Thực trạng quản lý tài sản công tại Trung tâm y tế Nam Giang

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 50 - 73)

ĐẤT ĐAI

TSCĐ KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT

75795, 75% 25265, 25%

CƠ CẤU LOẠI TÀI SẢN NĂM 2017

Hiện nay công tác quản lý TSC được tập trung thống nhất tại Cục quản lý công sản, Bộ Tài chính. Cục quản lý công sản đã triển khai các công tác như xây dựng hệ thống thể chế, văn bản pháp luật thống nhất mà điểm mốc quan trọng đó là triển khai Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước từ ngày 01/01/2018 và xây dựng hệ thống tổ chức quản lý từ Trung ương đến địa phương.

Tuy nhiên, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý tài sản công cần hệ thống dữ liệu thống kê, thông tin báo cáo làm cơ sở cho công tác thanh tra, kiểm tra so sánh đối chiếu giữa thực tế và quy định đưa ra những thay đổi điều chỉnh để nhằm mục đích đạt được sự tiết kiệm, hiệu quả cao nhất đối với NSNN. Theo báo cáo kiểm kê TSC của Trung tâm đến 31/12/2017: Tổng giá trị TSC tại Trung tâm

101.60 triệu đồng theo giá thực tế kiểm kê so với nguyên giá sổ sách được theo dõi là 101.060 triệu đồng. Như vậy, giữa thực tế kiểm kê và nguyên giá sổ sách là khớp, trong đó giá trị TSC là đất chiếm 75% tương ứng (75.795 triệu đồng), còn lại 25% là TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị khác. Biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1 Tài sản công Trung tâm y tế huyện Nam Giang

Nguồn: phòng Tài chính kế toán TTYTNG, 2017

Riêng TSC là máy móc thiết bị lớn thứ hai sau đất với giá trị 13.213,44 triệu đồng đồng chiếm 52% giá trị TSCĐ không phải là đất. Sau đó là TSCĐ là nhà cửa, các vật kiến trúc có giá trị 10.106 triệu đồng tương đương 40%. Phương tiện vận tải

và tài sản khác chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tài sản không phải là đất năm 2017 (Biểu đồ 2.2).

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu TSCĐ không phải là đất theo giá trị kiểm kê năm 2017

Nguồn: phòng Tài chính kế toán TTYTNG, 2017

Nhà cửa, vật kiến trúc

Tại TTYT huyện Nam Giang toàn bộ nhà xây dựng đều là nhà cấp 4 được xây dựng từ rất lâu, nên đã cũ kỹ và xuống cấp trầm trọng. Một số nhà cửa được xây dựng trong năm 2017 như; Nhà thuốc Trung tâm, nhà chứa rác. Số liệu thống kê thu thập được cũng cho thấy công tác quản lý, theo dõi, đánh giá giá trị tài sản của Trung tâm tương đối tốt. Số liệu theo kế toán và kết quả kiểm kê hoàn toàn trùng khớp đối với các TSCĐ là nhà (bảng 2.2).

Bảng 2.2 Chất lượng tài sản cố định là Nhà cửa, vật kiến trúc của Trung tâm y tế huyện Nam Giang năm 2017

Tên tài sản Năm

SD

Theo sổ kế toán Theo kiểm kê

SL (Cái) Nguyên giá (Trđồng) Giá trị còn lại SL (Cái) Nguyên giá (Trđồng) Giá trị còn lại Nhà cấp 4

Nhà giặt ủi 2005 1 487 107 1 487 107 Nhà Mổ 2005 1 1.449 318 1 1.449 318 Nhà điều trị khoa Ngoại Chấn thương 2005 1 1.600 352 1 1.600 352 Nhà X Quang 2005 1 1.704 374 1 1.704 374

Nhà Khoa Nội- nhi -

Lây 2005 1 2.328 512 1 2.328 512 Nhà tang lễ 2013 1 184 136 1 184 136 Nhà WC 2005 1 280 61 1 280 61 Nhà Cầu Sản Nhi 2000 2 68 0 2 68 0 Nhà bảo vệ 2016 1 320 299 1 320 299 Lò đốt chất thải rắn 2003 1 450 40 1 450 40 Nhà để xe nhân viên 2005 1 88 19 1 88 19 Khu hành chinh 2010 1 2.012 1.203 1 2.012 1.203 Nhà điều trị đông y 2003 1 83 13 1 83 13

Nhà vệ sinh trung tâm 2016 1 186 148 1 186 148

Nhà gom rác thải 2017 1 350 326 1 350 326

Nhà thuốc bệnh viện 2017 1 390 363 1 390 363

TỔNG 17 11.589 3.908 17 11.589 3.908

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán, 2017

Phương tiện vận tải

Phương tiện vận tải Hiện trung tâm có 3 xe cứu thương năm 2017 đạt giá trị trên 1.693 triệu đồng, tương đương khoảng 7% tổng giá trị tài sản không phải là đất của Trung tâm. Trong đó có xe cứu thương Toyota đã bị hư hỏng nặng không thể sửa chữa được chờ thanh lý (bảng 2.3).

