Thực trạng khai thác tại Đình An Biên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội Đền Nghè phục vụ du lịch tại thành phố Hải Phòng (Trang 37 - 38)

Đình An Biên có vị trí rất gần với đền Nghè, cách đền Nghè một góc phố. Tuy nhiên,

mặc dù có không gian tương đối rộng, nhưng với việc tọa lạc trong một con ngõ nhỏ

thuộc đường Hai Bà Trưng (ngõ 170), không tránh khỏi di tích có phần bị che khuất

và đã bịquên lãng trong một thời gian dài.

Sau khi thống nhất đất nước, hòa bình lập lại, Nhà nước cho thu hồi Đình, Đình không được sử dụng đúng mục đích, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của các đoàn

nghệ thuật văn công. Chính vì vậy, nhiều hạng mục công trình đã bị phá hủy hoặc xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt là hệ thống cửa võng.Cho đến năm 1992, Nhà nước mới trả lại đình cho dân làng tự quản lý.Hiện tại gần như toàn bộ di vật cổ có giá trị

tại đình An Biên đã được di dời ra Đền Nghè để bảo tồn dưới sự quản lí của Bảo tàng

Hải Phòng.Hiện vật còn lại trong Đình không đáng kể, đáng chú ý đó là hệ thống cửa

võng sơn son thiếp vàng. Ngoài ra còn có hệ thống đồ tế khí, kiệu võng lọng che, chấp kích, đồ bát bửu... Sân đình cũng còn lưu giữ được một pho tượng nữ tướng

trong tư thế vung gươm ra trận được thếp vàng, trải qua mưa gió thời gian vẫn giữ được phong thái của một bậc cân quắc anh hùng và là đối tượng sùng kính, ngưỡng vọng của người dân nơi đây.

Tuy nhiên, khu vực khuôn viên di tích Đình An Biên thường xuyên bị xâm phạm trái phép.Trước đây, diện tích của Đình rộng hơn hiện nay rất nhiều song những năm gần

đây thường xuyên bị người dân quanh khu vực di tích lấn chiếm làm đất thổ cư và có

thời kì đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng. Sau đó, nhờ sự can thiệp của chính quyền

địa phương và UBND thành phố, khuôn viên di tích được đưa vào diện quy hoạch bảo vệ. Dù xung quanh Đình hiện nay đã xây tường bao tuy nhiên một phần diện tích đã

bị lấy đi, và ngay phía đằng sau đình vẫn là nơi cư trú của nhiều nhà dân, hay nói cách khác, một số nhà dân vẫn lấy cổng đình là cổng ngõ để ra vào nhà của họ.

Bên cạnh đó, ngoài Ngôi Đình chính đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2009 theo quyết định số 318/Q§-BVHTTDL 22/01/2009 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, các hạng mục khác đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Tòa nhà giải vũ trước đây là nơi dành để cho người dân chuẩn bị lễ vật trước khi vào dâng

tiến hay là nơi chuẩn bị cho lễ hội nay gần như bỏ không và bị biến trở thành kho

chứa đồ. Khu vườn phía đằng trước sân Đình trước đây trồng nhiều cây cổ thụ, góp

phần mang lại cho đình một không gian yên bình, lắng đọng và cổ xưa ngay giữa lòng

phố phường ồn ào náo nhiệt thì một năm trước đây đã bị phá bỏ khá nhiều và bị bê tông hóa. Mặc dù việc sửa chữa này khiến cho không gian của Đình trông có vẻ thoáng hơn, nhưng lý do thực sự của việc thay đổi là vì Đình không có đủ người để

coi sóc khu vườn đó và một Ngôi Đình cổ cuối cùng đã mang dáng vóc và hơi hướng của thời hiện đại.

2.3.2.2.Thực trạng khai thác trong đời sống và trong du lịch

Sau khi được Nhà nước bàn giao lại vào năm 1992, người dân trong khu phố đã chủ động họp nhau lại để bầu lên những người đại diện quản lý Đình và cử một người làm ông từ đểtrông coi Đình. Tuy nhiên, hai năm trước ông thủđền mất, và hiện chưa tìm được người thay thế, nên việc trông coi và chăm sóc đình chủ yếu do khoảng 5 người

dân (hầu hết đều đã cao tuổi) thay nhau trông nom. Ban ngày Đình thường mở cửa từ 9h sáng đến 17h chiều, buổi tối thường khóa kín, chỉ trừ những hôm rằm và mùng

một thì mở cửa đến 20h để cho người dân đến dâng hương lên nữ tướng. Chính vì

việc không hề có Ban quản lý được tổ chức chặt chẽ và cũng không chịu sự quản lý

của một cơ quan tổ chức nào nên mọi hoạt động của Đình An Biên hiện nay đều dừng lại ở mức độ tự phát.Ngôi Đình hàng ngày gần như vắng lặng, và chỉ nhộn nhịp lên chút ít trong những hôm rằm, mùng một hay những ngày lễ hội như ngày Thánh đản,

ngày kỉ niệm nữ tướng Lê Chân thắng trận.Ngôi Đình gần như chỉ được biết đến bởi những người dân trong khu phố Hai Bà Trưng, trở thành nơi sinh hoạt tâm linh và là nơi ngưỡng vọng của họ. Vẫn là ngôi đình thờ vị thành hoàng của trang An Biên xưa, nhưng ngay cả trong những ngày lễ hội cũng đã thiếu đi những hoạt động truyền thống, những nghi thức trang trọng và một không khí lễ hội linh thiêng mà sôi nổi có tác dụng lôi kéo người dân trong vùng và các địa phương khác đến tham gia và càng

vắng bóng đi những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, những trò chơi dân gian truyền thống dù Đình còn bảo lưu được một không gian tương đối rộng.

Nhờ có sự quan tâm của UBND quận Lê Chân, di tích đình An Biên và lễ hội tại

Đình cũng đã được người dân thành phố biết đến, mặc dù nguyên nhân chính xuất

phát từ chỗ do Ban tổ chức lễ hội đã kết nối nhiều di tích thờ nữ tướng như Đền Nghè

- Đình An Biên và tượng đài Nữ tướng trước Nhà triển lãm thành phố trong một lễ hội

hoàn chỉnh có qui mô cấp quận. Lễ hội được đặc biệt tổ chức qui mô vào năm 2011 do đây là năm kỉ niệm 1070 năm Nữ tướng Lê Chân thắng trận, tiếp theo đó năm 2013 thành phố Hải Phòng vinh dự đăng cai Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông

Hồng, vì thế lễ hội kỉ niệm nữ tướng Lê Chân được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng nhằm thu hút khách đến với Hải Phòng, qua đó góp phần giới thiệu về lịch sử và văn hóa của thành phố đến bạn bè và du khách bốn phương. Và trong ba năm gần đây lễ hội Nữ tướng Lê Chân ngày càng được tổ chức với quy mô lớn và

rộng rãi thu hút được nhiều quan khách đến với lễ hội nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội Đền Nghè phục vụ du lịch tại thành phố Hải Phòng (Trang 37 - 38)