6. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng kinh tế của du lịch
1.2.1.1. Tiêu chuẩn phân tích ảnh hưởng kinh tế của du lịch
Để đánh giá ảnh hưởng kinh tế của du lịch, các chuyên gia của UNWTO đã phân tích theo ba cấp độ: ngành du lịch, kinh tế du lịch và tổng thể nền kinh tế. Trong đó, từ giác độ ngành, du lịch sản xuất ra dịch vụ và hàng hóa phục vụ tiêu dùng của du khách. Thước đo của nó là dựa vào chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch và được tính toán theo công thức tính doanh thu du lịch [11].
Biểu đồ 1.1: Ảnh hưởng kinh tế của du lịch
Sự rò rỉ Nhập khẩu Chi tiêu du lịch lịch ảnh hưởng trực tiếp Ngành du l ịch Số nhân Vd: Khách sạn Tiền lương tếk Liê n ảnh hưởng (Hộ gia đình) gián tiếp ảnh hưởng Các ngành khác hiệu ứng Vd: thực phẩm
Nguồn: Dịch từ “The Gambian Tourist Value Chain and Prospects for Pro-Poor Tourism”
Như vậy, tiêu chuẩn để phân tích ảnh hưởng kinh tế của du lịch đó là dựa vào dòng tiền chảy ra từ chi tiêu du lịch. Dòng chảy đầu tiên (ảnh hưởng trực tiếp), du khách trả tiền trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh du lịch và cơ quan chính phủ. Số tiền này sau đó chảy qua nền kinh tế (ảnh hưởng gián tiếp) như (i) các khoản thanh toán từ những người nhận trực tiếp cho các nhà cung cấp của họ, (ii) tiền lương, tiền cho các hộ gia đình đã cung cấp lao động cho du lịch hoặc các ngành công nghiệp hỗ trợ, (iii) các loại thuế khác nhau của chính phủ và các khoản phí phải trả của khách du lịch, các doanh nghiệp và hộ gia đình. Sau đó, hộ gia đình sử dụng tiền lương mà mình có được để chi tiêu và sẽ ảnh hưởng đến các ngành khác gây ra những ảnh hưởng hiệu ứng thông qua
số nhân du lịch. Một sự rò rỉ xảy ra khi tiền thoát khỏi nền kinh tế của một khu vực bởi vì một người tiêu dùng địa phương đã mua một sản phẩm từ một nhà cung cấp bên ngoài.
1.2.1.2. Một số khái niệm cơ bản
Ảnh hưởng kinh tế của du lịch
Ảnh hưởng kinh tế trong các sự kiện du lịch có thể được định nghĩa là sự thay đổi ròng trong kết quả của một nền kinh tế từ một sự kiện. Sự thay đổi này được gây ra bởi các hoạt động liên quan đến việc mua lại, hoạt động, phát triển và sử dụng các hàng hóa và dịch vụ. Đó là việc lần lượt tạo ra chi tiêu của du khách, chi tiêu công, cơ hội việc làm và doanh thu thuế. Cụ thể, ảnh hưởng kinh tế của chi tiêu du lịch bao gồm những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và hiệu ứng [40].
Thực tiễn đã chứng minh có một mối tương quan tích cực giữa tăng trưởng du lịch và phát triển kinh tế là du lịch có một vai trò rất quan trọng ở các nước đang phát triển, đó là, giúp giảm thâm hụt trong cán cân thanh toán, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm [41].
Theo Stynes, làm thế nào để du lịch ảnh hưởng đến nền kinh tế trên một mức độ thực tế? "Du lịch có một loạt các tác động kinh tế. Khách du lịch đóng góp doanh thu, lợi nhuận, công ăn việc làm, doanh thu thuế và thu nhập trong một khu vực. Những ảnh hưởng trực tiếp diễn ra trong các lĩnh vực du lịch chính như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, vui chơi giải trí và thương mại bán lẻ " [47, 11].
Keyser đã khẳng định, ảnh hưởng kinh tế của du lịch có thể được phân loại là ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp và ảnh hưởng hiệu ứng [37, 307].
Tóm lại, ảnh hưởng kinh tế của du lịch là tổng hợp những ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp và ảnh hưởng hiệu ứng đến nền kinh tế của một quốc gia, khu vực hay địa phương. Những thay đổi này được đo lường thông qua sản lượng, việc làm, thu nhập, hoặc giá trị tăng thêm. Trong đó:
Một là, ảnh hưởng trực tiếp (direct effects)
Ảnh hưởng trực tiếp là những ảnh hưởng dẫn đến những thay đổi trong sản xuất kinh doanh do những ảnh hưởng tức thời và cùng lúc của những thay đổi trong chi tiêu của khách du lịch, chẳng hạn một sự gia tăng số lượng khách lưu trú qua đêm tại các khách sạn sẽ trực tiếp gia tăng doanh thu trong lĩnh vực khách sạn, đồng thời sẽ có những
thay đổi liên quan đến việc chi trả tiền thưởng hoặc tiền lương, thuế, trợ cấp và dịch vụ, bố trí việc làm tại khách sạn [47, 12].
Ảnh hưởng trực tiếp của ngành du lịch dẫn đến sự gia tăng sản lượng, thu nhập của hộ gia đình và việc làm trong lĩnh vực cung cấp các gói kích cầu ban đầu. Ví dụ, một nhà điều hành du lịch sẽ mua các sản phẩm như thực phẩm, năng lượng, giao thông vận tải, truyền thông, lao động, vệ sinh, văn phòng phẩm và dịch vụ tài chính [30, 14].
