Từ năm 2011 đến nay, UBND quận Lê Chân đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao khôi phục những nét văn hóa truyền thống xưa của làng An Biên, đưa lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân trở thành một lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm.
Hiện nay, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày mồng 7 đến ngày mồng 9 tháng 2 (âm lịch) và được tổ chức tại 3 địa điểm chính là tượng đài Nữ tướng Lê Chân, địa
điểm diễn ra lễ khai mạc; tại Đền Nghè và Đình An Biên, nơi thờ Nữ tướng, là nơi
Đầu tiên, vào ngày 7.2 (âm lịch), Ban tổ chức lễ hội làm lễ Cáo yết để báo cáo Nữ tướng về việc cho phép khai hội. Nghi lễ này do đại diện lãnh đạo quận Lê Chân, lãnh đạo Sở VH &TT, Ban quản lý di tích tiến hành dâng lễ và báo cáo.
Tiếp đến, sáng ngày 8.2 (âm lịch), các hoạt động tế, lễ, dâng hương tưởng nhớ và tri ân công đức Nữ tướng được diễn ra tại di tích đền Nghè và đình An Biên. Đây là
phần nghi lễ thu hút được sự quan tâm, nhiệt tình tham gia của nhiều đội tế trên địa
bàn quận và các đội tế của các tỉnh thành lân cận như đội tế nữ quan Lê Chân, đội tế
nữ quan Hồng Bàng, hay đội tế đến từ các tỉnh như: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam,
Quảng Ninh… Cùng với nghi lễ tế là lễ rước.Lễ rước được diễn ra khu tượng đài Nữ tướng Lê Chân với 2 đoàn rước.
+ Đoàn rước thứ nhất, là đoàn rước của 7 phường (Vĩnh Niệm, Trại Cau, Dư Hàng Kênh, Dư Hàng, Hàng Kênh, An Dương, Lam Sơn) và các đoàn dâng lễ xuất phát từ đền Nghè đến tượng đài Nữ tướng. Số lượng người tham gia đoàn rước từ đền Nghè
khoảng 500 người, đi theo tuyến đường từ đền Nghè qua đường Mê Linh, sang đường Nguyễn Đức Cảnh, đến Quán Hoa, qua đường Quang Trung và đến khu vực tượng đài
Nữ tướng. Đoàn rước gồm: một trai đinh mặc áo nậu truyền thống mang cờ Tổ quốc
đi đầu, theo sau là đội cờ hội (cờ thần), trống cái, chiêng, dàn bát biểu, dàn chấp kích, dàn bát âm, kiệu hoa, lọng che, kiệu phượng (kiệu võng), đội sanh tiền, các đoàn tế
nam quan, tế nữ quan và đông đảo các tầng lớp nhân dân, tất cả đều mặc trang phục truyền thống (áo nậu, áo the, áo lương...).
+ Đoàn rước thứ hai, của 8 phường (Đông Hải, Trần Nguyên Hãn, Kênh Dương,
Niệm Nghĩa, Cát Dài, Nghĩa Xá, Hồ Nam, An Biên). Đoàn rước này xuất phát từ Đình An Biên, theo lộ trình từ đường Hai Bà Trưng qua Cát Cụt, Nguyễn Đức Cảnh
và đến khu vực tượng đài Nữ tướng Lê Chân, số lượng người tham gia cũng khoảng
500 người. Đoàn rước này gồm: đầu tiên là đội múa rồng - lân với trang phục múa
rồng - lân. Tiếp đến là một trai đinh mặc áo nậu mang cờ Tổ quốc, dàn đội cờ hội (cờ
thần) do các trai tân, nữ lịch mặc quần áo nậu mầu đỏ hoặc vàng, trống cái, chiêng, dàn bát biểu, dàn bát âm, đôi voi rước, đôi ngựa rước, kiệu hoa, kiệu long đình, lọng che, kiệu bát cống (Kiệu thánh), đội sanh tiền và các đoàn tế, bô lão cùng đông đảo
nhân đi theo đoàn rước.
Khi 2 đoàn rước đến khu vực tượng đài Nữ tướng Lê Chân là lúc khai mạc lễ hội.Lúc này, đại diện lãnh đạo quận Lê Chân đánh trống khai mạc hội, lễ dâng hương của các đơn vịtham gia chương trình lễ hội. Phần diễn văn khai mạc được chuẩn bị theo lệ cổ,
trong đó gồm: lễ đọc chúc; lễ nghi đọc chúc vị tiền (Mạnh bái, lãnh đạo quận đọc và
phụ lễ tiến lên trước hương án); chuyển chúc: phụ lễ lấy chúc văn; Mạnh bái lễvà đưa cho người đọc; phần chúc (đốt chúc văn); bình thân phục vị (3 vị về vị trí ban đầu); lễ
tạ Nữtướng cúc cung bái (đọc lễ tạ và hóa chúc).
Sau phần lễ là đến phần hội.Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian diễn ra đồng thời tại 3 địa điểm, song tập trung nhiều là ở quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân.
Tại khu vực sân 2 bên tượng đài Nữ tướng Lê Chân, hoạt động Chợ quê (tái hiện
không gian chợ làng Vẻn xưa) quán chợ, mái lá tranh tre với nhiều hoạt động văn hóa
truyền thống như: giới thiệu bày bán các sản vật, các món ăn mang đậm đặc trưng của
xẩm, viết thư pháp, nặn tò he…. Tại sân phía trước Trung tâm Triển lãm Mỹ thuật
thành phố (khu phía sau tượng đài) diễn ra nhiều hoạt động vui chơi như: biểu diễn
pháo đất, cờ người, các trò chơi dân gian (ô ăn quan, đánh chắt, đánh chuyền, nhảy
dây, chọi gà, bịt mắt bắt vịt…) và võ dân tộc. Nhiều tiết mục biểu diễn trống hội, múa lân sư, diễn chèo, hát văn cũng được tổ chức tại đây.
Tại khu vực đền Nghè, đình An Biên chương trình văn nghệ dân gian như: hát chèo, hát văn, múa rối, viết thư pháp, ngâm thơ... cùng với đó là thi hoa Thủy tiên, thu hút đông đảo sự tham gia của người dân địa phương và du khách.