Vậy câu hỏi được đặt ra là: Kỹnăng lắng nghe là…? Làm thế nào để lắng
nghe được hiểuquả? Nghe chỉ dựa vào đôi tai liệuđãđủ?
Lắng nghe là khả năng nhận được những thông điệp bằng lời nói trong quá trình giao tiếp.
Kỹ năng lắng nghe là tối quan trọng việc thành hay bại của quá trình giao
tiếp. Trong giao tiếp nếu không có kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ dẫn tới hiểu nhầm vấn đề, cuộc giao tiếp bị phá hỏng và người gửi thông điệp sẽ thấy chán nản và thiếu kiên nhẫn. Hậu quả của nó trong việc kinh doanh, buôn bán hay giao
thương, ngoại giao thật to lớn biết nhường nào.
Theo những phân tích khoa học gần đây, để đạt được thành công trong cuộc sống, chỉ số IQ chỉ đóng vai trò thứ yếu chiếm khoảng 20%.Thay vào đó, kỹ năng giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ, nắm bắt những thay đổi mới trở thành yêu cầu hàng đầu tại các tổ chức, vì đây là nền tảng phát triển kỹ năng lãnh đạo,kỹ năng gây ảnh hưởng, kỹ năng làm việc đồng đội, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Biết lắng nghe là yêu cầu số một khi công tác ở bất cứ ngành nghề, vị trí nào, đặc biệt là lãnh đạo, tư vấn, bán hàng, luật sư…
Trong cuộc sống hàng ngày và trong gia đình, lắng nghe để sẻ chia, thấu hiểu lẫn nhau làm cho mỗi ngày qua đầy ắp những kỷ niệm ngọt ngào và hạnh phúc.
Trong giảiquyết xung đột,lắng nghe –thấuhiểu là nềntảngđểđưa ra hướng
giảiquyếtthấu tình đạt lý nhất.
Lắng nghe hiệu quả đòi hỏi sự tập trung và sử dụng các giác quan khác của bạn, không chỉ là dùng đôi tai để nghe những lời được nói ra. Người biết lắng nghe không chỉ là những gì đang nói, mà còn là những gì chưa nói và ẩn ý trong lời nói.
Thêm nữa ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện thái độ theo tôi là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc lắng nghe.
Ví dụ: 1 người nói là rất hài lòng với công việc hiện tại nhưng gương mặt buồn rầu, điệu bộ không thoải mái, bạn nên xem xét các thông điệp bằng lời nói và không lời đang có mâu thuẫn, họ
có thể nghĩ khác với những gì họ nói.
Có 1 câu châm ngôn rất hay về tầm quan trọng của nghệ thuật lắng nghe: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Theo các số liệu thống kê khoa học, thời lượng con người sử dụng kỹ năng lắng nghe chiếm đến 53% tổng thời
lượng sử dụng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cộng lại. Tuy nhiên có một sự thật đáng buồn là hiệu suất nghe trung bình chỉ dừng lại ở con số 25 –30%. Nếu cho
rằng “nói là gieo, nghe là gặt” thì quả thật ta đã có một mùa màng … thất bát. Vậy
nguyên nhân do đâu khiến chúng ta không thể tận dụng hiệu quả 75% tiềm năng còn lại?
Lý do kém hiệu quả xuất phát từ cả người nói và người nghe, nhưng ta nên chấn chỉnh bản thân trước khi muốn thay đổi người khác. Sau đây là 6 lý do khiến cho việc nghe kém hiệu quả:
5.2.1.1. Nghe chỉ để nắm bắt sự việc.
Với cách nghe này, người nghe chỉ để tâm đến những sự kiện, sự việc, mà không màng đến những cảm xúc đi kèm của người nói. Bài học rút ra là: Nếu không có kỹ năng lắng nghe, không thấu hiểu,đồng cảm với người nói thì bạn sẽ có những kết luận, hành động sai lệch.
5.2.1.2. Nghe không tập trung.
Người nghe không chú tâm vào câu chuyện (nghe nhưng vẫn để ý mọi người xung quanh làm gì, nói chuyện như thế nào…). Người nghe vừa trả lời vừa kết hợp làm các công việc khác (làm việc, gọi điện, đọc báo, xem ti vi,…).
Hệ quả: Người nói cảm thấy không được tôn trọng, chán nản và mất cảm hứng muốn chia sẻ.Người nghe không hiểu hết câu chuyện, dẫn đến hiểu sai, hiểu nhầm, không thu được lượng thông tin như mong muốn và nguy hiểm hơn là giảm lòng tin ở đối tác.
