Chức năng vận hành và giám sát hệ thống (chức năng SCADA)

Một phần của tài liệu Đồ Án Tìm hiểu về điều khiển phân tán DCS đi sâu điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang (Trang 49 - 52)

2. Đánh giá chất lƣợng của Đ.T.T.N (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong

2.5.2. Chức năng vận hành và giám sát hệ thống (chức năng SCADA)

a) Hiển thị trạng thái hoạt động của toàn bộ nhà máy

Bằng các thƣ viện hình ảnh và các công cụ xây dựng đồ họa. DCS cho phép chúng ta biểu diễn toàn bộ các quá trình, thiết bị trong nhà máy lên màn hình một cách trực quan và sinh động, cung cấp các giao diện vận hành và giám sát.

b) Chức năng hiển thị các biến quá trình dưới dạng đồ thị

Để vận hành và giám sát đƣợc toàn bộ nhà máy với nhiều thiết bị, tham số và trạng thái. DCS đã phân chia, sắp xếp và biểu diễn các tham số, trạng thái dƣới nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo thuận lợi tối đa cho ngƣời vận hành.

Các biến quá trình ngoài việc ta có thể xem trực tiếp thông qua các tagname của nó, ta còn có thể giám sát thông qua các đồ thị. cho phép ta so sánh, đánh giá chất lƣợng điều khiển và ra quyết định điều khiển.

Các tham số quá trình đƣợc hiển thị dƣới dạng các đồ thị gọi là Trend (Hình 2-

13).

Trend hiển thị dữ liệu dƣới dạng các chuỗi biểu đồ theo thời gian. Cho phép hiển thị nhiều đƣờng, nhiều màu sắc khác nhau. Ngoài ra còn cho phép ta thống kê dƣới dạng các bảng biểu, phục vụ cho việc lƣu trữ lâu dài.

42

trạng thái, tham số, thay đôi tham số thiết bị điều khiên, thực hiện việc chỉnh định tham số....

c) Chức năng cảnh báo quá trình

Bên cạnh các chức năng điều khiển, giám sát trạng thái, việc đƣa ra các cảnh báo cho ngƣời vận hành và các gợi ý xử lý cũng là một yêu cầu không thể thiếu đối với bất cứ một hệ DCS nào.

Các cảnh báo trong hệ thống đƣợc chia thành nhiều cấp độ khác nhau:

● Cảnh báo nguy cơ (Warrning): Với các cảnh báo loại này, chỉ ra cho ngƣời vận hành biết rằng họ cần phải quan tâm đến tham số quá trình tƣơng ứng và chƣa cần phải can thiệp vào hệ thống. Thông thƣờng với các cảnh báo loại này, hệ thống tự động thoát ra đƣợc.

● Báo động (Alarm): Với cáccảnh báo loại này. ngƣời vận hành phải thực hiện một vài gợi ý hoặc can thiệp nhỏ nhằm đƣa hệ thống ra khỏi khu vực nguy hiểm. Khi ở mức báo động hệ thông vẫn có thể tiếp tục làm việc đƣợc trong một thời gian ngắn.

● Báo lỗi (Failure): Đây là tình trạng nguy hiểm, phải thực hiện ngay các tác động để ngăn các rủi ro và tổn thất cho hệ thống. Thông thƣờng khi xảy ra lỗi, hệ thống cũng đã thực hiện trƣớc một số hành động để ngăn chặn hiểm họa có thể xảy ra.

43

Hình 2-13: Màn hình giao diện dạng đồ thị

d) Chức năng lập báo cáo

Để hỗ trợ cho công tác giám sát và quản lý, DCS cung cấp các báo cáo cho từng biến quá trình, các khu vực quan trọng theo định kỳ hoặc theo yêu cầu. Ngoài ra luôn có các báo cáo thực hiện thƣờng xuyên nhằm:

● Thu thập, hiển thị và in ra các thông tin về trạng thái hoạt động của hệ thống

● Báo cáo về các cảnh báo. thông điệp liên quan đến thiết bị, tín hiệu vào/ra và cả trạng thái của các function block

● Báo cáo về lịch sử làm việc, các lỗi, sự kiện xảy ra trong hệ thống

e) Chức năng an toàn hệ thống (Security)

Để ngăn chặn các lỗi trong vận hành và đảm bảo an toàn cho hệ thống, DCS cung câp khả năng phân chia quyền quy nhập hệ thống cụ thể đến từng thiết bị và từng khối hàm.

Mỗi ngƣời vận hành chỉ có quyền hạn và trách nhiệm trong một khu vực nhất định. Có thể đặt nhiều mức độ bảo mật an toàn khác nhau từ cấp các khu vực, đến từng thiết bị trong nhà máy. Mỗi ngƣời vận hành sẽ có một tên và mật

44

khâu riêng và chỉ có quyền truy cập hệ thống trong một khu vực đã đƣợc định nghĩa từ trƣớc và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với khu vực đó. Điều này một mặt tránh các nguy cơ, ngăn chặn lỗi vận hành mặt khác cũng là để thuận lợi cho các nhà quản lý trong việc tìm ra ngƣời có trách nhiệm cho mỗi một sự kiện và kiểm soát tốt hơn tình trạng hoạt động của toàn nhà máy.

Một phần của tài liệu Đồ Án Tìm hiểu về điều khiển phân tán DCS đi sâu điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)