhau: giấy, màng, nhựa PET và nhựa PVC, còn có các loại vật liệu dẻo như chất nền poly và kim loại trong suốt.
Các màu mực được truyền qua vật mang trung gian bằng tia laser qua các tờ mang mực (được cắt từ các cuộn). Các cuộn này được chứa trên một hệ thống lưu trữ. Mỗi cuộn dành cho một màu (cyan, magenta, yellow, black) và có thêm một vị trí dành cho màu đặc biệt. Tờ mang mực được ổn định trên trống in nhờ chân không. Các màu được chuyển qua vật mang trung gian theo từng màu một và được định vị chính xác qua bốn tờ mang mực. Chúng được giữ trên trống bằng một hệ thống hút chân không riêng. In nhiệt thăng hoa là cách in gián tiếp, mực truyền từ vật thể trung gian (ở đây gọi là donor) đến vật liệu bằng sự khuếch tán. Nhiệt làm nóng chảy mực, mực được bay hơi tại từng vùng do tác dụng của nhiệt (sự thăng hoa) và bắt đầu quá trình khuếch tán lên bề mặt vật liệu in - được tráng phủ đặc biệt để giữ được màu mực khuếch tán.
Hình 2.8 Nguyên lý hoạt động phương pháp in gián tiếp
2.6.1.2. Hệ thống Kodak Approval
Hệ thống Kodak Approval sử dụng công nghệ in nhiệt thăng hoa. Việc điều chỉnh năng lượng cung cấp cho các điểm ảnh bằng tia laser, lượng mực in có thể thay đổi được nhờ sự khuếch tán, tạo ra các điểm có kích thước bằng nhau nhưng mật độ khác nhau. Có thể sử dụng hệ thống này để tạo tờ in thử, dựng mẫu thử cho kỹ thuật in Offset truyền thống. Một hệ thống khi hoạt động cần phải có sự phù hợp giữa: vật mang mực, vật mang trung gian và giấy nhận mực. Hệ thống đầu ghi cũng phải được điều khiển ở mức năng lượng phù hợp (thường là 256 mức/8 bit).
Hình 2.9 Hệ thống Kodak Approval
Với cách thức này nhiều giá trị xám có thể phục chế trên mỗi điểm ảnh phụ thuộc vào lượng mực được khuếch tán. Quá trình này được điều khiển bởi nhiệt độ hoặc khoảng thời gian của tín hiệu nhiệt (tạo ra thời gian gia nhiệt). Khác với in truyền nhiệt có kích thước điểm tram thay đổi, ở đây đường kính của điểm trame sẽ không đổi mặc dù mật độ màu thay đổi. Nếu in chuyển nhiệt chỉ phục chế được hai giá trị xám với cùng kích thước điểm tram thì in nhiệt thăng hoa có thể tạo ra nhiều giá trị xám trên mỗi điểm.
Hình 2.10 Cấu trúc của vật mang mực (donor)
Cấu trúc của vật mang mực (donor): được thiết kế riêng phù hợp với thiết bị. Sau khi mực được truyền đi, phần còn lại trên bề mặt của donor không dùng được cho in nữa, đây cũng là tính sử dụng kém của dạng donor tờ rời. Vật mang mực này có dạng cuộn hoặc tờ rời, độ dày đặc trưng khoảng 10 µm, trong đó lớp mực có chiều dày khoảng 3 µm. ngoài ra còn có lớp màng bảo vệ dày khoảng 2 µm. Lớp màng bảo vệ
này có nhiệm vụ đảm bảo việc truyền nhiệt tốt từ hệ thống ghi ảnh và đồng thời phải an toàn đối với vật liệu in mỏng. Với vật liệu dạng cuộn, từng màu riêng biệt sắp xếp lần lượt theo nhau trên ruy-băng. Các màu mực truyền xuống vật liệu in hoàn toàn trong một đơn vị in. In truyền nhiệt cho nhiều màu cũng theo cách này nhưng chỉ in ba màu Cyan, Magenta, Yellow, Black được in đè lên chúng.
Cấu tạo của vật liệu trung gian:
Hình 2.11 Cấu tạo của vật liệu trung gian
Gồm 4 lớp: Lớp vỏ polymer nhận màu, lớp đệm, lớp Aluminum phản xạ, lớp đế polyester. Đây là vật liệu nhận mực và sau đó truyền lên vật liệu in.