5.2.1.3. Nghe kiểu “mới nghe là tôi đã biết tỏng cả rồi ”.
Với kiểu nghe này, người nói vừa nói chưa dứt một câu, thì người nghe đã cho rằng mình đã biết cả rồi. Vì thế, họ chẳng thể nghe trọn vẹn những điều đang được truyền đạt, nên thường hiểu sai ý người nói.
Những người hấp tấp,vội vàng thường có kỹnănglắng nghe không tốt.Đó
cũng chính là nguyên nhân dẫn đếnhọ thườnghỏngviệc.
5.2.1.4. Nghe mà không kiên nhẫn nghe.
Với kiểu nghe này, người nghe tỏ vẻ mình rất bận rộn, bồn chồn, vì thế, họ nghe mà hóa ra lại chẳng nghe. Hơn nữa, họ còn phơi bày phản ứng cho thấy họ đang bị bó buộc ngồi nghe.
Ví dụ: Nghe nói chuyện, mà mắt nhìn ra chỗ này chỗ khác như trông ngóng ai, nhìn đồnghồ, bấmđiện thoại hay đứngdậyđi tớiđi lui.
Bí quyếtđểthấu hiểungười khác chính là lắng nghe một cách kiên nhẫn.
5.2.1.5. Nghe để phản bác.
Người nghe không để ý đến những lời hay, ý đẹp mà chỉ chăm chăm tìm lỗi sai, sơ hở, điểm xấu trong câu nói của người khác theo kiểu “Vạch lá tìm sâu”, “Bới lông tìm vết”.
Hệ quả:Tại thời điểm nghe, người nghe đã bỏ lỡ nhiều thông tin bổ ích, tích cực.
Về lâu dài, người nghe trở nên hay chỉ trích, suy nghĩ tiêu cực, chán ghét mọi người xung quanh, chán ghét cuộc sống và chán ghét chính bản thân mình.
Với cách nghe này, người nghe, tai thì nghe, nhưng tâm trí và tay chân thì đang làm việc khác, mặc cho người nói cứ nói. Vì thế, họ thực sự, chẳng thể nghe được điều gì đó mà người nói đang cố gắng truyền đạt.
Đây là kiểu nghe phổ biến của không ít người. Họ vì quan tâm đến bản thân, đến công việc của mình mà quên đi việc lắng nghe để thấu hiểu người nói. Hãy nhập tâm vào cuộc giao tiếp và thấu hiểu người nói là điều quan trọng để nâng cao kỹ năng lắng nghe của bạn.
Cách nghe hiệu quả nhất là “Không chỉ nên nghe bằng tai”. Lắng nghe với thái độ tôn trọng người nói, lắng nghe bằng mọi giác quan, cử chỉ, nhạy bén và tham gia một cách tập trung vào câu chuyện của người nói.
Khi bạn phải giao tiếp nhiều hơn với xã hội, gặp gỡ trao đổi kế hoạch với đối tác, đồng nghiệp thì kỹ năng lắng nghe tốt sẽ là yếu tố quan trọng để đàm phán thành công. Kỹ năng lắng nghe tốt cũng giúp bạn thấu hiểu được những người xung quanh, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè.
Kết luận:
Nghe, theo nghĩa đen, là nhận được tiếng bằng tai, là sự cảm nhận được bằng tai ý người nói (GS. Nguyễn Lân, từ điển từ và ngữ Việt Nam, tr. 1249). Nói cách khác, nghe là hình thức tiếp nhận thông tin qua thính giác.
Những gì bạn nghe được từ cuộc sống được gọi là nghe thấy. Nghe thấy là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não.
“Nghe” đơn thuần là một hành động của trí óc, khi ta bỗng nhiên bị “làm phiền” bởi một tiếng động nào đó trong không gian. Đôi khi ta gật đầu, mỉm cười nghe ai đang nói. Chúng ta nghe những âm thanh xung quanh mà không nhất thiết phải hiểu chúng.
5.2.1.7. Lắng nghe.
Lắng nghe là hình thức tiếp nhận thông tin thông qua thính giác có trạng thái chú ý làm nền, giúp người ta hiểu được nội dung thông tin, từ đó mới có thể dẫn
tới những hoạt động tiếp theo của quá trình giao tiếp.
