Trở thành người bán uy tín Top Rate Seller

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình dropshipping trên thị trường ebay (Trang 34)

4. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

3.1.5. Trở thành người bán uy tín Top Rate Seller

Yêu cầu để trở thành Top Rate Seller

- Bán được trên 100 đơn tới Mỹ.

- Tổng tiền > 1000$.

- Tài khoản trên 3 tháng.

- < 2% fb tiêu cực.

- Tỷ lệ xử lý trễ đơn hàng < 0.5%.

Tác dụng

- Giảm 10% phí list hàng.

- Ưu tiên hiển thị khi tìm kiếm.

- Tăng uy tín, bán hàng giá cao mà vẫn có người mua.

Lợi ích

- Giảm 20% phí giá trị cuối cùng nếu đáp ứng được Best Match For Listings bao gồm 1 ngày handling time (xử lý đơn hàng) hoặc ngắn hơn, đồng thời có 14 ngày hoặc lâu hơn cho phép trả lại hàng với tuỳ chọn trả lại tiền (14-day or longer returns policy with money-back option).

- Gia tăng kết quả tiềm kiếm (Best Match search) cho tất cả Fixed Priced listings.

- Huy hiệu nổi bật “Top rated seller badge” sẽ được gắn liền với các trang listing.

- Nhận được thông tin mới nhất, chương trình khuyến mãi đặc biệt và các khoá dạy bán hàng mới do chính eBay soạn thảo.

- Được hoàn trả các loại lệ phí nếu người mua không trả tiền (unpaid Item Protection). 3.1.6. Chạy quảng cáo trên eBay và tối ưu quảng cáo

3.1.6.1. Đối với việc đăng sản phẩm theo phương pháp truyền thống

Hình 3.1. Chạy quảng cáo trên eBay (Nguồn eBay.com)

- Click chọn vào ô số 1

- Đặt % tỷ lệ hiện thị cho người tiêu dùng, % càng cao thì số tiền phải chi cho eBay càng nhiều (ô số 2)

- Chọn chiến dịch bạn muốn chạy cho sản phẩm (ô số 3)

3.1.6.2. Đối với việc đăng sản phẩm bằng công cụ hỗ trợ (DSM TOOL)

Sau khi list sản phẩm bằng DSM TOOL chúng ta vào lại listing eBay và tiến hành chạy quảng cáo cho sản phẩm đã đăng.

Hình 3.2. Chạy quảng cáo trên eBay (Nguồn eBay.com)

Hình 3.3. Chạy quảng cáo trên eBay (nguồn eBay.com)

- Chọn tỷ lệ hiện thị bạn muốn (ô số 1)

- Và chọn chiến dịch bạn muốn cho sản phẩm (ô số 2)

3.6.1.3. Kết quả

Vào Marketing  Promoted listing để xem và quản lý promote đã chạy

Hình 3.5. Chạy quảng cáo trên eBay (nguồn eBay.com)

3.2. Quản trị rủi ro

3.2.1. Tránh khoá tài khoản Paypal

- Hạn chế đăng nhập nhiều nơi: Chỉ nên sử dụng 1 máy tính, đăng nhập tại 1 nơi trên 1 trình duyệt. Nên logout khi ko cần dung.

- Ngoài ra còn sử dụng hệ thống VPS Virtual Private Server (máy chủ riêng ảo)

- 1 máy tính, 1 trình duyệt đăng nhập 1 tài khoản eBay. Nếu có 2 tài khoản eBay thì phải sử dụng trình duyệt khác hoặc share user trình duyệt

- Tuyệt đối ko mở cùng lúc 2 tài khoản cùng lúc trên 1 máy tính

- Tiền khách trả khi bán hàng sẽ trực tiếp chuyển vào tài khoản Paypal. Vì tài khoản mới chưa đủ uy tín nên Paypal sẽ giam tiền sau 21 ngày mới trả lại

- Thanh toán các các sản phẩm nhỏ ngoài eBay

- Không đăng nhập Paypal ở nhiều nơi, nhiều máy tính

- Cung cấp đầy đủ thông tin như Paypal yêu cầu: CMND, Sao kê ngân hàng. 3.2.2. Tránh khoá tài khoản eBay.