2.6.2. In trực tiếp
Một trong những kỹ thuật in không sử dụng bản in phổ biến dùng cho hệ thống in kỹ thuật số là in phun. Công nghệ in phun là phương pháp in trực tiếp từ dữ liệu số (computer-to-print), không cần thông qua bộ phận tải hình trung gian mà việc tạo hình ảnh được thực hiện trực tiếp lên bề mặt vật liệu in. Dữ liệu in dưới dạng số được truyền đến cơ sở dữ liệu để điều khiển đầu phun bằng các tín hiệu điện tử. Trong trường hợp này đơn vị tạo hình chính là hệ thống phun mực, truyền mực lên giấy qua các vòi phun, hầu hết là trực tiếp hoặc tùy theo ứng dụng mà những kỹ thuật in gián tiếp được dùng. Do đó trong hệ thống gồm những đơn vị chức năng như hệ thống tạo hình, bộ phận trung gian truyền hình ảnh, đơn vị cấp mực được kết hợp vào trong một module riêng và chúng truyền mực trực tiếp lên giấy.
2.6.2.1. In phun Piezo
Đặc điểm của in phun Piezo
In phun Piezo là công nghệ in tạo ra hình ảnh trực tiếp không dùng bản in, phổ biến trong hệ thống in kỹ thuật số bằng cách phun các giọt mực trực tiếp lên bề mặt vật liệu in: giấy in, nhựa, vải hoặc các chất liệu khác theo cơ chế dao động cơ học. Khác với hệ thống in phun nhiệt, hệ thống in phun Piezo dựa trên cơ điện có thể định vị với tần số cao và các loại mực sử dụng đa dạng. Hiện nay, máy in phun được sử
dụng phổ biến cho qui mô in vừa và nhỏ, giá thành rẻ nhưng cũng có phân khúc dành cho loại máy cao cấp.
Nguyên lý của in phun Piezo
Để phun mực ra khỏi đầu in, đầu in Micro Piezo sử dụng vật liệu áp nhiệt có thể uốn cong khi có dòng điện đi ngang qua. Thành phần tạo ra chất áp điện được thiết kế nằm ngay phía sau của vòi phun. Khi có một dòng điện đi qua, vật liệu này sẽ uốn cong về phía sau ép vào mực và đẩy chính xác lượng mực cần thiết từ khoang chứa vào khoang đốt mực. Khi đảo mạch điện, các thành tố áp điện uốn rất nhanh theo chiều ngược lại, đẩy mực ra khỏi đầu in với tốc độ cao.
Nhờ công nghệ áp điện, lượng mực bơm vào và đẩy ra khỏi đầu in được kiểm soát chính xác bằng cách thay đổi dòng điện tác động vào các chất áp điện. Do đó, đầu in có thể đẩy giọt mực ra ngoài theo kích cỡ mong muốn.
Hình 2.12 Nguyên lý in phun Piezo
Ưu và nhược điểm công nghệ in phun piezo
Ưu điểm:
- Có thể phun hạt mực kích thước to nhỏ khác nhau tùy theo độ đậm nhạt.
- Hình ảnh in đạt chất lượng cao.
- Hoạt động ở nhiệt độ thấp nên đầu in bền hơn so với in phun nhiệt.
- Hộp mực in phun không cần đầu in đi kèm, tiết kiệm chi phí.
- Thân thiện môi trường so phương pháp in truyền thống.
Do có thể phun được hạt mực kích thước nhỏ và có thể thay đổi kích thước hạt mực nên công nghệ in phun Piezo giúp tạo ra các tờ in có độ chính xác cao, hình ảnh sắc nét, mịn và chuyển tông tốt hơn.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc lớn vào đầu phun
- Chi phí đầu tư đắt tiền (đầu in, mực in)
- Sử dụng mực in phụ thuộc vào đầu phun 2.6.2.2. In tĩnh điện
Đặc điểm của in tĩnh điện
Công nghệ in lazer là phương pháp in kỹ thuật số gián tiếp nhưng không sử dụng bản in mà sử dụng ống quang dẫn làm vật trung gian, có khả năng thích ứng với rất nhiều chủng loại vật liệu in có cấu trúc bề mặt và độ dày khác nhau. Nó đã nhanh chóng trở thành một trong những lựa chọn in được ưa chuộng nhất của ngành công nghiệp nhãn và cá nhân hóa. Sử dụng công nghệ in trực tiếp từ các dữ liệu số gửi đến thẳng đầu in bằng tia lazer. Hệ thống in lazer tĩnh điện về cơ bản cũng giống như máy in Offset tờ rời sử dụng 4 màu in cơ bản CMYK hoặc sử dụng thêm các màu light cyan, light magenta, tờ in được vận chuyển nhờ dây đai dùng nhíp bắt. Công nghệ in lazer tĩnh điện cho phép tạo ra tờ in chất lượng cao với khoảng phục chế màu rộng và chính xác, hình ảnh sắc nét, tương đương đôi khi vượt trội hơn so với phương pháp in Offset và các kỹ thuật in khác.
