Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 39 - 43)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng

trưởng kinh tế

Trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở một số vùng, quốc gia và địa phương với nhiều phương pháp khác nhau.

1.2.2.1. Xét về địa lý và phạm vi nghiên cứu

ối với phạm vi các vùng lãnh thổ, trước hết, phải kể đến nghiên cứu của Panagiotidis và cộng sự (2012) đã nghiên cứu giả thuyết du lịch dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở 187 quốc gia với bảng dữ liệu từ 1995 – 2009; nghiên cứu của Lanza và cộng sự (2003) ở 13 nước OECD trong giai đoạn 1977 - 1992; Lee và Chang (2008) với nghiên cứu tại các nước OECD và ngoài OECD từ 1992 – 2002; nghiên cứu của Caglayan và cộng sự (2010) tại 135 quốc gia trong giai đoạn 1995 – 2008.

Đối với phạm vi quốc gia, trước hết, phải kể đến đó là nghiên cứu ở các đảo nhỏ (như nghiên cứu của Hernández-Martín, 2008; Narayan, Narayan, Prasad và Prasad,

2010; Singh, Wright, Hayle và Craigwell, 2010; Vanegas và Croes, 2003), các nước ở Châu Mỹ Latinh (nghiên cứu của Brida, Carrera và Risso, 2008), các nước thuộc vùng Địa Trung Hải như nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ (nghiên cứu của Tosun, 1999; Gökovali, 2010; Gunduz và Hatemi-J, 2005), nghiên cứu ở Jordan (Kreishan, 2010), ở Hy Lạp (Dritsakis, 2004), ở Síp (Katircioglu, 2009a), nghiên cứu tại Crôatia (Payne Mervar, 2010), Tây Ban Nha (Balaguer và Cantavella-Jorda, 2002; Capo, Riera và Rossello, 2007), Bồ Đào Nha (Soukiazis và Proenca, 2008), Tunisia (Belloumi, 2010), đến nền kinh tế ở các nước châu Á như Đài Loan (Kim, Chen và Jang, 2006), Hong Kong (Raymond, 2001), Singapore (Katircioglu, 2010), Hàn Quốc (Oh, 2005) và Malaysia (Tang, 2011), hay nghiên cứu ở các nước châu Phi (Akinboade và Braimoh, 2010; Fayissa, Nsiah, Tadasse, 2008), và những nghiên cứu đối với nền kinh tế ở các nước phát triển (Nissan, Galindo và Méndez, 2011).

Đối với phạm vi của một địa phương, đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển du lịch lên tăng trưởng kinh tế, như nghiên cứu của Lau và cộng sự (2008) ở tỉnh Sarawark, Malaysia; nghiên cứu của Zhou (2003) cho trường hợp tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc; nghiên cứu của Luo và cộng sự (2011) ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc; nghiên cứu của Zhou (2010) ở tỉnh Shanxi, Trung Quốc; nghiên cứu của Brida và cộng sự (2010) cho tiểu ban Trentino-Alto Adige, Italya; nghiên cứu của Suriyawan (2009) ở ChaingMai và Thái Lan ; nghiên cứu của Xie và cộng sự (2011) ở thành phố Zhangjiajie, Trung Quốc,...

Những nghiên cứu đó đã đưa ra được nhiều kết quả khác nhau. Hầu hết các tác giả (Arslanturk, Balcinar và Ozdemir, 2011; Brida và cộng sự, 2010; Nissan và cộng sự, 2011; Seetanah, 2011) đã tìm thấy được ảnh hưởng tích cực của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở các địa phương hay quốc gia điển hình. Tuy nhiên, cũng có những tác giả khác đã không tìm thấy được những hỗ trợ thực nghiệm cho giả thuyết này, ví dụ, Jimenez và cộng sự (2011) đã không tìm được bằng chứng cho thấy du lịch đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở Tunisia; tương tự như nghiên cứu của Oh (2005) cho trường hợp của Hàn Quốc hoặc Payne và Mervar (2010) với nghiên cứu ở Crôatia đã không tìm thấy sự ảnh hưởng của phát triển du lịch lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

1.2.2.2. Xét về phương pháp nghiên cứu

Có nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch

lên tăng trưởng kinh tế, bao gồm:

