Bus trƣờng và các trạm vào ra từ xa

Một phần của tài liệu Đồ Án Tìm hiểu về điều khiển phân tán DCS đi sâu điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang (Trang 30 - 32)

2. Đánh giá chất lƣợng của Đ.T.T.N (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong

2.3.1.2. Bus trƣờng và các trạm vào ra từ xa

Khi sử dụng cấu trúc vào/ra phân tán, các trạm điều khiển cục bộ sẽ đƣợc bổ sung các module giao diện bus để nối với các trạm vào/ra từ xa (remote I/O

station) và một số thiết bị trƣờng thông minh. Các yêu cầu chung đặt ra vớibus

trƣờng là tính năng thời gian thực, mức độ đơn giản và giá thành thấp. Bên cạnh đó, đối với môi trƣờng dễ cháy nổ còn các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt khác về chuẩn truyền dẫn, tính năng điện học của các linh kiện mạng, cáp truyền,... Các loại bus trƣờng đƣợc hỗ trợ mạnh nhất là Profibus-DP, Foundation Fieldbus,

DeviceNet và AS-I. Trong môi trƣờng đòi hỏi an toàn cháy nổ thì Profibus-PA

23

Một trạm vào/ra từ xa thực chất có cấu trúc không khác lắm so với một trạm điều khiển cục bộ, duy chỉ thiếu khối xử lý trung tâm cho chức năng điều khiển. Thông thƣờng, các trạm vào/ra từ xa đƣợc đặt rất gần với quá trình kỹ thuật, vì thế tiết kiệm nhiều cáp truyền và đơn giản hóa cấu trúc hệ thống. Trạm vào/ra từ xa cũng có thể đặt cùng vị trí với trạm điều khiển cục bộ, tuy nhiên nhƣ vậy không lợi dụng đƣợc ƣu điểm của cấu trúc này.

Khác với cấu trúc vào/ra tập trung, cấu trúc vào/ra phân tán cho phép sử dụng các trạm vào/ra từ xa của các nhà cung cấp khác với điều kiện có hỗ trợ loại bus trƣờng qui định. Tuy nhiên, để có thể khai thác tối đa khả năng các công cụ phần mềm tích hợp và đảm bảo tƣơng thích hoàn toàn giữa các thành phần trong một hệ DCS, việc dùng trọn sản phẩm của một hãng vẫn là giải pháp an toàn nhất. Bên cạnh phƣơng pháp ghép nối thiết bị điều khiển với quá trình kỹ thuật thông qua các module vào/ra, ta có thể sử dụng các cảm biến hoặc cơ cấu chấp hành có giao diện bus trƣờng. Qua đó có thể đơn giản hóa cấu trúc hệ thống hơn nữa, tiết kiệm tiết kiệm chỗ trong tủ điều khiển và nâng cao tính năng thời gian thực của hệ thống do tận dụng đƣợc khả năng xử lý thông tin của các thiết bị trƣờng.

Trên Hình 2-8 là hình ảnh một số tủ điều khiển DCS. Hình bên trái là một

trạm PCS7 (Siemens) với bộ điều khiển lắp đặt cùng các module vào/ra phân

tán. Hình giữa minh họa một trạm vào/ra từ xa lắp độc lập. Tủ điều khiển bên

phải minh họa trạm điều khiển cục bộ DeltaV (Fisher-Rosermount) sử dụng giải pháp Foundation Fieldbus (không cần các module các vào/ra).

24

Hình 2-8: Một số hình ảnh tủ DCS

Một phần của tài liệu Đồ Án Tìm hiểu về điều khiển phân tán DCS đi sâu điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)