Lắng nghe là 1 khả năng của hệ thần kinh, khi lắng nghe thần kinh sẽ nhận thông tin xử lý và lưu những gì chúng ta nghe được thành dạng dễ hiểu và dễ sử dụng.
Lắng nghe là hoạt động tâm lý có hướng đích, có ý thức thể hiện sự tập trung, chú ý cao độ để nghe được hết, được rõ ràng
âm thanh, tiếng động, cảm xúc trong lời nói của đối tượng giao tiếp.
+ Lắng nghe là một trong những kỹ năng ứng xử quan trọng trong giao tiếp
hàng ngày.
+ Lắng nghe là cả một nghệ thuật. + Lắng nghe được chôn giấu kỹ nhất trong bản thân mỗi con người.
Thế nào là “lắng nghe”? Tiếng Việt của chúng ta rất tinh tế, vì “lắng” đi đối với “nghe”, có nghĩa là tập trung đến một âm thanh thôi, các âm thanh khác thì bỏ ngoài tai. Tâm hồn người nghe phải lắng đọng thì mới nghe tốt.
*Tầm quan trọng của lắng nghe trong giao tiếp.
“Tạo hóa ban cho con người 1 cái lưỡi nhưng có đến 2 cái tai, như vậy chúng ta có thể nghe người khác nói nhiều gấp 2 lần chúng ta nói”.
Ở trường học người ta được rèn luyện các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nói, kỹ năng đọc, kỹ năng viết, nhưng lại không
được rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả nên không phải ai cũng có thể chú ý lắng nghe, biết lắng nghe và lắng nghe hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu của Giáo sư Ralph N ichols, các nhà quản lý chỉ có thể lắng nghe được 25% thông tin được truyền đến, 75% các báo cáo miệng không được chú ý, bị hiểu sai hoặc bị lãng quên nhanh chóng. Sau một cuộc nói chuyện dài 10 phút thì chỉ có khoảng 50% thông tin truyền đạt được nhắc lại. Còn khả năng lắng nghe và nắm bắt được những Nn ý sâu sắc trong lời nói của người khác lại càng hiếm hoi. Lắng nghe được đánh giá là kỹ năng quan trọng bậc nhất và cũng khó nhất trong quá trình truyền thông. Kết quả điều tra 170 nhà quản lý Mỹ được thực hiện trong thời gian gần đây cho thấy:
- Tất cả các nhà quản trị được phỏng vấn đều cho rằng lắng nghe là vấn đề mấu chốt giúp các nhà quản trị thành công trong công việc của mình.
- Mọi nhà quản trị đều phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe.
- Trong quá trình làm việc các nhà quản trị được phỏng vấn dành tới 32,7%
thời gian cho việc nghe; 25,8% thời gian cho việc nói; 22,6% thời gian cho việc viết và chỉ dành 18,8% cho việc đọc.( Số liệu thống kê theo Epictetus ).
* Nhìn chung, lắng nghe có những lợi ích như sau:
- Nắm rõ được nhiều thông tin hơn và từ đó xác định chính xác vai trò của
mình trong thảo luận.
Ví dụ:Mình là nhân viên của một Ngân hàng, lắng nghe khách hàng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được nhu cầu và mong muốn của khách hàng để từ đó có thể tư vấn, giới thiệu cho khách hang sử dụng sản phẩm của Ngân hang một cách phù hợp.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người: Khi lắng nghe, chúng ta
có thể hiểu được cảm xúc, tâm trạng của người nói, họ đang vui hay đang buồn để từ đó chúng ta sẽ có những chia sẻ cho phù hợp khiến cho người nói sẽ cảm thấy gần gũi, thân thiết.
• Thể hiện sự quan tâm, tôn trọng.
•Đồng cảm với những khó khăn của người nói.
•Hiểu và đưa ra những câu trả lời và tư vấn hợp lý.
Ngoài ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau đó những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng. Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông tin mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm được thông tin, khả năng cập nhật hóa thông tin và khả năng giải quyết được vấn đề.
Theo nghiên cứu, tốc độ nói của một người khoảng 120 - 150 từ/ phút trong khi tùy từng chủ đề và tùy từng cá nhân, con người có thể xử lý thông tin khoảng 500 – 800 từ/ phút người đang nói cho nên khi người nói đang mãi mê nói thì người nghe đã có đủ thời gian để mổ xẻ, phân tích, kiểm tra ý kiến và có sự ứng phó thích hợp => Chiếm ưu thế.