Phương pháp kiểm tra và đo lường ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế (Melodologies for measuring tourism’s contribution to economic growth): phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế là kiểm định đồng liên kết, mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM và quan hệ nhân quả Granger (nghiên cứu của Akinboade và Braimoh, 2010; Cortes-Jimenez, Nowak và Sahli, 2011; Cortes- Jimenez và Pulina, 2010; Dritsakis, 2004; Durbarry, 2004; Katircioglu, 2009a, b, c, 2010; Lee và Chang, 2008; Oh, 2005; Seetanah, 2011; Tang, 2011). Mục tiêu của phương pháp này l à kiểm tra sự tương quan trong dài hạn và trong ngắn hạn giữa những thay đổi trong GDP và những thay đổi trong các biến đại diện cho phát triển du lịch. Phương pháp này thường được áp dụng để kiểm tra giả thuyết du lịch kéo theo tăng trưởng kinh tế (nghiên cứu của Brida, Barquet và Risso, 2010). Giả thiết đặt ra là phát triển du lịch sẽ làm tăng GDP trong dài hạn. Và mối quan hệ đó cũng có thể là mối quan hệ hai chiều – tăng trưởng kinh tế sẽ kích thích phát triể du lịch, đồng thời phát triển du lịch sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Katircioglu, 2009c; Kim, Chen và Jang, 2006; ngan và Demiröz, 2005).

Ưu điểm của lý thuyết đồng liên kết và quan hệ nhân quả Granger đó là xác định được sự tồn tại của mối tương quan giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế và đồng thời sẽ xác định được giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế nhân tố nào sẽ là nhân tố tác động trước. Tuy nhiên, phương pháp này lại không thể xác định được tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với tăng trưởng kinh tế trong mỗi năm của giai đoạn phân tích, đồng thời cũng không thể lượng hóa được ngành du lịch (mà đại diện là ngành khách sạn, nhà hàng) đóng góp bao nhiêu phần trăm vào GDP. Hơn nữa, Po và Huang (2008) đã xác định 3 hạn chế của phương pháp đồng liên kết và quan hệ nhân quả Granger: thông thường sẽ không có đủ các dữ liệu hàng năm để đại diện cho mối quan hệ trong dài hạn giữa hai biến, sự hạn chế của các dữ liệu hàng năm để loại bỏ vấn đề của biến động ngắn hạn do chu kỳ kinh doanh và thay đổi cấu trúc và sự thất bại để phân định các quốc gia với các tính năng đặc biệt trong giới hạn của các mối quan hệ

nhân quả khác nhau. Mặc dù có những hạn chế nêu trên nhưng phương pháp đồng liên kết và quan hệ nhân quả Granger vẫn là phương pháp cơ bản nhất để đo lường đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế [36].

Phương pháp phân tích bằng dữ liệu chéo (Cross-section analysis): phương pháp này nhằm mục đích xác định mối tương quan giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế dựa vào dữ liệu chéo của các quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (nghiên cứu của Brau, Lanza và Pigliaru, 2003; Figini và Vici, 2010; Goel và Budak, 2010; Po và Huang, 2008). Ưu điểm chính của phương pháp này vượt qua kiểm định đồng liên kết và quan hệ nhân quả Granger đó là khả năng để lượng hóa những đặc điểm khác nhau của các quốc gia (ví dụ như thành viên trong một tổ chức hoặc khối kinh doanh, nước xuất khẩu dầu, vị trí địa lý, ít nhất là các nước phát triển,...) và để kiểm tra tác động của những yếu tố này lên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của phương pháp này là quá trình hồi quy được áp dụng trong một mốc thời gian duy nhất, do đó ta không thể nắm bắt được các khía cạnh năng động của mối quan hệ giữa ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế.

Hàm sản xuất Cobb-Douglas ( obb-Douglas production function): để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas vào các ngành ở cấp quốc gia (như nghiên cứu của Capo, Riera và Rossello, 2007), đôi khi kết hợp với một bảng phân tích dữ liệu (nghiên cứu của Fayissa, Nsiah và Tadasse, 2008; Holzner, 2011). Các mô hình Cobb-Douglas có lợi thế là đẹp và có thể áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, nhưng nó cũng có một số hạn chế như nguồn lực được sử dụng ở quy mô doanh nghiệp hay hộ gia đình và các doanh nghiệp trong cùng một ngành có chức năng sản xuất rất khác nhau mà không thể tổng hợp được (Ivanov và Webster, 2010). Trong khi đó, du lịch lại là ngành kinh tế tổng hợp do đó việc xem xét thực tế ngành du lịch là không đồng nhất, nhưng bao gồm các hoạt động kinh tế có vốn đầu tư và yêu cầu lao động khác nhau (chẳng hạn như khách sạn là lĩnh vực cần nhiều vốn đầu tư, vốn cố định và mặt bằng kinh doanh, trong khi đó, các doanh nghiệp lữ hành và các dịch vụ hướng dẫn lại yêu cầu không đáng kể về vốn cố định, thậm chí có thể chỉ cần thuê mặt bằng).

Lý thuyết phân chia mức tăng trưởng (the Growth decomposition methodology)

cung cấp phương pháp đo lường đóng góp của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Người phát minh ra lý thuyết này là Ivanov (2005), được tiếp tục phát triển bởi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w