Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu KT01009_NguyenVanHai4C (Trang 136 - 137)

Nhà nước cần hoàn thiện chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng và tỷ giá hối đoái... để quản lý nền kinh tế vĩ mô một cách đồng bộ từ đó mới phát huy được tính tích cực trong hội nhập quốc tế của doanh nghiệp.

Nhà nước cần tạo cơ chế thông thoáng hơn, giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong ngành khoáng sản khi mà ngành này là một trong số những ngành dễ bị tổn thương nếu Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khi mà rào cản về thuế, hải quan được dỡ bỏ, nguồn nguyên liệu cũng như hàng hóa từ các nước khác nhất là từ Trung Quốc được nhập vào nước ta sẽ là một áp lực không nhỏ của các doanh nghiệp khi phải cạnh tranh, nếu không muốn bị thua ngay trên sân nhà.

Hệ thống pháp luật còn đang hoàn thiện, nên không tránh khỏi hiện tượng chính sách thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp thích ứng không kịp. Có thể kể đến là từ đầu năm 2014, Nhà nước đã chính thức ban hành Nghị định về việc thu tiền cấp quyền khai thác mỏ, đây là một trong những rủi ro lớn của Công ty cũng như các doanh nghiệp trong ngành khoáng sản do phải chịu thêm chi phí rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, Nhà nước ngoài việc cho ra đời các văn bản luật phù hợp với nền kinh tế hội nhập thì cần có sự rà soát, xóa bỏ những văn bản pháp luật chồng chéo, bất hợp lý để giảm bớt những rào cản không cần thiết cho doanh nghiệp.

Hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán hiện hành, song song với đó là hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu KT01009_NguyenVanHai4C (Trang 136 - 137)