1.3.1. Nhân tố bên ngoài
1.3.1.1. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, nó không chỉ là công cụ để quản lý nhà nước hữu hiệu nhất, mà còn tạo môi trường pháp lýthuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội, góp phần bồi đắp nên những tinh hoa, những giá trị mới. Trong công tác quản lý và sử
dụng TSC hiện nay, việc tăng cường vai trò pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội văn minh, có nề nếp, trật tự, kỷ cương, mà còn hướng đến ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ tài sản công ở mỗi con người.
Cần tổ chức tốt việc đưa pháp luật quản lý, sử dụng TSC vào trong quy chế của đơn vị thông qua hoạt động giáo dục pháp luật. Bởi vì, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thôi vẫn chưa đủ cần phải tuyên truyền sâu rộng để mọi người dân trong xã hội đều biết và nghiêm chỉnh chấp hành thì mới thành công và đem lại hiệu quả. Pháp luật có được thực thi và đem lại hiệu quả tùy vào ý thức đạo đức của mỗi con người
Tóm lại để xã hội ổn định và phát triển, cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ để điều chỉnh các quá trình kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cụ thể là: “… tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, tăng cường hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Hiện nay các văn bản qui định về quản lý tài sản của công đã được cụ thể hóa tại Nghị định Số: 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng TSC và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Từ đó xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định trong quản lý, sử dụng TSC. Trước những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới của ngành y tế, trong những năm qua, Bộ Y tế đã tích cực nỗ lực trong việc nâng cao trình độ cán bộ nói chung và cán bộ quản lý, vận hành tài sản cho các cơ sở y tế trong cả nước, trong đó có Trung tâm Y tế huyện Nam Giang. Bộ đã chỉ đạo đưa các nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng sử dụng trang Tài sản vào chương trình đào tạo, mở rộng và nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trong các trường Đại học, Cao đẳng ngành y dược...
1.3.1.2. Các tổ chức tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước
TSC, nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cũng đóng một vai trò rất quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức Phi chính Phủ, ODA, các tổ chức nước ngoài như Dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ Sốt rét kháng thuốc Artamisinin (RAI 2E), Dự án phòng bệnh không lây nhiễm Tăng huyết áp và đái tháo đường (VNHIP).
1.3.1.3. Vấn đề xã hội hóa trong lĩnh vực y tế
Hoạt động y tế là một trong những hoạt động thể hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nên Nhà nước phải giữ vai trò nòng cốt trong việc định hướng cũng như thực thi các chính sách, pháp luật về y tế. Đối với một huyện miền núi thì công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế gặp rất nhiều khó khăn vì mục đích chủ yếu là khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn chứ không vì mục đích lợi nhuận. Khuyến khích và phát huy vai trò của khu vực y tế tư nhân: Xác định chủ trương coi phát triển y tế tư nhân là trọng tâm của các chính sách huy động nguồn lực xã hội cho y tế, thay cho việc huy động đầu tư tư nhân và phát triển các dịch vụ theo yêu cầu trong các bệnh viện công lập. Cần bảo đảm cho các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân với các quy mô khác nhau được phát triển theo quy hoạch chung, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở từng vùng, từng địa bàn. Tăng cường các chức năng điều tiết cơ bản của Nhà nước, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ và các các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong quản lý chuyên môn, tăng cường hệ thống thông tin từ khu vực y tế tư nhân.
