1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi Phía Bắc tỉnh Quảng Nam
Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi Phía Bắc tỉnh Quảng Nam là Bệnh viện tuyến tỉnh lớn nhất tỉnh Quảng Nam nằm tại Thị trấn Ái Nghĩa của huyện Đại Lộc là bệnh viện trực tiếp chỉ đạo tuyến cho TTYT huyện Nam Giang.
Bệnh viện với quy mô lớn tự chủ toàn bộ kinh phí chi thường xuyên nên rất chú trọng đến việc tuyển chọn cán bộ viên chức đặc biệt là cán bộ quản lý và sử dụng TSC. Cán bộ viên chức quản lý TSC tại đơn vị đa phần có bằng Đại học kinh tế, Đại học kế toán. Cán bộ sử dụng tài sản đều có chuyên môn cao phù hợp với tài sản, trang thiết bị được đầu tư. Bệnh viện đã huy động nguồn vốn lớn để đầu tư mua sắm tài sản, TTBYT từ hoạt động liên doanh liên kết, cổ phần hóa công tư.
Quản lý nguồn nhập TSC y tế: Xác định chính xác nguồn nhập TSC y tế sẽ giúp quá trình quản lý nắm rõ hơn nguồn gốc, xuất sứ, số lượng và chất lượng các TSC được đưa vào sử dụng tại Trung tâm. Đây là khâu quan trọng mấu chốt hàng đầu và không thể thiếu trong công tác quản lý TSC. Thực hiện đấu thầu mua sắm TTBYT thông qua mạng đấu thầu quốc gia (Chứng thư số).
Bệnh viện là đơn vị đầu tiên của tỉnh áp dụng chương trình phần mềm tin học quản lý tài sản của đơn vị trực tuyến online. Phần mềm này cập nhật thông tin về các tài sản hiện có, biến động tài sản trong kỳ đã giúp cho đơn vị và cơ quan nhà nước nắm bắt được tình hình tài sản hiện có, tình trạng tài sản của đơn vị.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam là bệnh viện tuyến tỉnh nằm tại trung tâm thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là bệnh viện tuyến tỉnh tự chủ hoàn toàn kinh phí chi thường xuyên của tỉnh Quảng Nam.
Bệnh viện sử dụng quản lý số lượng tài sản sử dụng chứ không phải là số sê- ri của tài sản. Có thể số sêri của tài sản sẽ giống với số liệu của tài sản khác. Nếu số sê-ri được sử dụng làm số để quản lý, các số trùng lặp sẽ gây nhầm lẫn vì không có cách nào để chia hai nội dung ra ngoài. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của dữ liệu và dẫn đến số dư và hàng tồn kho của khách hàng không chính xác, giảm thu nhập cho thuê và ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng. Sử dụng số để theo dõi duy nhất khác với số sê- ri nhằm loại bỏ những vấn đề này. Trong trường hợp hiếm có số theo dõi bị mất, tài sản vẫn có thể được nhìn lên bằng cách sử dụng số sê-ri của nó và dán nhãn lại đúng cách để giữ lại lịch sử của tài sản.
dõi vận hành các TTB và vật tư y tế bằng hệ thống mạng vi tính, đẩy mạnh việc khai thác phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
Bệnh viện luôn đáp ứng vật tư y tế, đồng bộ với thiết bị y tế mới hiện đại. Hoàn thiện các quy trình trong công tác quản lý TTBYT. Nâng cao hiệu quả sử dụng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu phục vụ bệnh nhân.
Bệnh viện luôn đi đầu các bệnh viện trong tỉnh về công tác quản lý, cung ứng vật tư, TTBYT. Tích cực khảo sát, tìm kiếm vật tư y tế, linh kiện sửa chữa máy phù hợp, tương thích, với giá thành phù hợp để thực hiện tiết kiệm tối đa cho bệnh viện và cho bệnh nhân, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng KCB của bệnh viện.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho việc quản lý tài sản công tại Trung tâm Y tế huyện Nam Giang
Tham khảo công tác quản lý và sử dụng TSC của một số Bệnh viện tuyến tỉnh thuộc Tỉnh Quảng Nam, luận văn cũng đúc kết được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý và sử dụng TSC tại TTYT huyện Nam Giang như sau:
- Đầu tư, mua sắm tài sản TTBYT phải theo thứ tự ưu tiên những TTB thiết yếu, tránh đầu tư tràn lan, dàn trãi, trùng lắp, không hiệu quả.
- Huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư TTBYT.
- Song song với việc đầu tư tài sản, TTBYT hiện đại là việc đào tạo chuyên môn cho đội ngủ cán bộ quản lý và sử dụng tài sản đó tránh tình trạng tài sản, TTB “đắp chiếu” vì không có người có trình độ để sử dụng.
- Ứng dụng phần mềm quản lý tài sản trực tuyến của công ty cổ phần Misa. - Thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản, TTB công khai trên mạng đấu thầu quốc gia (chứng thư số).
- Bàn giao tài sản phải chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật cụ thể và bàn giao tài liệu hướng dẫn và các giấy tờ bảo hành.
- Cải cách công tác quản lý bệnh viện: Trong công tác chuyên môn, các bệnh viện tổ chức tốt công tác thường trực cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú; cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế chuyên môn, y đức; nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử văn hóa nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.
- Trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, cần xây dựng kế hoạch sát thực, làm tốt công tác đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo theo các chuyên ngành, kết hợp mời tuyến trên về đào tạo chuyển giao công nghệ đối với một số chuyên khoa mũi nhọn; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học.
- Cần lập kế hoạch chọn ưu tiên mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các TTB máy móc; thực hiện tốt công tác xã hội hóa y tế, liên doanh liên kết hoặc góp vốn để mua sắm TTB phục vụ hoạt động dịch vụ y tế.
- Công tác tổ chức hành chính quản trị cần chú trọng triển khai làm tốt công tác đào tạo, quy hoạch, luân chuyển cán bộ, sắp xếp bố trí nhân lực lao động hợp lý phù hợp tình hình thực tế của bệnh viện; duy trì hiệu quả đường dây nóng; giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại của nhân dân, gia đình người bệnh.
- Lãnh đạo Trung tâm cần giao bộ phận kế toán xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch viện phí, chỉ tiêu thu các dịch vụ hàng năm; tổ chức tốt công tác thu viện phí và dịch vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí các khoản chi tiêu ngân sách; rà soát cân đối xây dựng dự toán các nguồn thu, chi hàng năm; duy trì bảo đảm đáp ứng nhu cầu chi các hoạt động thường xuyên của Trung tâm; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với việc xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” và phần mềm “Quản lý tài sản” nhằm đáp ứng được các yêu cầu quản lý nghiệp vụ của Trung tâm và quản lý tốt hồ sơ hành chính, quá trình điều trị và các xét nghiệm đối với bệnh nhân; tăng cường chất lượng thông tin của bệnh viện...
- Bên cạnh đó, Trung tâm cần tăng cường hợp tác quốc tế; duy trì mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn; đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tế trên các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Trung tâm tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ nhân viên nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi trong công việc; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, thái độ phục vụ người bệnh; không ngừng rèn luyện, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, mang lại hiệu quả đích thực cho hoạt động bệnh viện.
Khoa
Cấp cứu Khoađiều trị
Đội Y tế lưu động Phòng Tổ Chức Cán Bộ
Trung Tâm Y Tế huyện Giằng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM