Tổ chức các hoạt động hướng đến cộng đồng và gắn với việc tưởng nhớ đến

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội Đền Nghè phục vụ du lịch tại thành phố Hải Phòng (Trang 71)

Ngày 10/3/2016, lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân chính thức được công

nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Để lễ hội Nữ tướng Lê Chân phát huy được những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng và trao truyền cho thế hệ sau những giá trị tốt đẹp, về tinh thần dũng cảm, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trong thời gian tới, những hoạt động trong lễ hội Nữ tướng Lê Chân sẽ được tổ chức một lần

trong năm vào mùa Xuân và lấy ngày sinh của Nữ tướng là ngày lễ hội chính. Thời gian diễn ra lễ hội là 03 ngày, từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Trên

tinh thần những hoạt động hiệu quả, tránh phô trương và hướng đến cộng đồng nên

trong những lần tổ chức tới, Ban Tổ Chức lễ hội cần nghiên cứu trong việc xây dựng kịch bản sao cho có nhiều hơn nữa các hoạt động gắn kết cộng đồng, người dân được trực tiếp tham gia chứ không phải đi dự hội với tâm thế là khán giả (tiếp nhận những

giá trị văn hóa một cách thụđộng).

Các nhà xây dựng kịch bản cần đưa nhiều hơn nữa những phần lễ, chương trình

trong phần hội sao cho tạo nên đặc trưng của lễ hội một Nữ tướng bởi chỉcó điều này

mới tạo nên được sự khác biệt với rất nhiều lễ hội được tổ chức trong dịp Xuân về. Qua khảo sát, chúng tôi được biết những chương trình như cắm tỉa hoa, biểu diễn

dưỡng sinh, ngâm thơ hay một số đề xuất như tổ chức giải bóng đá, cầu lông, bóng bàn… trong dịp này là chưa phù hợp, làm mất đi những nét đặc sắc trong lễ hội Nữ tướng Lê Chân. Có lẽ, chúng ta cần nhiều hơn nữa những màn diễn võ dân tộc, cờ người, pháo đất hay tổ chức những màn tái hiện lại chiến công của Nữ tướng Lê Chân, có thể là một trận đánh hay việc khai hoang lập ấp giúp người dân an cư lạc nghiệp.

Ban Tổ Chức cần nắm vững và tuyên truyền để mọi người có sự phân biệt giữa nghi thức khai mạc và nghi thức tế lễ truyền thống. Trong đó, các nghi thức tế lễ

truyền thống của lễ hội vẫn do cộng đồng thực hiện theo đúng quy trình, đại diện cơ quan nhà nước không nên làm thay dân, ngay cả với nghi lễthiêng liêng (dâng hương) trong ngày khai hội. Sau nghi thức tế lễ truyền thống, đại diện cơ quan nhà nước và du khách có thể thực hiện các nghi thức khai mạc mà không làm ảnh hưởng đến quy

trình và “tính thiêng” của lễ hội. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động cần xuất

phát từ ý tưởng sáng tạo của cộng đồng mà không làm ảnh hưởng tới cấu trúc và giá

trị của lễ hội.

3.3.6. Tăng cường kiểm tra giám sát thi đua khen thưởng và sự phối hợp giữa các đơn vịcó liên quan

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội Đền Nghè phục vụ du lịch tại thành phố Hải Phòng (Trang 71)