Xây dựng hệ thống thông tin về khu vực y tế tư nhân nói chung, cũng như về các nguồn đầu tư tư nhân cho y tế, các hình thức liên doanh, liên kết giữa các bệnh viện công với các nhà đầu tư tư nhân, các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu ở các bệnh viện công nói chung
Tuy nhiên, chủ trương xã hội hóa cũng đặt ra vấn đề như: chế độ tự chủ tài chính đã làm cho một số bệnh viện công lạm dụng kỹ thuật cận lâm sàng, giữ người bệnh… dẫn đến quá tải ở tuyến trên; hay liên doanh, liên kết đặt trang thiết bị dẫn đến vấn đề đa sở hữu trong nội bộ bệnh viện, vấn đề minh bạch hóa tài chính công cũng khó xác định. Bên cạnh đó, việc tự chủ nhân lực cũng ảnh hưởng đến cơ cấu
bác sỹ với điều dưỡng viên, KTV. Một số bệnh viện chủ yếu thu hút để tuyển dụng bác sỹ mà ít chú trọng tuyển dụng điều dưỡng viên nên vấn đề chăm sóc người bệnh toàn diện cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, xã hội hóa cũng chỉ tập trung nhiều ở khu vực điều trị khám chữa bệnh mà ít quan tâm ở khu vực y tế dự phòng vì lý do lợi nhuận. Hơn nữa, trong lĩnh vực y tế công, các khuyết tật xã nảy sinh nhiều hơn so với khu vực tư nhân như: vấn đề y đức, thái độ phục vụ người bệnh, xây dựng cơ bản, đấu thầu thuốc…
1.3.2. Nhân tố thuộc nội lực Bệnh viện
1.3.2.1. Cơ chế tự chủ về tài chính
Quản lý bệnh viện là một phạm trù đòi hỏi người quản lý phải có cách nhìn bao quát, tổng quan cả về môi trường ngành Y tế cũng như các nhân tố trực tiếp tác động trực tiếp đến hệ thống quản lý bệnh viện. Tự chủ tài chính là quyền tự quyết định, định đoạt và tự chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động về việc sử dụng nguồn tài chính của đơn vị ra sao, các hình thức huy động và phân bổ chi tiêu tài chính để đạt được mục tiêu đề ra của đơn vị tự chủ.
Ở điều kiện Nhà nước còn bao cấp bệnh viện công lập, hoạt động quản lý chỉ đơn thuần là tuân thủ văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Mọi hoạt động bệnh viện đều dưới sự giám sát và quản lý Nhà nước. Bởi vậy, các bệnh viện chưa đa dạng hóa các hoạt động sự nghiệp, chưa mở nhiều hình thức KCB (nội trú, ngoại trú, khai thác nguồn thu từ dịch vụ, xây dựng các giải pháp tiết kiệm chi phí trong chi tiêu); chưa tạo điều kiện các kỹ thuật cao để triển khai tới bệnh viện.
Nguồn từ NSNN còn hạn chế nên các bệnh viện chưa đẩy mạnh được công tác xã hội hóa, nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại chưa được lắp đặt gây khó khăn trong việc nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân; các bệnh viện tuyến huyện không có cơ hội triển khai thực hiện các kỹ thuật mới mà phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Tuy nhiên, trong cơ chế tự chủ tài chính, các bệnh viện công không còn được Nhà nước bao cấp mà phải tự chủ tài chính rất khó khăn cho các Trung tâm Y tế huyện miền núi khi nguồn thu không đủ để chi.
bệnh viện công tự chủ về tài chính nhưng vẫn phải chịu sự quản lý của Nhà nước trong điều phối hoạt động thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Theo cơ chế tự chủ, các bệnh viện linh động trong tổ chức hoạt động để đáp ứng nhu cầu người bệnh, giải quyết được khó khăn cho bệnh viện. Tự chủ tài chính giúp bệnh viện xác định phát triển theo hướng cung cấp dịch vụ tốt nhất. Các bệnh viện thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động y tế thông qua chủ trương xã hội hóa y tế. Đồng thời, việc thực hiện tự chủ giúp cho các bệnh viện vừa nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh giúp tăng nguồn thu góp phần tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên. Chất lượng Khám chữa bệnh thể hiện ở cải cách thủ tục hành chính rút ngắn thời gian khám chữa bệnh cho người bệnh không để người bệnh phải chờ đợi lâu, cán bộ y tế ứng xử văn minh, lịch sự
1.3.2.2. Trình độ nhân lực quản lý Trung tâm, quản lý sử dụng tài sản công
Công tác quản lý tài sản của Trung tâm phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kỹ năng của người quản lý sử dụng tài sản phục vụ KCB tại bệnh viện. Người sử dụng có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao thành thạo, chuyên nghiệp thì tài sản sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và ít hỏng hóc. Đầu tư tài sản tiên tiến, hiện đại nhưng con người không đủ trình độ để sử dụng, vận hành thì “ tài sản bị đắp chiếu” gây lãng phí tài sản và người dân không tiếp cận được dịch vụ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
1.3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
Theo Bộ Tài chính, để đảm bảo Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSC có đầy đủ thông tin về tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2017 và Quyết định 1989/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, đối với cơ sở dữ liệu về TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ phải quản lý tất cả các tài sản đủ tiêu chuẩn là TSCĐ theo quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.