Mô tả, thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của các bậc phụ huynh trên địa bàn nội thành hà nội (Trang 30 - 35)

2.3.4.1. Kích thước mẫu

Để có thể chạy kiểm định nhân tố khámjphá EFA thì mẫu cần có kích thước là N> 5*m

Để có thể chạy phân tích hồi quy tuyến tính đa biến thì mẫu cần có kích

thước là N> 50+8*m

Ở nghiên cứu này được thực hiện với kích thước của mẫu là 426 phần tử.

2.3.4.2. Khách thể nghiên cứu

Những phụ huynh đang sống tại nội thành Hà Nội ở độ tuổi từ 25- 50 tuổi. Phụhuynh đã, đang và sẽ cho con em (tuổi từ 1-17) theo học tại một TTNN.

2.3.4.3. Kết quả thống kê mô tả mẫu

Với số lượng phiếu khảo sát được phát ra là 500 bảng hỏi theo cả hai hình thức thu thập hỏi offline (hỏi trực tiếp) và hỏi online thì sốlượng bảng hỏi nhận về

là 474 bảng. Sau khi kiểm tra và đánh giá chất lượng bảng hỏi (Các bảng hỏi bị loại có 1 trong số những đặc điểm sau: Một là câu 1 phần giới thiệu để chọn lọc đối

tượng khảo sát thuộc Hà Nội hay thành phố khác. Khi chọn là thành phố khác thì bảng hỏi sẽ bị loại. Hai là bảng hỏi có những câu trả liên tiếp giống nhau. Ba là bảng hỏi chưa được hoàn thành). Sau khi lọc thì sốlượng bảng hỏi đạt tiêu chuẩn là 426 bảng. Kích thước mẫu này đủ lớn để thực hiện các phân tích tiếp theo (426>394 bảng). Trong 426 bảng hỏi bao gồm: 257 phiếu online, 169 phiếu trả lời trực tiếp.

a. Cơ cấu giới tính:

Hình 2.2 Biểu đồ biểu diễn cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu

Nhận xét: Trong 426 phiếu trả lời có 105 đáp viên Nam giới (chiếm 24.6%)

và 321 đáp viên Nữ (chiếm 75.4%). Nhìn vào con số này có thểđưa ra một dựđoán

b. Cơ cấu vềđộ tuổi Bảng 2.11 Cơ cấu tuổi của mẫu nghiên cứu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Từ25 đến 31 169 39.7 39.7 39.7 Từ32 đến 38 127 29.8 29.8 69.5 Từ39 đến 45 102 23.9 23.9 93.4 Từ46 đến 50 28 6.6 6.6 100.0 Total 426 100.0 100.0

Trong 426 phiếu trả lời có 169 đáp viên có tuổi từ 25 đến 31 tuổi (39.7%),

127 đáp viên có tuổi từ 32 đến 38 tuổi (29.8%), 102 đáp viên có tuổi từ39 đến 45 tuổi (23.9%), và 28 đáp viên ở tuổi từ 46 đến 50 tuổi (6.6%). Điều này có thể thấy rằng đa số các bậc phụ huynh thuộc tuổi từ25 đến 45 tuổi. Và ở nhóm từ46 đến 50 tuổi thì mức độ tìm kiếm TTNN cho con học là rất ít. Ngoài ra các bậc phụ huynh ở độ tuổi khác nhau sẽ có những đặc điểm về hành vi sẽ khác nhau, xét chung thì nhóm ở độ tuổi lớn hơn sẽ có những kinh nghiệm và trải nghiệm phong phú hơn người ít tuổi. Ngoài ra tuổi tác cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý, mức thu nhập

cũng khác nhau,... Chính vì vậy tuổi là một yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng nhất định đến hành vi của các bậc phụ huynh trong lựa chọn TTNN. c. Cơ cấu ngành nghề Bảng 2.12 Cơ cấu ngành nghề của mẫu nghiên cứu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Kinh Doanh Tự Do 100 23.5 23.5 23.5