Nguyên lý của in tĩnh điện
Bước 1: Tạo hình ảnh
Chiếu hình ảnh cần in lên bề mặt ống quang dẫn bằng tia lazer hay bởi các tia phát ra từ dãy đèn LED, nhờ tính đồng nhất của ống quang dẫn mà phần tử in và phần từ không tin được tích điện trái dấu. Vị trí của tia chiếu sáng tương ứng với hình ảnh in.
Bước 2: Hiện mực
Mực in đặc biệt ở dạng hạt hay dạng lỏng có thành phần khác nhau bao gồm pigment mang màu, dựa vào tính chất điện tích trái dấu hút nhau mực in mang điện tích trái với phần tử in. Hệ thống cấp mực không tiếp xúc trực tiếp với ống quang dẫn, mà mực in được truyền thông qua nguyên lý trái dấu điện tích. Các vùng được tích điện âm sẽ nhận mực, các vùng mang điện tích dương sẽ phân tán khi chiếu sáng. Hình ảnh ẩn trên ống quang dẫn sẽ hiện ra khi mực in bám vào.
Bước 3: Truyển hình ảnh
Thông qua hệ thống trung gian dạng trục hay băng truyền mực được truyền lên giấy. Tác động của nguồn điện trái dấu đặt dưới giấy tại vùng tiếp xúc tạo lực hút mực xuống bề mặt giấy Sự truyền mực được hỗ trợ thông qua sự tiếp xúc giữa bề mặt ống quang dẫn và giấy.
Bước 4: Ổn định mực
Đơn vị ổn định đảm bảo cho các hạt mực bám chắc và cũng tạo ra sự ổn định của hình ảnh in trên giấy. Bằng cách dùng nhiệt độ nung chảy hạt mực và dùng áp lực ép mực bám vào bề mặt giấy.
Bước 5: Làm sạch ống quang dẫn
Hình ảnh sau khi truyền lên giấy vẫn còn sót lại trên ống quang dẫn. Để chuẩn bị cho lần in tiếp theo bề mặt ống được làm sạch bằng cơ và trung hòa điện tích. Dùng bàn chải mềm và vòi hút để lấy hết các hạt mực thừa bằng phương pháp cơ học. Trung hòa điện tích bằng cách chiếu sáng đồng bộ lên bề mặt ống. Sau đó tuần tự tiếp tục như ở bước 1.
Ưu điểm và nhược điểm công nghệ in tĩnh điện
Ưu điểm:
- Bề mặt in đa dạng.
- Phù hợp cho sản phẩm có số lượng in thấp.
- Máy in cho ra bản in hoàn hảo với màu đen đơn sắc.
- Chất lượng in cao, khả năng tái tạo hình ảnh với độ phân giải cao đến 2400 dpi, khả năng tái tạo được nhiều tông màu xám.
- Với 1 cụm in duy nhất: máy in nhỏ gọn với độ chính xác cao.
- Tốc độ khô nhanh. Nhược điểm:
- Sử dụng loại mực in đặc biệt, đắt tiền dành riêng cho công nghệ in.
- Tính ổn định giữa các lần in chưa cao. 2.6.2.3. In phun nhiệt
Đặc điểm của in phun nhiệt
Với kỹ thuật in này, giọt mực chỉ được phun ra khi có hình ảnh cần in. Các giọt mực được tạo ra bằng phương pháp truyền nhiệt (in phun bong bóng).
Nguyên lý của in phun nhiệt
Hình 2.14 Nguyên lý của in phun nhiệt
Sử dụng trên cơ cấu đầu phun gắn liền trên hộp mực, bao gồm rất nhiều vòi phun