Nhà cung ứng là người cung cấp các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp, là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng vật liệu xây dựng, cung ứng hoặc cho doanh nghiệp thuê các máy móc thiết bị xây dựng để xây dựng công trình. Mặt khác, sự biến động của giá cả vật liệu xây dựng và máy xây dựng đều ảnh hưởng tới chi phí xây dựng công trình mà doanh nghiệp luôn phải tính đến. Những trục trặc trong việc cung ứng vật tư và máy móc thiết bị xây dựng đôi khi dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho doanh nghiệp, vì nó có thể dẫn tới việc phải ngừng sản xuất do không có vật tư, do máy hỏng hoặc có thể phát sinh những khối lượng công tác phải phá đi làm lại do chất lượng vật liệu sử dụng không đảm bảo,... làm kéo dài thời gian xây dựng so với dự kiến. Sự gia tăng về chi phí xây dựng công trình và thiệt hại về kinh tế đều làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất và hành vi của người cung ứng. Tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của thị trường đầu vào, vào hàng hoá,... mà các nhà cung ứng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là không thể thay thế được và do các Nhà độc quyền cung cấp thì việc bảo đảm yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các Nhà cung ứng, chi phí cho các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường, làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết luận
( Thu hoạch của sinh viên)
Qua sự rèn luyện, trau dồi kiến thức cùng thời gian thực tập tại Công ty Xây dựng Quốc Tế em nhận thấy bên cạnh việc học tập, nghiên cứu lý luận thì đi sâu tìm hiểu thực tế là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Quá trình thực tập tổng quan là giai đoạn đầu của quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong thời gian này ngoài việc tìm hiểu, thu thập các thông tin và số liệu để hoàn thành báo cáo, em đã có cơ hội tìm hiểu hoạt động thực tế của doanh nghiệp, qua đó vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tìm hiểu những vấn đề mà giáo trình chưa đề cập đến hay sự biến hoá của lý thuyết trong thực tế. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng và bổ ích giúp em có thể học hỏi, tiếp thu những kĩ năng, bước đầu tích luỹ được kinh nghiệm phục vụ cho việc hoàn thành tốt giai đoạn thực tập nghiệp vụ sắp tới và công việc trong tương lai.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 2
Phần I: giới thiệu doanh nghiệp 3
1.1. Thông tin chung về Công ty Xây dựng Quốc tế 3
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 3
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 5
Phần II: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 7
Phần III: Công nghệ sản xuất 9
3.1. Dây chuyền sản xuất 9
3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất 10
3.2.1. Một số khái niệm 10
3.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ 12
3.2.3. Tình hình sử dụng máy móc thiết bị 12
3.2.4. Đặc điểm về mặt bằng 13
3.2.5. Tình hình phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ 16
3.2.6. Đặc điểm về an toàn lao động 17
Phần IV: tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất 19
4.1. Tổ chức sản xuất 19
4.1.1. Loại hình sản xuất 19
4.1.2. Đặc điểm sản xuất 19
4.2.1. Bộ phận sản xuất chính 22
4.2.2. Bộ phận sản xuất phụ 22
4.2.3. Các xưởng sản xuất phụ trợ 22
4.2.4. Tổ chức vận chuyển và hệ thống giao thông 22
4.2.5. Hệ thống kho bãi, nhà tạm 23
4.2.6. Bộ phận cung cấp 25
Phần V: tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 26
5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 26
5.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 26
Phần VI: Các yếu tố đầu vào, đầu ra 29
6.1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào 29
6.1.1. Yếu tố đối tượng lao động 29
6.1.2. Yếu tố lao động 35
6.1.3. Yếu tố vốn 38
6.2.Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra 46
6.2.1. Nhận diện thị trường 46
6.2.2. Quá trình tiêu thụ sản phẩm 47
Phần VII: Môi trường kinh doanh 53
7.1. Môi trường vĩ mô 53
7.2. Môi trường ngành
Phần VIII: Kết luận (thu hoạch của sinh viên)
56 59