Bảng 2.3 Tài sản là phương tiện vận tải của Trung tâm y tế huyện Nam Giang từ 2016 -2018 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Tên tài sản

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng (Chiếc) Nguyên giá (Triệu đồng) Số lượng (Chiếc ) Nguyên giá (Triệu đồng) Số lượng (Chiếc ) Nguyên giá (Triệu đồng) 1 Xe cứu thương TOYOTA 1 480 1 480 1 480 2 Xe cứu thương MISSUBITSI L300 1 560 1 560 1 560 3 Xe cứu thương HUNDAI H-1 1 653 1 653 1 653 Tổng 3 1.693 3 1.693 3 1.693

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán, 2016 -2018

Máy móc thiết bị và tài sản khác: được đầu tư tốt hơn (bảng 2.4).

Bảng 2.4. Tài sản là máy móc thiết bị của Trung tâm y tế huyện Nam Giang từ năm 2016 - 2018

TT Tên tài sản

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng (Cái) Nguyên giá (Trđồng) Số lượng (Cái) Nguyên giá (Trđồng) Số lượng (Cái) Nguyên giá (Trđồng) I Máy móc thiết bị 296 9.579 321 10.106 353 11.665 1 Máy phát điện 1 35 1 35 3 90

2 Máy biến áp điện và thiết

bị nguồn 5 57 5 57 6 73

3 Máy móc chuyên dụng 15 230 18 300 27 546

4 Máy móc y tế, giáo dục,

TT Tên tài sản

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng (Cái) Nguyên giá (Trđồng) Số lượng (Cái) Nguyên giá (Trđồng) Số lượng (Cái) Nguyên giá (Trđồng) 5 Máy móc, thiết bị đo

lường, phân tích 1 25 1 25 1 25 6 Máy móc, thiết bị thí nghiệm 3 150 3 150 3 150 7 Máy tính chủ 2 120 2 120 2 120 8 Máy vi tính 50 650 52 672 55 695 9 Máy vi tính, máy in 10 130 23 337 23 337

10 Máy điều hoà, lưu thông

không khí 15 300 15 300 19 350

11 Ti vi, Video 3 36 3 36 6 70

12 Tủ lạnh, tủ đá 6 55 6 55 8 80

13 Thiết bị âm thanh 2 14 2 14 2 14

14 Máy Photocopy 1 36 1 36 1 36

15 Máy in Kim, Lazer 2 25 2 25 2 25

16 Máy quét (Scaner), chiếu

(Projecter) 1 34 1 34 2 75

17 Máy đun, lọc nước 1 13 1 13 1 13

18 Máy hút ẩm, hút bụi 3 20 3 20 3 20

19 Máy giặt 2 50 2 50 2 50

20 Máy đa năng Copy- fax- 1 10 1 10 1 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21 Máy móc, thiết bị khác 22 850 24 869 30 1.036

II Tài sản khác 25 220 27 252 35 357

III Tổng 321 9.799 348 10.358 393 12.022

2.2.2. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về quản lý tài sản công

Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy định sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị, trong đó quy rõ trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao quản lý sử dụng tài sản; chỉ đạo việc tổ chức quản lý, sử dụng tài sản một cách tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện việc đầu tư, mua sắm và xử lý tài sản theo đúng các điều khoản của Quy định này và các quy trình quản lý có liên quan.

Ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công; tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành công tác quản lý tài sản công.

Phổ biến, tuyên truyền trong cán bộ viên chức toàn đơn vị ý thức chấp hành Pháp luật và nội quy, quy chế của cơ quan trong công tác quản lý tài sản công. Nghiêm chỉnh chấp hành các văn bản, các quy định của Pháp luật về quản lý tài sản công. Thường xuyên cập nhập các văn bản mới về quản ý tài sản công.

