Phương pháp thay thế liên hoàn

Một phần của tài liệu KT01009_NguyenVanHai4C (Trang 26 - 28)

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu. Các nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc. Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố cần phân tích. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố. Mức chênh lệch về trị số của chi tiêu nghiên cứu trước và sau khi thay thế chính là ảnh hưởn cua từng nhân tố tới tổng thể chỉ tiêu phân tích.

Điều kiện áp dụng phương pháp này là mối quan hệ các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích là trực tiếp, các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số hoặc

thương số với các chỉ tiêu phân tích và các nhân tố phải được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.

Khi phân tích theo phương pháp này thì không được thay đổi trình tự sắp xếp của các nhân tố. Khi đánh giá sự thay đổi của một nhân tố thì giả định nhân tố khác không thay đổi nhưng không được tách rời mối quan hệ của các nhân tố.

Mô hình chung của phương pháp này được khái quát như sau:

Giả định chỉ tiêu Q cần phân tích; Q tuỳ thuộc vào 3 nhân tố ảnh hưởng, theo thứ tự a, b và c; các nhân tố này có quan hệ tích số chỉ tiêu Q, từ

đó chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau: Q = a . b . c

Nếu quy ước kỳ kế hoạch được ký hiệu là số 0 (số không) còn kỳ thực tế được ký hiệu bằng số 1 (số một) - Từ quy ước này, chỉ tiêu Q kỳ kế hoạch và kỳ thực tế lần lượt được xác định như sau:

Q0 = a0 . b0 . c0 và Q1 = a1 . b1 . c1

- Số tuyệt đối: Q = Q1 - Q0 , trong đó Q là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

- Số tương đối: (Q1/Q0)*100 Các nhân tố ảnh hưởng: Qa = a1 . b0 . c0 - a0 . b0 . c0 Qb = a1 . b1 . c0 – a1 . b0 . c0 Qc = a1 . b1 . c1 – a1 . b1 . c0 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Q = Qa + Qb + Qc

Trên cơ sở đã phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cần rút ra những kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu phân tích.

Một phần của tài liệu KT01009_NguyenVanHai4C (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w