Ảnh hưởng trực tiếp chỉ bao gồm những ảnh hưởng trực tiếp của nhu cầu bổ sung được tạo ra bởi du lịch. Chẳng hạn, điều này sẽ bao gồm chi tiêu du lịch về chỗ ở, bữa ăn, hoạt động giải trí,… [30, 13].
Hai là, ảnh hưởng gián tiếp (indirect effects)
Ảnh hưởng gián tiếp là những ảnh hưởng dẫn đến sự thay đổi của sản lượng từ những lần khác nhau của chi tiêu lại của thu nhập của ngành du lịch trong mối quan hệ với những ngành công nghiệp trước đây [47, 12].
Ảnh hưởng gián tiếp liên quan đến nhu cầu gia tăng đối với hàng hoá và dịch vụ của các ngành công nghiệp đang phục vụ khách du lịch. Nó bao gồm những thực phẩm bổ sung mà các nhà hàng cần phải mua, sản lượng tăng thêm của vật tư và nguồn lao động cần thiết để phục vụ cho du khách,… Những ảnh hưởng này cũng có thể bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển giao thông công cộng, các phương tiện cấp thoát nước và phát triển các ngành công nghiệp khác…[30, 13].
Ba là, ảnh hưởng hiệu ứng (induced effects)
Ảnh hưởng hiệu ứng là những thay đổi trong hoạt động kinh tế phát sinh từ việc chi tiêu của hộ gia đình từ nguồn thu nhập mà họ kiếm được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc chi tiêu của ngành du lịch. Hoạt động kinh doanh và công việc mà kết quả từ chi tiêu hộ gia đình bằng tiền lương hoặc thu nhập có được của chủ sở hữu sẽ gây ra ảnh hưởng hiệu ứng [47, 12].
Ảnh hưởng hiệu ứng phát sinh khi nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ từ các hộ gia đình trong khu vực tăng lên như là một kết quả của ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của hoạt động du lịch, chẵn hạn, những nhân viên có việc làm được hỗ trợ trong chuỗi giá trị chi tiêu thu nhập của họ vào khu vực hàng hóa và dịch vụ qua đó hỗ trợ các hoạt động kinh tế khác [30, 13].
Như vậy, các nhà kinh tế đã phân biệt ảnh hưởng kinh tế trực tiếp, gián tiếp và hiệu ứng. Tác động kinh tế tổng thể của du lịch là tổng hợp những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và hiệu ứng trong một khu vực. Ảnh hưởng gián tiếp và hiệu ứng được gọi chung là ảnh hưởng lan tỏa [47, 12].
Biểu đồ 1.2: Tính toán ảnh hưởng kinh tế của du lịch
+ + Ảnh = Tác động Ảnh Ảnh hưởng tổng thể hưởng hưởng hiệu trực gián ứng tiế p tiếp
Nguồn: Dịch từ “Estimating Economic mpacts of Tourist Spending on Local Region: A Comparison of Satellite and Survey/I-O Approachers”
Do đó, các chỉ tiêu để đo lường ảnh hưởng kinh tế của du lịch bao gồm: ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp, ảnh hưởng hiệu ứng và tác động tổng thể. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ hai chỉ tiêu cơ bản đó là ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng lan tỏa của phát triển du lịch. Trong đó:
Tác động tổng thể = ảnh hưởng trực tiếp + ảnh hưởng lan tỏa [47, 12].
Tác động tổng thể = ảnh hưởng trực tiếp + ảnh hưởng gián tiếp + ảnh hưởng hiệu ứng. Trên cơ sở những khái niệm nêu trên, nghiên cứu đề xuất một số khái niệm liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế, trong đó, ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ nét nhất ở tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch vào GDP. Tác động tổng thể của phát triển du lịch vào GDP được tính theo công thức sau:
Tác động tổng thể của phát triển du lịch vào GDP = ảnh hưởng trực tiếp + ảnh hưởng gián tiếp + ảnh hưởng hiệu ứng
Ảnh hưởng trực tiếp của phát triển du lịch vào GDP là những ảnh hưởng dẫn
đến những thay đổi trong GDP xuất phát từ việc chi tiêu của khách du lịch (bao gồm khách quốc tế và khách nội địa) trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh du lịch và cơ quan
chính phủ tạo ra thu nhập của các cơ sở lưu trú, các hãng lữ hành, nhà hàng, vận chuyển, dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, bảo hiểm, y tế, thu đổi ngoại tệ,…; chi tiêu của Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan như các khu vui chơi giải trí, các công trình văn hóa lịch sử. Nhưng phải khấu trừ phần chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch.
Ảnh hưởng gián tiếp của phát triển du lịch vào GDP là những thay đổi trong
GDP xuất phát từ việc chi tiêu đầu tư vật chất cho ngành du lịch (đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng mới,…); việc tạo ra thu nhập, việc làm cho lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngành du lịch; tạo ra chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch (chi phí phát triển các ngành khác và các dịch vụ hỗ trợ,…); việc tạo ra các loại thuế khác nhau của chính phủ và các khoản phí phải trả của khách du lịch, các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Ảnh hưởng hiệu ứng của phát triển du lịch vào GDP là những thay đổi trong
GDP phát sinh từ việc lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngành du lịch và sử dụng thu nhập có được để chi tiêu cho bản thân và gia đình họ.