Tìm thị trường ngách để kinh doanh

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình dropshipping trên thị trường ebay (Trang 48 - 50)

4. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

4.1.3. Tìm thị trường ngách để kinh doanh

4.1.3.1. Tìm thị trường ngách dựa trên sở thích bản thân

Có một sự thật là người tiêu dùng thường chi tiêu nhiều tiền hơn cho đam mê, sở thích của bản thân. Một người thích nuôi chó, họ sẽ xem chú chó đó như là một thành viên trong gia đình, và họ sẵn sàng chi trả cho các loại đồ dùng hỗ trợ cho việc nuôi chó như đồ ăn riêng cho chó, thực phẩm chức năng cho chó vòng cổ cho chó hay thậm chí là quần áo chú chó đó. Tất cả đều phục vụ cho thú cưng của họ.

Hay như một người đàn ông thích đồ công nghệ, anh ta chi rất nhiều tiền để sưu tầm đồ công nghệ như bộ sưu tập máy chơi game, đồng hồ thông minh, robot hút bụi tự động, những chiếc điện thoại, laptop đắt đỏ.

Cũng như là nếu sản phẩm bán bắt nguồn từ đam mê và sở thích của bản thân thì sẽ rất dễ dàng cho việc mareketing của sau này. Bởi khi có đam mê về một điều gì đó, chúng ta sẽ có kiến thức về nó, ta sẽ có nhiều cái để nói về đam mê của mình với khách hàng, giống như việc bạn gặp một người có cùng sở thích với bạn vậy.

Hơn nữa, nếu thích may vá, đừng nghĩ rằng sản phẩm mình bán chỉ là những thứ mà may được, ta có thể bán những phụ kiện may mặc như vải vóc, rập, chỉ, suốt, ren, thước, kìm bấm hay thậm chí là cả máy may.

Nếu là người thích thể thao, muốn bán đồ thể thao, ta phải xem xét môn thể thao nào mình thích nhất, ngoài quần áo thể thao ra còn có những món đồ dùng thể thao nào đi kèm như tất, bình nước, túi đựng đồ tập để từ đó bạn có thể tìm được thị trường ngách phù hợp cho mình.

4.1.3.2. Tìm thị trường ngách thông qua công cụ tìm kiếm Google

Thực tế, không ít những ý tưởng kinh doanh xuất phát từ việc tìm kiếm từ khoá trên google. Hiện nay, Google có khá nhiều công cụ cung cấp về xu hướng truy vấn tìm kiếm của người dùng trên internet. Có cung ắt có cầu, chúng ta có thể sử dụng cách tìm kiếm này để lấy ý tưởng cho thị trường ngách của mình.

Google Search

Google có tính năng rất hay là tự đề xuất từ khoá phổ biến khác được mọi người tìm kiếm nhiều trước đây. Từ đó, chúng ta có thể tìm được thị trường ngách phù hợp để bắt đầu kinh doanh.

Hình 4.19. Công cụ google search (nguồn google.com)

Ví dụ: Bạn muốn kinh doanh mặt hàng áo thun, khi bạn gõ từ khoá “áo thun”, Google sẽ tự đưa ra một vài đề xuất như “áo thun tay dài”, “áo thun nữ đẹp”, “áo thun đồng phục”.

Nhưng đề xuất này cho chúng ta thấy được rằng đây là xu hướng phổ biến nhất mà mọi người đã tìm kiếm trên google về thị trường “áo thun”

Google Trends

Đây cũng là một công cụ miễn phí của Google, giúp chúng ta nghiên cứu rồi đánh giá và so sánh từ khóa để đưa ra những xu hướng có liên quan tới từ khóa đó để từ đó tìm ra ý tưởng cho thị trường ngách phù hợp. Google Trends sẽ giúp bạn biết được tần suất của từ khoá giống như bạn tìm kiếm theo thời gian, theo quốc gia.

Cũng từ việc sử dụng công cụ này, chúng ta sẽ biết được sản phẩm, thị trường ngách định bán có thuộc nhóm sản phẩm theo mùa vụ hay không. Vào thời điểm nào trong năm nhóm sản phẩm chúng ta kinh doanh được tìm kiếm nhiều nhất dựa vào sự tăng giảm của biểu đồ.

Ví dụ: bạn muốn bán dòng sản phẩm là đèn trang trí giáng sinh (christmas Light) chẳng hạn, bạn search từ khoá christmas light thì khi đó bạn sẽ thấy dòng sản phẩm này được mọi người truy vấn vào nhiều nhất vào khoảng tháng 12, đây chính là thời điểm lạnh nhất trong năm, và là mùa cao điểm, mọi người sẽ mua nhiều. Điều này cho chúng ta thấy được rằng, thời điểm kiếm tiền tốt nhất cho loại sản phẩm “christmas light” là vào ba tháng cuối năm.

Google Keyword plannner

Đây tiếp tục là một công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí của Google, chúng ta có thể sử dụng nó để tìm kiếm những dòng sản phẩm đang được ưa chuộng gần đây. Công cụ này dành cho các nhà quảng cáo của Google Adword và bất kể một người nào làm SEO trên Google đều cần.

Công cụ Google Keyword Planner có tác dụng giúp chúng ta xác định số lượt tìm kiếm dựa trên một mốc thời gian của một từ khoá tương tụ trên toàn cầu theo khu vực mà ta chọn, và nó cũng đề xuất rất nhiều từ khoá liên quan nữa.

Qua công cụ này chúng ta cũng phần nào đánh giá được nhu cầu của thị trường mà mình chọn, mức độ cạnh tranh cao hay thấp. Tuy nhiên, con số này chỉ đưa ra cho chúng ta gợi ý về thị trường ngách đễ dễ dàng lựa chọn hơn. Mức độ cạnh tranh này không hẳn là yếu tố đưa ra quyết định thị trường ngách mà bạn tìm kiếm có phù hợp hay không, chúng ta còn rất nhiều cách tiếp cận đến nhóm khách hàng tiềm năng nhờ các nền tảng social media khác.

4.1.3.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Việc nghiên cứu đổi thủ cạnh tranh, chúng ta có thể phân tích và lên chiến lược kinh doanh cho riêng mình, qua đó học hỏi những được những cái hay từ đối thủ cạnh tranh và tránh khỏi những sai lầm mà họ đã từng gặp phải.

Ngay cả khi thị trường chúng ta chọn khá rộng và có nhiều đối thủ cạnh tranh thì cũng đừng quá lo lắng. Việc của chúng ta là phân tích đối thủ và tìm ra những điểm khác biệt so với họ để tạo ra bước đột phá.

Xem đối thủ bán sản phẩm nào “hot” để bán theo. Vào gian hàng của đối thủ xem họ đang đăng bán những mặt hàng gì, mặt hàng nào đang chạy để mình bán cùng. Họ có bán kết hợp combo không, cách thiết lập đặt giá có phù hợp không? Từ đó rút ra kinh nghiệm để gia tăng doanh số cho bản thân.

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình dropshipping trên thị trường ebay (Trang 48 - 50)