Tính khả tuần tự của lịch biểu

Một phần của tài liệu bài giảng về cơ sở dữ liệu nâng cao (Trang 33 - 34)

Giả sử chúng ta có một tập các giao dịch T = {T1, T2,…, TN}. Chúng ta thấy ngay rằng nếu các

giao dịch thực hiện tuần tự theo một thứ tự nào đó, giao dịch nọ nối tiếp giao dịch kia thì các sự cố

tranh chấp chắc chắn không xẩy ra và trong CSDL chúng ta có một kết quả nào đó.

Giả sử chúng ta có tập giao dịch T = {T1, T2,…, TN}, tương ứng với T ta có N! các lịch biểu

tuần tự khác nhau. Bởi vậy chúng ta giả sử rằng hoạt động của các giao dịch đồng thời l à đúng đắn

nếu và chỉ nếu tác dụng cảu nó giống như tác dụng có được của một lịch biểu tuần tự.

Chúng ta định nghĩa một lịch biểu S cho một tập cá giao dịch T là thứ tự (có thể xen kẽ) các bước cơ bản của các giao dịch (khóa, đọc, ghi, …) được thực hiện.

Các bước của một giao dịch đã cho phải xuất hiện trong lịch biểu theo đúng thứ tự xảy ra trong

Vậy một lịch biểu S của tập giao dịch T được gọi là hợp lệ và đúng đắn nếu các bước cơ bản

của một giao dịch Ti đã cho phải xuất hiện trong lịch biểu S theo đúng thứ tự xảy ra trong giao dịch

Ti và các bước cơ bản của các giao dịch tuân theo các quy tắc của khóa.

Một lịch biểu S của các giao dịch trong T là một hoán vị của các bước cơ bản của Ti T. Giả sử trong T có k bước cơ bản nên chúng ta có k! hoán vị khác nhau của các bước cơ bản. Vậy với tập

giao dịch T ta có k! lịch biểu S khác nhau. Tuy nhiên trong số đó có nhiều lịch biểu vô nghĩa và

không đúng đắn hoặc không hợp lệ.

Việc quản lý các giao dịch là quản lý các lịch biểu đúng đắn và hợp lệ tương đơn với một lịch

biểu tuần tự nào đó. Lịch biểu được gọi là khả tuần tự nếu tác dụng của nó giống với tác dụng của

một lịch biểu tuần tự ngược lại gọi là bất khả tuần tự.

Hai lịch biểu được gọi là tương đương nếu chúng cho kết quả giống nhau.

Một phần của tài liệu bài giảng về cơ sở dữ liệu nâng cao (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)