- Nguyên tắc lập 1 tài khoản eBay liên kết vào 1 tài khoản Paypal. Nếu tài khoản eBay bị khoá thì khi lập eBay mới phải liên kết vào Paypal mới

- EBay và Paypal chú ý đến Seller Việt Nam khá kỹ nên “HẠN CHẾ TỐI ĐA” đăng nhập eBay và Paypal ở nhiều nơi trên nhiều thiết bị di động. Chỉ đăng nhập eBay và Paypal trên 1 máy tính ở một nơi và trên 1 trình duyệt. Nếu có nhiều tài khoản eBay thì không đăng nhập 2 tài khoản cùng 1 lúc và đăng nhập khác trình duyệt.

- Cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân, địa chỉ Việt Nam và Mỹ

- Cập nhật tài khoản: cover, hình đại diện, lời chào

- Tạo độ tin tưởng: Mua hàng

3.2.3. Các sự cố gặp phải với khách hàng

Khách yêu cầu hoàn tiền (refund) vì hàng đến chậm, hoặc hỏng hóc, không đúng mô tả

Giải pháp: gửi tin nhắn cho khách hàng để hỏi nguyên nhân cụ thể. Có thể thương lượng với khách để chỉ refund một phần, sau đó refund phần tiền cho khách hàng, qua bên nhà cung cấp bên Amazon để khiếu nại và yêu cầu họ refund lại món hàng bị lỗi đó.

Khách yêu cầu hoàn đơn (return): Amazon cho phép chúng ta hoàn đơn lên đến 30 ngày. Vì vậy khi có khách hàng bên eBay yêu cầu return, chúng ta sẽ qua trang Amazon và yêu cầu return, in label và gửi cho khách bên eBay. Khi hàng đến tay người bán bên Amazon, chúng ta sang eBay và xác nhận return để khách hàng có thể nhận được tiền lại.

Hàng bị hết khi khách mua: Gửi tin nhắn xin lỗi đến khách hàng. Sau đó cancel đơn của khách (không được tự động cancel đơn của khách khi họ chưa đồng ý).

3.3. Kế hoạch tài chính

Bảng 3.1 Chi phí cần trả khi bán hàng eBay (Nguồn: Nhóm xây dựng)

Chi phí tool DSM TOOL $30/tháng Chi phí tool ZIKANALYTICS $30/tháng

Chi phí mua hàng 30% tổng doanh thu Chi phí trả cho PAYPAL 10% tổng doanh thu Chi phí trả cho eBay 10% tổng doanh thu Chi phí vận hành VPS (Virtual Private

Server)

17$/ Tháng

Chi phí tiếp thị (dự tính): quảng cáo eBay 6% tổng doanh thu Chi phí tài khoản Amazon business prime $1300/năm

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH.

Tóm tắt chương: Hướng dẫn cụ thể quy trình bán hàng trên eBay.com, một số công cụ hỗ trợ

và một số kết quả đạt được của nhóm

4.1. Quy trình làm Dropship eBay.

4.1.1. Tổng quan

Những điều cần chuẩn bị trước khi lập tài khoản bán hàng trên eBay:

- Thông tin cá nhân: chứng minh nhân dân (cmnd), bằng lái xe (blx), số điện thoại - 1 thẻ visa hoặc master card của ngân hàng. Nạp vào đó năm mươi nghìn (số tiền này

để Paypal xác nhận tài khoản mất $1,95). Các bước của quy trình:

- B1: Lập tài khoản Paypal

- B2: Lập tài khoản bán hàng trên eBay, liên kết với tài khoản Paypal - B3: Nghiên cứu thị trường ngách

