Hiện tượng điểm nóng

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hệ năng lượng mặt trời một pha làm việc độc lập (Trang 30 - 31)

Xảy ra khi ta ghép nối các moodun không giống nhau, tức là khi các thông só Isc, Voc, Popt của các modun pin khác nhau. Đây là hiện tượng tấm pin yếu hơn (tức là pin kém chất lượng hơn so với các pin khác trong dàn hoặc khi nó bị nắng che trong khi các pin khác trong dàn vẫn được chiếu sáng) sẽ hấp thụ hoàn toàn công suất điện do các tấm pin khác trong dàn vẫn được chiếu sáng) sẽ hấp thụ hoàn toàn công suất điện do các tấm pin khỏe hơn phát ra và làm cho công suất điện mạch ngoài bằng 0. Phần năng lượng điện tấm pin yếu hơn nhận được từ tấm pin khỏe hơn sẽ biến thành nhiệt, làm nóng tấm pin này lên và có thể dẫn tới hư hỏng. hiện tượng điểm nóng này chỉ xảy ra trên các pin yếu hơn các pin khác trong hệ, dẫn tới sự hư hỏng hệ hay giảm đáng kể hiệu suất biến đổi quang điện của hệ.

Để tránh hiệu ứng điểm nóng này, khi thiết kế phải ghép các tấm pin mặt trời cùng loại, có cùng các thông số đặc trưng trong một dàn pin mặt trời. Vị trí đặt dàn phải tránh các bóng che do cây cối, nhà cửa hay các vật cản khác trong những ngày có nắng cũng như bảo vệ tránh bụi bẩn phủ bám lên một vùng nào đẩy tấm pin và có thể sử dụng các diot bảo vệ.

Hình 2.13: Diode nối song song với modun để bảo vệ modun và dàn pin mặt trời. Nhìn hình ta thấy giả sử Pin Ci là pin yếu nhất được bảo vệ bằng diode phân cực thuận chiều với dòng điện trong mạch mắc song song. Trong trường hợp hệ làm việc bình thường, các pin mặt trời hoạt động ở điều kiện như nhau thì dòng trong mạch không qua diode nên không có tổn hao năng lượng. Khi sự cố xảy ra, vì một nguyên nhân nào đó mà pin Ci bị che và bị tăng nhiệt độ, điện trở của Ci tăng lên, lúc này một phần hay toàn bộ dòng điện sẽ rẽ qua diode để tránh gây sự hư hỏng cho Ci. Thâm chí khi Ci bị hỏng hoàn toàn thì hệ vẫn có thể tiếp tục làm việc.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hệ năng lượng mặt trời một pha làm việc độc lập (Trang 30 - 31)