Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu KT01009_NguyenVanHai4C (Trang 34 - 36)

Chính sách huy động và sử dụng vốn không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động mà còn quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng

như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, phân tích cấu trúc tài chính ngoài phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn còn phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn để thấy được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. [14, tr191-192]

Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

· Hệ số nợ so với tài sản (hệ số nợ): [15, tr87]

Nợ phải trả

Hệ số nợ so với tài sản = (2.4)

Tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu từ các khoản nợ phải trả, làm cho mức độ phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp ngày càng lớn, khả năng độc lập về tài chính ngày càng giảm. Chỉ tiêu này rất quan trọng với các nhà tín dụng khi quyết định liệu có cho doanh nghiệp vay tiền hay là không.

Để phân tích cụ thể và xem xét từng nhân tố ảnh hưởng, công thức hệ số nợ so với tài sản còn được biến đổi như sau: [15, tr88]

Hệ số nợTài sản – Vốn CSH Vốn CSH

so với = = 1 - = 1 – Hệ số tài trợ (2.5)

tài sản Tài sản Nguồn vốn

Theo công thức trên, để giảm hệ số nợ so với tài sản thì cần tăng hệ số tài trợ.

· Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu( Đòn bẩy tài chính): [15, tr88]

Tài sản

Hệ số tài sản so với VCSH = (2.6)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính càng giảm do tài sản được đầu tư nhiều bởi các khoản nợ.

Công thức của chỉ tiêu này còn được viết lại như sau: [15, tr89]

Hệ số tài sản VCSH + Nợ phải trả Nợ phải trả

so với = = 1+ (2.7)

VCSH Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu

Như vậy, để giảm hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu, các nhà quản lý phải tìm mọi biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhằm tăng cường tính tự chủ về tài chính.

Một phần của tài liệu KT01009_NguyenVanHai4C (Trang 34 - 36)