Kết quả điều trị chung

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đủ tháng tại bệnh viện nhi trung ương (2019 2021) (Trang 136 - 139)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 69,4% trẻ sống, trong đó có 1 trẻ có biểu hiện di chứng thần kinh (tăng trương lực cơ toàn thân), có 19 trẻ tử vong (22,4%) bao gồm 2 trẻ tử vong trong vòng 24 giờ đầu (2,4 %), có 7 trẻ nặng xin về (8,2%). Tỷ lệ trẻ tử vong và nặng xin về của chúng tôi chiếm 30,6%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nhi trên 154 trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho thấy tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều (16,2%). Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của tác giả chỉ có 17,5% trẻ cấy máu dương tính[125]. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Thái Bằng Giang ở trẻ nhiễm nấm (42,9%) [49]. Bệnh viện Nhi Trung ương là tuyến cuối tiếp nhận bệnh nhi nặng. Trong đó nhiều trẻ đã kháng kháng sinh hoặc trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng. Do đó,

mặc dù hiện nay nhiều trang thiết bị hiện đại đã được trang bị, nhiều kỹ thuật cao đã được triển khai nhưng tỷ lệ tử vong của NKH sơ sinh còn rất cao.

Tỷ lệ tử vong do NKH sơ sinh trên thế giới rất khác nhau phụ thuộc tình hình phát triển kinh tế xã hội, y tế của từng đất nước. Nghiên cứu của Ezra Ogundare tại một Bệnh viện Nhi Nigeria cho thấy tỷ lệ tử vong chung của NKH sơ sinh là 25%, trong đó tỷ lệ tử vong của NKH sớm là 32% [93]. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong NKH sơ sinh tại Mỹ năm 2009 chỉ 1,3% [114].

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 1 trẻ có biểu hiện thần kinh tại thời điểm ra viện (tăng trương lực cơ).Do nghiên cứu của chúng tôi chỉ đánh giá tại thời điểm trẻ ra viện tại trung tâm sơ sinh nên chưa phát hiện được nhiều di chứng.Di chứng thần kinh do hậu quả của NKH ở sơ sinh đã được chứng minh là hậu quả của đa yếu tố trong bệnh cảnh NKH. Bao gồm sự giải phóng

cytokine của đáp ứng viêm hệ thống, não thiếu oxy do hạ huyết áp, suy hô hấp, do độc chất của vi sinh vật gây bệnh cũng như ảnh hưởng của các gốc tự do lên chuyển hóa tế bào trong quá trình bệnh. Hậu quả của các quá trình này dẫn đến tổn thương chất trắng não và biểu hiện bằng các di chứng về vận động và nhận thức [4]. Trong tình hình tỷ lệ tử vong do NKH sơ sinh có xu hướng giảm, trọng tâm điều trị đã chuyển sang chăm sóc trẻ sống sót để nâng cao chất lượng sống, cải thiện các kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ, học tập và hành vi giúp trẻ có thể đi họcvà hòa nhập xã hội. Những nghiên cứu trong thời gian dài hơn để đánh giá di chứng về thần kinh do NKH sơ sinh cần được tiến hành trong tương lai để xem xét ảnh hưởng của tình trạng NKH đối với sự phát triển lâu dài của trẻ.

Về thời điểm khởi phát nhiễm khuẩn liên quan đến kết quả điều trị, t rong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tử vong do NKH sớm cao hơn (36,5%), tỷ lệ tử vong nhóm NKH muộn thấp hơn (21,1%). Nhưng sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê.Tỷ lệ tử vong trong NKH sớm

của chúng tôi thấp hơn nhưng tỷ lệ tử vong trong NKH muộn cao hơn nghiên cứu của Ezra Ogundare ở nhóm đối tượng gồm cả đẻ non và đủ tháng [93]. Kết quả của chúng tôi tương đương Nguyễn Thị Kim Nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, nơi nhận bệnh nhi từ các tỉnh phía Nam [125]. Hiện nay, trên toàn thế giới, tỷ lệ tử vong do NKSS sớm có xu hướng giảm so với NKSS muộn do tình hình chăm sóc bà mẹ và trẻ em đã được cải thiện [1].

Đánh giá về mối liên quan giữa tác nhân gây bệnh và kết quả điều trị, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tử vong do vi khuẩn Gram âm và nấm rất cao, lần lượt 40,9% và 50%. Tỷ lệ tử vong ở nhóm NKH do vi khuẩn Gram dương thấp, 12,1%. Trong hầu hết các nghiên cứu, tỷ lệ tử vong ở nhóm vi khuẩn Gram âm đều cao hơn vi khuẩn Gram dương. Cohen-Wolkowiez Mnghiên cứu trên nhóm NKSS khởi phát sớm, tỷlệ tử vong cao hơn ở trẻ nhiễm Gram âm NKH (19,1%, 4/21) so với NKH Gram dương (1,1%, 2/175), không có

trường hợp tử vong do GBS hoặc nấm men. Đối với NKH sơ sinh muộn, tỷ lệ tử vong là 7,0% nhưng tỷ lệ trẻ NKH Gram âm là 24%. Tỷ lệ tử vong do các vi sinh vật lần lượt là P. seudomonas sp. (40,0%, 4/10); Acinetobacter sp.

(12,5%, 1/8), Enterococcus sp. (6,6%, 4/60); và Candida sp.(6,4%, 4/62) [114].Năm 2011, nghiên cứu trên nhóm trẻ sơ sinh NKH tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Nguyễn Thị Kim Nhi không phát hiện mối liên quan giữa tác nhân gây NKH và vấn đề tử vong ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ cấy máu dương tính trong nghiên cứu của tác giả rất thấp nên có thể mối liên quan giữa căn nguyên gây bệnh và kết quả điều trị chưa được đánh giá đầy đủ [125].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, E. coli là vi khuẩn gây tử vong cao nhất (9/14). Nghiên cứu của Barbara J. Stollcho thấy, trên nhóm sơ sinh đủ tháng, mặc dù tỷ lệ nhiễm GBS cao nhưng tỷ lệ tử vong do E.coli cao gấp 5 lần GBS

[60]. Hiện nay, chiến lược dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh do GBS bằng kháng sinh phổ rộngđược thực hiện rộng rãi nên tỷ lệ NKH do GBS giảm nhưng

NKH sơ sinh do E. coli tăng lên. Do đó, việc phòng ngừa NKSS do E. colilà cần thiết. Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn sơ sinh, đặc biệt là nhiễm khuẩn sơ sinh sớm do E. coli (như đã được thực hiện với

GBS) có thể giúp xác định những phụ nữ có nguy cơ cao để làm mục tiêu phòng ngừa. Một số các biểu hiện nghiêm trọng của viêm màng đệm trên lâm sàng (đau tử cung, nước ối có mùi hôi) có thể là dấu hiệu của nhiễm E.

colicần điều trị kháng sinh đểphòng ngừa NKH sơ sinh [60].

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh đủ tháng tại bệnh viện nhi trung ương (2019 2021) (Trang 136 - 139)