5.2.1.8. Phân biệt nghe và lắng nghe.
Nghe Lắng nghe
Chỉ sử dụng tai. Sử dụng tai nghe. trí ócvà kĩ năng.
Tiến trình vật lí, không nhận thức được. Giải thích, phân tích, phân loại âm thanh, tiếng ồn, thông tin để chọn lọc, loại bỏ, giữ lại.
Nghe âm thanh vang đến tai. Nghe và cố gắng hiểu thông tin của người nói.
Tiếp nhận âm thanh theo phản xạ vật lí. Phải chú ý lắng nghe và hiểu vấn đề.
Tiến trình thụ động. Tiến trình chủ động, cần thời gian và nỗ lực.
5.2.1.9. Kỹnăng lắng nghe hiệu quả.
Có một câu châm ngôn nói về tầm quan trọng của lắng nghe: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”.
Vậy để kiếm được kim cương, Bây giờ chúng ta cùng nhau học cách lắng nghe hiệu quả. Nghe 32.7% Nói 25.8% Viết 22.6% Đọc 18.8% TỶ LỆ CÁC KỸ NĂNG TRONG GIAO TIẾP
Trở thành một người lắng nghe tốt bắt đầu bằng việc thể hiện thái độ tích cực đối với việc lắng nghe đó là đặt mình vào vịtrí người nói và mong muốn thấu hiểu người nói, đểđầu óc cởi mở đón nhận thông tin mới trên tinh thần hiểu biết
và tôn trọng nhau. Nếu như bạn có không thích việc lắng nghe thì hãy nhớ rằng
bạn luôn luôn học được một điều gì đó và việc lắng nghe giúp bạn thiết lập các
mối quan hệ đáng tin cậy.
- Bước đầu tiên trong chu trình lắng nghe đó là phải tập trung cao độ:
Mọi người thường hay tranh thủ làm việc này việc kia và nếu như làm cùng một lúc nhiều việc rất dễ hỏng việc và có thể bạn sẽ bỏ lỡ những thông tin quý giá. Kết quả là thông điệp được truyền tải từngười nói đến người nghe không đầy đủ
dẫn đến hiểu nhầm. Hơn nữa tập trung lắng nghe thể hiện bạn tôn trọng người nói
giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp cởi mởi hơn.
VD: Nếu không chú ý nghe giảng bạn sẽ bỏ sót kiến thúc quan trọng và sẽ
không hiểu hiểu bài hoặc không nắm vững vấn đề của bài giảng, nhân viên không
chú ý lắng nghe sẽ không nắm vững chủtrương chính sách của công ty….
- Bước thứ 2 để lắng nghe hiệu quả đó là tham dự, khuyến khích người nói: Tạo cơ hội cho người nói bày tỏhay được lựa chọn tham gia hoặc rút lui khỏi cuộc đối thoại bằng việc bắt đầu các câu hỏi mở: “Dường như bạn đang có lo lắng
gì đó? Bạn có muốn nói vềđiều này không?”
Trong cuộc đối thoại bạn nên hòa nhịp cùng người nói, thể hiện sự hào hứng
khi lắng nghe như đưa ra những lời khuyến khích bằng lời hoặc không bằng lời,
chú ý vào người nói: mặt hóng hớt, đầu gật như lạy Phật, dạ, vâng, ừ, à, ….
Dạ, vâng, ừ, à ởđây không phải là tôi đồng ý mà nó có nghĩa là tôi đang đang
ở đây, tôi đang nghe bạn nói đây và tôi thực sự muốn nghe bạn nói, có như vậy
người nói mới cởi mở hơn và nhiệt tình hơn.
Và một số kỹ năng bạn có thể sử dụng trong đối thoại đó là duy trì liện hệ
qua ánh mắt, hướng về phía trước để truyền đạt sự quan tâm và hiểu thông điệp
tốt hơn.
- Thứ 3 đó là thấu hiểu: Khi nhận được thông tin bạn cần phải đặt câu hỏi lại hoặc nhắc lại các từ khóa quan trọng để xác nhận một cách chắc chắn bạn hiểu
đúng vấn đề mà người nói đang trình bày đểcó hướng giải quyết và tư vấn phù hợp.
- Bước thứ4 đó là ghi nhớ: Vậy làm thếnào để ghi nhớ? Bạn phải biết nắm bắt các ý chính mà người nói muốn truyền đạt. Cách tốt nhất để không quên những
thông tin cơ bản trong cuộc giao tiếp đó là bạn nên chuẩn bị 1 cuốn sổ và một cây