HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ

Một phần của tài liệu 0f1c6abca295bcb775a8ee5aa5a0197e (Trang 36 - 40)

- Học bài và trả lời cừu hỏi, làm bài tập 4 vào vở bài tập.

Chương III: ADN VÀ GEN

Bài 15: ADN

A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức :

- Xác định được thành phần hoá học của ADN. - Nêu được tính đặc thù và đa dạng của ADN. - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

3. Thái độ:

- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.

B/ Phương pháp:

Hợp tác nhóm, đàm thoại.

C/ Chuẩn bị:

Giáo viên: H.15 SGK; Chân dung Watson - Crick

Học sinh: Đọc bài trước ở nhà. D/ Tiến trình bài giảng:

I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.

II.Kiểm tra bài cũ: Không

III. Nội dung bài mới:

1/ Đặt vấn đề.

Như chúng ta đã biết ở bài 8, NST được cấu tạo từ ADN và protein. Nhờ khả năng tự sao của ADN mà NST mới có thể tự nhân đôi được. Vậy ADN là gì? Nó có cấu tạo, tính chất và chức năng như thế nào?

2/ Triển khai bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:

GV chiếu H.15 SGK, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi: + Yếu tố nào quy định tính đặc thù của ADN?

+ Tính đa dạng của ADN được giải thích như thế nào?

GV gợi ý: ADN là một đa phân tử, cấu tạo từ 4 đơn phân: A, T, G, X.

Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của loài. ADN chủ yếu tập trung trong nhân tế bào và có khối lượng ổn định, đặc trưng cho loài.

HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:

Hoạt động 2

GV chiếu chân dung hai nhà khoa học Watson và Crick, giới thiệu sơ lược tiểu sử và thành công của hai ông để tạo niềm tin và hứng thú cho HS.

GV cho HS quan sát lại H15 SGK, phân tích: ADN là một chuổi xoắn kép, gồm hai mạch đơn song song, xoắn đều quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải (Ngược chiều kim đồng hồ)

Mỗi chu kỳ xoắn cao 34A0 gồm 10 cặp nu...

Đường kính vòng xoắn là 20 A0

GV yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK. HS nghiên cứu SGK, dựa vào các gợi ý của GV cùng thảo luận, thống nhất ý kiến. GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận.

1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK

- Tính đặc thù của ADN là do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nu... qui định

- Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nu... tạo nên tính đa dạng của ADN.

2. Cấu trúc không gian của ADN

- Các loại nu... giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung. A = T; G ≡ X và ngược lại. 1 = + + X T G A Tỷ lệ: X G T A + +

trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho loài.

*Kết luận chung: SGK

V. Củng cố:

- Làm các bài tập 4, 5, 6 SGK

- Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài. - Đọc mục "Em có biết?"

... Duyệt ngày: 05 tháng 10 năm 2012

P. hiệu trưởng Nguyễn Quốc Lĩnh

Bài 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN

A/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức :

- Nêu được nguyên tắc tự nhân đôi của ADN. - Xác định được bản chất hoá học của ADN. - Giải thích được chức năng của ADN.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

3. Thái độ:

- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.

B/ Phương pháp

Hợp tác nhóm, đàm thoại.

C/ Chuẩn bị:

Giáo viên: Máy chiếu; phim trong H.16 SGK.

Học sinh: Đọc bài trước ở nhà. D/ Tiến trình bài giảng:

Một phần của tài liệu 0f1c6abca295bcb775a8ee5aa5a0197e (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w