2.2.3. Thực trạng quản lý đầu tư, mua sắm tài sản công

2.2.3.1. Tình hình đầu tư tài sản công của Trung tâm (Bảng 2.5, Phụ lục 1).

2.2.3.2. Lập kế hoạch về đầu tư, mua sắm tài sản công

Đầu năm các khoa, phòng trong Trung tâm rà soát nhu cầu của khoa, phòng lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị, tài sản cho cả năm trình Ban giám đốc Trung tâm phê duyệt và gửi cho Phòng Hành chính xem xét tập hợp. Phòng Hành chính sẽ tổng hợp lên kế hoạch mua sắm cho toàn Trung tâm.

Hằng năm, để xác định kế hoạch mua sắm TTB cho toàn Trung tâm, trưởng các khoa, phòng ban của Trung tâm đều thực hiện kiểm tra, rà soát, báo cáo tình trạng tài sản hiện có và tình hình sử dụng cho ban quản lý Trung tâm là Phòng Hành chính. Căn cứ vào nhu cầu mua sắm TTB, tài sản các khoa, phòng sẽ trình Giám đốc Trung tâm kế hoạch mua sắm. Dựa vào nguồn kinh phí ngân sách được cấp hàng năm cùng với các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và thực trạng nhu cầu cần sử dụng tại đơn vị Giám đốc Trung tâm có cơ sở để xác định những thiết bị y tế ưu tiên mua để ra quyết định phê duyệt danh mục thiết bị y tế cần thiết.

tiên các tài sản thực sự cần thiết cho công tác chuyên môn theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ hiện hành.

Khi có nhu cầu về mua sắm thiết bị, tài sản đột xuất, Trưởng các khoa trong Trung tâm lập Bảng dự trù mua sắm tài sản, trang thiết bị ghi rõ các yêu cầu về tên thiết bị, vật tư, quy cách, nhãn hiệu tình trạng, số lượng, đơn vị tính theo biểu mẫu có sẵn nộp cho Phòng ban liên quan. (xem thêm Bảng 2.6, Phụ lục 1)

2.2.3.3. Quy trình mua sắm tài sản công

Quy trình mua sắm tài sản công theo kế hoạch: Bước 1: Lập Dự trù mua sắm tài sản công:

Căn cứ vào yêu cầu công việc và tình hình thực tế máy móc, TTB, định kỳ hằng năm khoa-phòng lập Danh mục dự trù mua sắm tài sản, TTBYT - Văn phòng (gọi tắt là Danh mục dự trù) theo mẫu BVTB-PL01A và BVTB-PL01B và gửi về các bộ phận liên quan.

 Đối với máy móc, TTBYT: gửi về Khoa Dược-Vật tư TTB.

 Đối với máy móc, trang thiết bị Văn phòng: gởi về Phòng Hành chính quản trị - Tổ chức cán bộ (Phòng HCQT-TCCB).

Bước 2: Tiếp nhận, xem xét yêu cầu và thông báo kết quả:

Khoa Dược-VTTTB và Phòng HCQT-TCCB tiếp nhận yêu cầu khi Danh mục dự trù của các khoa-phòng được điền đầy đủ nội dung theo mẫu quy định và có đủ các tài liệu kèm theo.

Khoa Dược-VTTTB và Phòng HCQT-TCCB tiến hành kiểm tra, rà soát so với tình hình thực tế tại các khoa-phòng, trao đổi để có sự thống nhất về số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, chủng loại, v.v….. đồng thời tổng hợp lập Danh mục dự trù mua sắm, bảo trì, sửa chữa lớn máy móc, TTBYT - Văn phòng của toàn Trung tâm.

Họp Hội đồng Khoa học công nghệ Trung tâm (HĐ KHCN) xem xét thông qua Danh mục dự trù, đồng thời cân đối nguồn kinh phí để thực hiện. Thông báo kết quả phê duyệt Danh mục dự trù của HĐ KHCN đến các khoa, phòng có liên quan.

Bước 3: Trình cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt chủ trương mua sắm máy móc, trang thiết bị.

Đối với máy móc, trang thiết bị Y tế, TTB Văn phòng: gởi về Sở Y tế tỉnh Quảng Nam xem xét phê duyệt.

Bước 4: Đề xuất phê duyệt phương thức lựa chọn nhà cung cấp máy móc, trang thiết bị:

Sau khi Danh mục mua sắm được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt chủ trương, căn cứ vào quy mô giá trị của từng gói mua sắm, Khoa Dược-VTTTB và Phòng HCQT- TCCB phối hợp cùng Phòng Tài chính kế toán tham mưu đề xuất phương thức lựa chọn nhà cung cấp máy móc, TTB theo đúng luật định, đồng thời lập kế hoạch đấu thầu mua sắm trình Sở Y tế tỉnh Quảng Nam xem xét phê duyệt.