- B4: Lựa chọn sản phẩm và đăng lên eBay để bán - B5: Quy trình xử lý đơn hàng

- B6: chăm sóc khách hàng 4.1.2. Cách lập tài khoản Paypal

Vào trang Paypal.com, chọn “bắt đầu” bên mục “mua bằng Paypal”

Hình 4.2. Cách lập tài khoản Paypal (nguồn Paypal.com)

Điền những thông tin cá nhân cần thiết mà Paypal yêu cầu để lập tài khoản. Tiếp theo chọn “Next”

Tiếp tục điền thông tin cá nhân được yêu cầu. Chọn “I confirm that I have read” để chấp nhận điều khoản Paypal đưa ra. Chọn “Agree and create account” để hoàn tất.

Hình 4.4. Cách lập tài khoản Paypal (nguồn Paypal.com)

Sau khi hiện thông báo như trên là đã hoàn tất việc tạo tài khoản Paypal. Tiếp theo là bước thiết lập liên kết thẻ ngân của chúng ta vào tài khoản để có thể sử dụng Paypal để nhận và rút tiền.

4.2.3. Cách lập tài khoản EBay

Vào eBay.com, chọn mục register để đăng kí tài khoản mới.

Hình 4.6. Cách lập tài khoản eBay (nguồn eBay.com)

Sau đó, điền thông tin của chúng ta muốn đăng kí với eBay. Điền hoàn tất thông tin và click Create account.

Vậy là hoàn tất việc tạo tài khoản eBay để sử dụng. Tiếp theo là bước để liên kết với tài khoản Paypal, vì Paypal là phương thức nhận tiền và thanh toán chính của chúng ta khi bán hàng trên eBay.

Hình 4.7. Cách lập tài khoản eBay (nguồn eBay.com)

Hình 4.8. Cách lập tài khoản eBay (nguồn eBay.com)

Ở mục “Paypal account information”, chọn “Link my Paypal Account” để liên kết với tài khoản Paypal.

eBay sẽ yêu cầu bạn điền thông tin cá nhân. Bước này cần điền chính xác thông tin dựa trên bằng lái xe hoặc cmnd của bạn để sau này dễ dàng xác minh lại tài khoản khi eBay yêu cầu. Hoàn tất xong chọn “Continue”.

Hình 4.10. Cách lập tài khoản eBay (nguồn eBay.com)

Sau khi click vào sẽ hiện ra trang đăng nhập Paypal, tiếp tục đăng nhập vào tài khoản Paypal.

Hình 4.11. Cách lập tài khoản eBay (nguồn eBay.com)

Nếu hiện ra thông báo như trên, tài khoản eBay của em đã liên kết với Paypal thành công. Bước cuối cùng là cập nhật tài khoản eBay trở thành tài khoản “Seller” để có thể bán hàng được trên eBay.com:

Hình 4.12. Cách lập tài khoản eBay (nguồn eBay.com)

Cũng ở trong mục “Account setting”, chọn phần “Personal Information”.

Hình 4.13. Cách lập tài khoản eBay (nguồn eBay.com)

Tiếp tục chọn “Update your automatic payment method”

Hình 4.14. Cách lập tài khoản eBay (nguồn eBay.com)

Hình 4.15. Cách lập tài khoản eBay (nguồn eBay.com)

Điền thông tin thẻ visa của bạn vào rồi chọn “continue”.

Hình 4.16. Cách lập tài khoản eBay (nguồn eBay.com)

eBay sẽ hiện ra thông báo yêu cầu bạn tạo tài khoản seller, chọn “Create a seller’s account”.

Hình 4.17. Cách lập tài khoản eBay (nguồn eBay.com)

eBay tiếp tục yêu cầu xác nhận thông tin mà chúng ta đã cung cấp, chọn “Text me” để nhận mã code xác minh lại số điện thoại đã cung cấp.

Điền code đã nhận được và chọn “Continue”. Vậy là đã xong, tài khoản eBay đã trở thành tài khoản seller, từ giờ đã có thể sử dụng để bán hàng trên eBay.

4.1.3. Tìm thị trường ngách để kinh doanh

4.1.3.1. Tìm thị trường ngách dựa trên sở thích bản thân

Có một sự thật là người tiêu dùng thường chi tiêu nhiều tiền hơn cho đam mê, sở thích của bản thân. Một người thích nuôi chó, họ sẽ xem chú chó đó như là một thành viên trong gia đình, và họ sẵn sàng chi trả cho các loại đồ dùng hỗ trợ cho việc nuôi chó như đồ ăn riêng cho chó, thực phẩm chức năng cho chó vòng cổ cho chó hay thậm chí là quần áo chú chó đó. Tất cả đều phục vụ cho thú cưng của họ.

Hay như một người đàn ông thích đồ công nghệ, anh ta chi rất nhiều tiền để sưu tầm đồ công nghệ như bộ sưu tập máy chơi game, đồng hồ thông minh, robot hút bụi tự động, những chiếc điện thoại, laptop đắt đỏ.

Cũng như là nếu sản phẩm bán bắt nguồn từ đam mê và sở thích của bản thân thì sẽ rất dễ dàng cho việc mareketing của sau này. Bởi khi có đam mê về một điều gì đó, chúng ta sẽ có kiến thức về nó, ta sẽ có nhiều cái để nói về đam mê của mình với khách hàng, giống như việc bạn gặp một người có cùng sở thích với bạn vậy.

Hơn nữa, nếu thích may vá, đừng nghĩ rằng sản phẩm mình bán chỉ là những thứ mà may được, ta có thể bán những phụ kiện may mặc như vải vóc, rập, chỉ, suốt, ren, thước, kìm bấm hay thậm chí là cả máy may.

Nếu là người thích thể thao, muốn bán đồ thể thao, ta phải xem xét môn thể thao nào mình thích nhất, ngoài quần áo thể thao ra còn có những món đồ dùng thể thao nào đi kèm như tất, bình nước, túi đựng đồ tập để từ đó bạn có thể tìm được thị trường ngách phù hợp cho mình.

4.1.3.2. Tìm thị trường ngách thông qua công cụ tìm kiếm Google

Thực tế, không ít những ý tưởng kinh doanh xuất phát từ việc tìm kiếm từ khoá trên google. Hiện nay, Google có khá nhiều công cụ cung cấp về xu hướng truy vấn tìm kiếm của người dùng trên internet. Có cung ắt có cầu, chúng ta có thể sử dụng cách tìm kiếm này để lấy ý tưởng cho thị trường ngách của mình.

Google Search

Google có tính năng rất hay là tự đề xuất từ khoá phổ biến khác được mọi người tìm kiếm nhiều trước đây. Từ đó, chúng ta có thể tìm được thị trường ngách phù hợp để bắt đầu kinh doanh.

Hình 4.19. Công cụ google search (nguồn google.com)

Ví dụ: Bạn muốn kinh doanh mặt hàng áo thun, khi bạn gõ từ khoá “áo thun”, Google sẽ tự đưa ra một vài đề xuất như “áo thun tay dài”, “áo thun nữ đẹp”, “áo thun đồng phục”.

Nhưng đề xuất này cho chúng ta thấy được rằng đây là xu hướng phổ biến nhất mà mọi người đã tìm kiếm trên google về thị trường “áo thun”

Google Trends

Đây cũng là một công cụ miễn phí của Google, giúp chúng ta nghiên cứu rồi đánh giá và so sánh từ khóa để đưa ra những xu hướng có liên quan tới từ khóa đó để từ đó tìm ra ý tưởng cho thị trường ngách phù hợp. Google Trends sẽ giúp bạn biết được tần suất của từ khoá giống như bạn tìm kiếm theo thời gian, theo quốc gia.

