Các kinh nghiệm có thể rút tra từ bài học trên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Mù Cang Chải Yên Bái (Trang 33 - 36)

- 3 Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ ):

1.4.3Các kinh nghiệm có thể rút tra từ bài học trên

5. Nội dung nghiên cứu đề tài

1.4.3Các kinh nghiệm có thể rút tra từ bài học trên

Để có thể phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững, trước hết cần phải có quy hoạch cơ chế chính sách thuận lợi và chia sẻ lợi ích công bằng cho các bên tham gia, nhất là cộng đồng địa phương đồng thời cần đảm bảo cân bằng các mục tiêu phát triển đó là : tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường , giữ gìn tài nguyên và bảo tồn các giá trị văn hóa.

Cần nhận thức rõ vai trò của du lịch nông nghiệp: Du lịch nông nghiệp đóng vai trò như một công cụ để kích thích sự phát triển khu vực nông thôn. Chính vì vậy, cần nhận thức đúng đắn vai trò của loại hình này theo đó mới có những chủ trương chính sách phù hợp.

Có chủ trương chính sách phù hợp của nhà nước: Nhà nước, chính phủ hoặc các cơ quan quản lý nhà nước cần có những chủ trương chính sách và định hướng phát triển du lịch nông nghiệp một cách phù hợp, với chiến lược lâu dài. Phát triển loại hình trên cơ sở điều tra khảo sát kỹ về tài nguyên du lịch và các điều kiện hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ không chỉ về vốn, phổ biến kinh nghiệm và kiến thức về quản lý và kinh doanh các dịch vụ du lịch, nâng cao kiến thức về kỹ năng giao tiếp du lịch…

Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp theo hướng mỗi địa phương một sản phẩm đặc thù: Để đảm bảo việc phát triển du lịch nông nghiệp mang tính bền vững và góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, việc thực hiện chính sách mối làng mỗi phẩm cần được áp dụng phổ biến ở Việt Nam trong quá trình phát triển loại hình. Chủ trương này sẽ đảm bảo sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến với mỗi khu vực mà không có sự chồng chéo, nhàm chán trên cơ sở đa dạng hóa được sản phẩm du lịch.

Ngoài ra cần có chiến lược và quy hoạch sử dụng đất hợp lý để tránh gây xung đột trong quá trình phát triển và bảo tồn đồng thời cần có kế hoạch đào tạo và giáo dục cộng đồng để nâng cao ý thức của họ nhằm đảm bảo cộng đồng không những có nghiệp vụ chuyên môn trong kinh doanh du lịch, bảo vệ tài nguyên và môi trường mà còn có thể ứng xử hợp lý nhằm xây dựng một hình ảnh đẹp cho điểm đến trong lòng du khách.

Tiểu kết chương 1

Toàn bộ chương 1 cho thấy cơ bản vềcác khái niệm du lịch nông nghiệp, các đặc điểm của loại hình du lịch mới này. Đồng thời, hiểu được vai trò và lịch sửra đời và phát triển của du lịch nông nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, phát triển loại hình du lịch nông nghiệp – một giải pháp mới cho việc đa dạng các sản phẩm du lịch trong việc phát triển của ngành du lịch.

Trên cơ sở đưa ra những lý luận chung tạo nền móng cho việc nghiên cứu đềtài một cách đúng đắn, khoa học và thêm phong phú. Là cơ cơ sởlý thuyết cho các nghiên cứu thực tiễn được thực hiện ởchương 2 và chương 3. Ngoài ra, góp phần cho việc khai thác và bảo tồn các giá trị tài nguyên phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆNMÙ CANG CHẢI - YÊN BÁI.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Mù Cang Chải Yên Bái (Trang 33 - 36)