Riêng đối với máy móc, TTBYT có giá trị lớn, có đơn giá trên 500 triệu đồng, việc mua sắm sẽ do Trung tâm mua sắm công trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức đấu thầu mua sắm tập trung theo quy định.

Bước 5: Tổ chức đấu thầu:

Trên cơ sở kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp máy móc, TTB được phê duyệt, Khoa Dược-VTTTB và Phòng HCQT-TCCB phối hợp cùng Phòng Tài chính kế toán chịu trách nhiệm tham mưu triển khai các bước đấu thầu theo đúng luật định, đồng thời báo cáo kết quả tổ chức đấu thầu về Sở y tế tỉnh sau khi hoàn tất quy trình đấu thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 6: Ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng:

Căn cứ kết quả đấu thầu, Khoa Dược-VTTTB và Phòng HCQT-TCCB phối hợp cùng Phòng Tài chính kế toán chịu trách nhiệm soạn thảo nội dung hợp đồng, thương thảo ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn, đồng thời giám sát quá trình thực hiện hợp đồng.

Bước 7: Bàn giao máy móc, trang thiết bị đưa vào quản lý, sử dụng:

Quá trình giao nhận máy móc, TTB đưa vào sử dụng phải đảm bảo:

* Thành phần tham gia: Bên giao; Bên nhận; Đại diện Khoa Dược-VTTTB hoặc Phòng HCQT-TCCB; Đại diện Phòng Tài chính kế toán.

* Biên bản giao nhận máy móc, TTB: thực hiện theo mẫu C50-HD (Ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006).

* Kiểm tra số lượng, chất lượng, model, xuất xứ, máy móc, TTB theo đúng nội dung hợp đồng ký kết.

Phòng Tài chính kế toán và khoa-phòng nhận máy móc, TTB có trách nhiệm thực hiện việc cập nhật vào sổ theo dõi máy móc, TTB quản lý theo đúng quy định.

Bước 8: Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

Khoa Dược-VTTTB và Phòng HCQT-TCCB chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục nghiệm thu và thực hiện việc thanh lý hợp đồng theo đúng quy định.

Bước 9: Thanh toán

Khoa Dược-VTTTB và Phòng HCQT-TCCB chịu trách nhiệm tổng hợp và chuyển giao toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan cho Phòng Tài chính kế toán kiểm tra và làm thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp theo đúng nội dung, thời gian được cam kết trong hợp đồng.

Hồ sơ thanh toán bao gồm:

 Danh mục dự trù đã được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.

 Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam.

 Hợp đồng kinh tế.

 Biên bản giao nhận máy móc, trang thiết bị - Mẫu C50-HD.  Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.

 Hóa đơn tài chính.

Quy trình Mua sắm máy móc, trang thiết bị Y tế -Văn phòng đột xuất: Bước 1: Lập Phiếu đề xuất mua sắm máy móc, trang thiết bị:

Ngoài danh mục dự trù mua sắm máy móc, TTBYT - Văn phòng được lập theo kế hoạch, nếu trong năm khoa-phòng có phát sinh đột xuất nhu cầu về mua sắm máy móc, TTB nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết phục vụ công tác chuyên môn thì lập Phiếu đề xuất mua sắm máy móc, TTB theo mẫu BVTB-PL02, gửi về:

 Đối với máy móc, TTBYT: gửi về Khoa Dược-VTTTB.

Bước 2: Tiếp nhận, xem xét nhu cầu và thông báo kết quả:

Khoa Dược-VTTTB và Phòng HCQT-TCCB tiếp nhận Phiếu đề xuất, kiểm tra, rà soát nhu cầu so với tình hình thực tế tại các khoa-phòng, trao đổi để có sự thống nhất về số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, chủng loại, v.v….. đồng thời có ý kiến về nhu cầu của khoa- phòng và trình Ban Giám đốc phê duyệt chủ trương mua sắm.

Khoa Dược-VTTTB và Phòng HCQT-TCCB chịu trách nhiệm thông báo cho khoa- phòng kết quả chủ trương phê duyệt của Ban giám đốc.

Trường hợp Ban giám đốc không đồng ý chủ trương mua sắm theo Phiếu đề xuất của khoa-phòng  Kết thúc quy trình.

Trường hợp Ban giám đốc đồng ý chủ trương mua sắm theo Phiếu đề xuất của khoa- phòng  Tiếp tục Bước 3.

Bước 3: Báo giá máy móc, trang thiết bị của nhà thầu cung cấp:

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại Trung Tâm Y tế huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. (Trang 50 - 73)