Cũng từ việc sử dụng công cụ này, chúng ta sẽ biết được sản phẩm, thị trường ngách định bán có thuộc nhóm sản phẩm theo mùa vụ hay không. Vào thời điểm nào trong năm nhóm sản phẩm chúng ta kinh doanh được tìm kiếm nhiều nhất dựa vào sự tăng giảm của biểu đồ.

Ví dụ: bạn muốn bán dòng sản phẩm là đèn trang trí giáng sinh (christmas Light) chẳng hạn, bạn search từ khoá christmas light thì khi đó bạn sẽ thấy dòng sản phẩm này được mọi người truy vấn vào nhiều nhất vào khoảng tháng 12, đây chính là thời điểm lạnh nhất trong năm, và là mùa cao điểm, mọi người sẽ mua nhiều. Điều này cho chúng ta thấy được rằng, thời điểm kiếm tiền tốt nhất cho loại sản phẩm “christmas light” là vào ba tháng cuối năm.

Google Keyword plannner

Đây tiếp tục là một công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí của Google, chúng ta có thể sử dụng nó để tìm kiếm những dòng sản phẩm đang được ưa chuộng gần đây. Công cụ này dành cho các nhà quảng cáo của Google Adword và bất kể một người nào làm SEO trên Google đều cần.

Công cụ Google Keyword Planner có tác dụng giúp chúng ta xác định số lượt tìm kiếm dựa trên một mốc thời gian của một từ khoá tương tụ trên toàn cầu theo khu vực mà ta chọn, và nó cũng đề xuất rất nhiều từ khoá liên quan nữa.

Qua công cụ này chúng ta cũng phần nào đánh giá được nhu cầu của thị trường mà mình chọn, mức độ cạnh tranh cao hay thấp. Tuy nhiên, con số này chỉ đưa ra cho chúng ta gợi ý về thị trường ngách đễ dễ dàng lựa chọn hơn. Mức độ cạnh tranh này không hẳn là yếu tố đưa ra quyết định thị trường ngách mà bạn tìm kiếm có phù hợp hay không, chúng ta còn rất nhiều cách tiếp cận đến nhóm khách hàng tiềm năng nhờ các nền tảng social media khác.

4.1.3.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Việc nghiên cứu đổi thủ cạnh tranh, chúng ta có thể phân tích và lên chiến lược kinh doanh cho riêng mình, qua đó học hỏi những được những cái hay từ đối thủ cạnh tranh và tránh khỏi những sai lầm mà họ đã từng gặp phải.

Ngay cả khi thị trường chúng ta chọn khá rộng và có nhiều đối thủ cạnh tranh thì cũng đừng quá lo lắng. Việc của chúng ta là phân tích đối thủ và tìm ra những điểm khác biệt so với họ để tạo ra bước đột phá.

Xem đối thủ bán sản phẩm nào “hot” để bán theo. Vào gian hàng của đối thủ xem họ đang đăng bán những mặt hàng gì, mặt hàng nào đang chạy để mình bán cùng. Họ có bán kết hợp combo không, cách thiết lập đặt giá có phù hợp không? Từ đó rút ra kinh nghiệm để gia tăng doanh số cho bản thân.

4.1.4. Tìm kiếm sản phẩm phù hợp để kinh doanh

Sản phẩm bán được quanh năm:

- Không thể phủ nhận được rằng, những dòng sản phẩm theo mùa vụ sẽ bán rất chạy, nhưng chỉ là vào đúng mùa đó. Như ví dụ sản phẩm đèn giáng sinh (christmas light) ở trên chẳng hạn, bạn chỉ bán được vào tháng 12 mà không bán được vào các tháng còn lại. Sản phẩm bán được quanh năm thuộc vào cách ngách đồ dùng gia đình, đồ điện tử, đồ làm đẹp, trang sức,…

- Đồ dùng gia đình cũng là một loại mặt hàng có thể bán được quanh năm và đối tượng mục tiêu chúng ta khá rộng rãi, các gia đình có thể mua thay thế vật dụng gia đình

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình dropshipping trên thị trường ebay (Trang 34)