Các khách sạn không chỉ xây dựng một mức giá duy nhất mà phải xây dựng cho mình những chiến lược giá cả để có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi về cầu, về chi phí, khai thác tối đa những cơ hội xuất hiện trong từng giao dịch và phản ứng kịp thời với những thủđoạn cạnh tranh về giá của các đối thủkhác.
• Chiết giá bà bớt giá
Để khuyến khích khách hàng trong việc mua và thanh toán, các khách sạn có thểđiều chỉnh mức giá cơ bản của mình và được gọi là là hình thuwcsh chiết giá và bớt giá. * Chiết giá vì mua sốlượng lớn
Đó là việc giảm giá cho những người mua với khối lượng lớn trong một lần hoặc trong một thời gian nhất định. Ví dụtrong khách sạn, khách đặt tiệc cưới với sốlượng sản phẩm dịch vụ lớn...
Loại chiết khấu này nhằm khuyến khích người mua gia tăng khôi lượng của mỗi hợp đồng và mua tập trung nhiều lần của một người bán.
* Chiết khấu thời vụ
Là việc giảm giá cho những khách hàng mua hàng hóa hay dịch vụtrái vụ. Loại chiết khấu này cho phép nhà kinh doanh khách sạn duy trì mức kinh doanh ổn định trong cả năm. Các khách sạn, các hãng hàng không, các công ty du lịch thường áp dụng loại chiếu kháu này vào thời kỳ vắng khách.
* Bớt giá (giảm giá)
Đối với ngành kinh doanh khách sạn thì việc giảm giá thường được áp dụng cho những khoản tiêu dùng của khách đi theo đoàn, thường cho các đại lý tham gia vào các chương trình hỗ trợ tiêu thụ.
• Định giá phân biệt sản phẩm
Những nhà kinh doanh khách sạn có thểquy định một mức giá rất khác, có thể là mức giá cao so với sản phẩm khác biệt của khách sạn mà khách sạn khác không có được, nhằm gây ấn tượng sâu sắc tới khách hàng. Đặc biệt trong kinh doanh sản phẩm dịch vụ, khách sạn luôn tạo cho mình một nét khác biệt nhằm dị biệt hóa sản phẩm để thu hút khách về với khách sạn mình.
Chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt sẽ luôn là biện pháp hữu hiệu để thu hút khách, đặc biệt là những khách hàng có khả năng thanh toán trung binh.