Nhân Viên Văn Phòng 124 29.1 29.1 52.6

Nhân viên Công chức 112 26.3 26.3 78.9

Khác 90 21.1 21.1 100.0

Total 426 100.0 100.0

Nhận xét: Tỉ lệ các phần tử của mẫu khảo sát thuộc 4 ngành nghề là Kinh Doanh Tự Do (23.5%), Nhân Viên Văn Phòng (29.1%), Nhân viên Công chức (26.3%),Nghề nghiệp khác (21.1%). Mỗi đối tượng thuộc các nhóm ngành nghề

khác nhau thì sẽ có những tính chất, đặc điểm khác nhau và điều này sẽ có những

ảnh hưởng nhất định đối với quyết định của bậc phụ huynh về việc lựa chọn TTNN cho con theo học.

d. Cơ cấu về học vấn:

Bảng 2.13 Cơ cấu Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Phổ thông 4 0.9 0.9 0.9 Trung cấp 16 3.8 3.8 4.7 Cao Đẳng 66 15.5 15.5 20.2 Đại Học 235 55.2 55.2 75.4 Sau Đại Học 105 24.6 24.6 100.0 Total 426 100.0 100.0 Trong tổng số426 có đến 235 đáp viên có trình độ đại học (55.2%), 105 đáp viên trình độ sau đại học và chỉ có 4 đáp viên trình độ phổthông (0.9%). Điều này có thể thấy được nhóm đáp viên được khảo sát có trình độ học vấn khá cao. Điều này có chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định đến lựa chọn của các nhóm phụ huynh. Nhóm phụ huynh có trình độ và học vấn cao có thể họ yêu cầu sẽ cao hơn nhóm

thấp. Nhưng đây chỉ là có thể, nó còn phải xem xét két quả kiểm nghiệm Anova giữa biến phụ thuộc và yếu tốtrình độ học vấn.

e. Cơ cấu thu nhập:

Bảng 2.14 Cơ cấu thu nhập của mẫu nghiên cứu

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Valid Dưới 5 triệu 18 4.2 4.2 4.2

Từ5 đến dưới 10 triệu 113 26.5 26.5 30.8

Từ10 đến dưới 20 triệu 185 43.4 43.4 74.2

Trên 20 triệu đến dưới

30 triệu 110 25.8 25.8 100.0

Total 426 100.0 100.0

Trong 426 phiếu trả lời có 185 đáp viên có thu nhập hàng tháng trung bình từ 10 đến 20 triệu (43.4%),113 đáp viên thu nhập từ 5 đến 10 triệu (26.5%), 110 đáp

viên thu nhập từ 20 đến 30 triệu (25.8%) và chỉ 18 đáp viên thu nhập dưới 5 triệu (4.2%). Thu nhập sẽ chia nhóm đáp viên thành các nhóm khác nhau và dẫn đến những kết quả, dữ liệu thu thập được đa dạng, phức tạp hơn. Nhưng cụ thể hơn

trong việc lựa chọn TTNN của các bậc phụ huynh có chịu ảnh hưởng bởi biến thu nhập này không? Thì sẽđược đưa ra tại phần kiểm định Anova giữa biến phụ thuộc

Sau khi thực hiện thống kê mô tảimẫu, kết luận mẫu đủ tính đại diện cho cuộc nghiên cứu. Và thấy được một số biến kiểm soát sẽảnh hưởng đến HVLC của các bậc phụhuynh, hay để biết mức độ HVLC của các nhóm này khác nhau như thế

nào? Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần kiểm định Anova giữa HVLC và các biến kiểm soát.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁC BẬC PHỤ HUYNH VỀ CHỌN TRUNG

TÂM CHO CON TRẺ HỌC XÉT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của các bậc phụ huynh trên địa bàn nội thành hà nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)