Phương pháp điềukhiển trực tiếp

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hệ năng lượng mặt trời một pha làm việc độc lập (Trang 59)

Phương pháp điều khiển này đơn giản hơn và chỉ sử dụng một mạch vòng điều khiển, và nó thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hệ số làm việc trong thuật toán MPPT. Việc điều chỉnh hệ số làm việc hoàn toàn dựa trên nguyên lý dung hợp tải đã trình bày ở trên(………)

Hình 2.37: Sơ đồ khối phương pháp điều khiển trực tiếp MPPT.

Tổng trở của PV được coi là tổng trở vào bộ biến đổi. Nhắc lại công thức ( 2 – 6)

R =VI = (1 − D) .VI = (1 − D). R ả

Trong đó D là hệ số làm việc của bộ biến đổi Boost.

Hình vẽ(2.45) cho thấy việc tăng D sẽ làm giảm tổng trow3r vào Rin, từ đó điện áp làm việc PV sẽ dịch sang bên trái (giảm đi). Tương tuwjnhuw khi giảm D sẽ làm tăng R khi đó điện áp làm việc sẽ dịch chuyển sang phải (tăng lên). Thuật toán

Hình 2.38: Mối quan hệ giữa tổng trở vào của mạch boost và hệ số làm việc D Thời gian đáp ứng của các tầng công suất và nguồn PV tương đối chậm (10 – 50 mili giây tùy thuộc từng loại tải). Thuật toán MPPT thay đổi hệ số làm việc D, sau đó lần lấy mẫu điện áp và dòng PV tiếp theo nên được thực hiện sau khi hệ đạt đến trạng thái ổn định để tránh đo phải giá trị ở trạng thái chuyển tiếp. tye lệ lấy mẫu của phương paps này thường từ 1đến 100 lần trên 1 giây trong khi tỷ lệ lấy mẫu của bộ điều khiển PI thường nhanh hơn, vì vậy phương pháp điều khiển trực tiếp này cho độ bền vững đối với sự thay đổi đột ngột của tải. Tuy nhiên nhìn chung đáp ứng của hệ thống lại chậm hơn. Phương pháp điều khiển trực tiếp có thể làm việc ổn định ddooois với các thiết bị như hệ thống có trang bị ắc quy và hệ thông bơm nước. Vì tỷ lệ lấy mẫu chậm nên có thể sử dụng bộ vi điều khiển giá thành thấp.

c. Phương pháp điều khiển đo trực tiếp tín hiệu ra.

Phương pháp này là phương pháp được cải tiến từ phương pháp điều khiển trực tiếp ở trên và có ưu điểm là chỉ cần hai cảm biến đo điện áp và dòng điện ra khỏi bộ biến đổi. Phương pháp điều khiển bằng PI và phương pháp điều khiển trực tiếp đo tín hiệu vào bộ biến đổi, có ưu điểm là cho phép điều khiển chính xác điểm làm việc của pin mặt tời. Nhưng những cảm biến vào thường cần phải có những cảm biến khác đo tín hiệu ra để tránh trường hợp quá điện áp hay quá dòng điện của tải. Như vậy hai phương pháp trên sẽ phải cần đến 4 cảm biến để hoạt động được tốt nhất nên chi phí lắp đặt cao.

Phương pháp điều khiển đo trực tiếp này đo dự thay đổi công suất của PV ở đầu ra của bộ biến đổi và coi hệ số làm việc D như một biến điều khiển. Phương pháp này dùng thuật toán P&O để xác định điểm MPP.

Để có thể coi D là một biến điều khiên thì thuật toán P&O phải được cải tiến một chút nhưng về cơ bản vẫn là không đổi. Thuật toán P&O mới này điều chỉnh D và đo công suất ra của bộ biến đổi. Nếu công suất ra của bộ biến đổi DC/DC tăng lên, hệ số làm việc D cũng sẽ tăng lên theo, và ngược lại nếu công suất ra giảm đi thì D cũng sẽ giảm theo. Khi công suất ra của bộ biến đổi đạt đến giá trị cực đại thì lúc này PV đang làm việc ở điểm MPP.

Phương pháp này chỉ dẽ dàng thực hiện mô phỏng với một bộ biến đổi lý tưởng còn trong thực tế với bộ biến đổi không phải lý tưởng thì không thể đảm bảo rằng liệu giá trị cực đại của công suất ra khỏi bộ biến đổi có tương ứng với điểm MPP hay không. Một nhược điểm khác là phương pháp này chỉ có thể thực hiện với tham số của thuật toán P&O.

2.18.6. Giới hạn của MPPT

Giới hạn chính của MPPT là không tác động gì đến tín hiểu ra trong khi xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất. Nó không thể cùng một lúc tác động lên tín

hiệu vào và tín hiệu ra. Vì vậy, nếu hệ thống cần điện áp ra ổn định thì phải sử dụng đến ắc quy để duy trì điện áp ổn định.

Một nhược điểm khác của MPPT nữa là: việc xác định điểm làm việc có công suất tối ưu sẽ dừng lại nếu như tải không thể tiêu thụ hết lượng công suất sinh ra. Đối với hệ PV làm việc độc lập có tải bị giới hạn bởi dòng và áp lớn nhất thì phương pháp MPPT sẽ dịch chuyển điểm làm việc ra khỏi điểm MPP và gây tổn hao công suất. Với hệ này, việc xác định chính xác dung lượng của tải là rất quan trọng để có thể tận dụng được hết dung lượng của các pin mặt trời. Ngược lại, hệ PV làm việc với lới luôn xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất vì nếu thừa công suất hệ thống có thể bơm vào lưới điện đểtăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, hiệu suất của bộ biến đổi DC/DC thực tế dùng trong MPPT không bao giờ đạt được được 100%. Hiệu suất tăng lên từ phương pháp MPPT là rất lớn nhưng hệ thống pin mặt trời cũng cần phải tính đến tổn hao công suất do bộ biến đổi DC/DC gây ra. Cũng phải cân nhắc giữa hiệu suất và giá thành. Việc phân tích tính kinh tế giữa hệ thống pin mặt trời với các hệ thống cung cấp điện khác cũng như việc tìm ra các cách thức khác để nâng cao hiệu suất cho hệ thống pin mặt trời ( chăng hạn như sùng máy theo dõi pin mặt trời) cũng là việc làm cần thiết.

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG PIN MẶT TRỜI

Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ PV 4000W

Nhiệm vụ của đồ án là tính toán hệ thống PV công suất 4000W cung cấp cho tải với công suất là 3kW, điện áp 220V, tần số 50Hz.

3.1. Chọn pin mặt trời

Sử dụng loại pin mặt trời Trina Solar TSM – 250PA05.08 có những thông số cơ bản đo ở điều kiện chuẩn (1000W/m2 ở nhiệt độ 25oC ) như sau:

Pmax = 249.86 W Voc = 37.6 V Vmpp = 31 V ISC = 8.55 A Impp = 8.06 A

Ta dùng 16 tấm pin Trina Solar TSM – 250PA05.08 mắc nối tiếp với nhau, khi đó theo công thức ta có:

Impp = Impp = 8.06 A

Umpp hệ = n.Uimpp = 16 x 31 = 496 V P = n.P = 16 x 249.6 = 3997.76 W

Voc hệ = ISC = 3.8 A

3.2. Xây dựng mô hình pin mặt trời

Việc xây dựng mô hình các tấm pin mặt trời không có gì khác với việc xây dựng mô hình tế bào quang điện. Nó sử dụng cùng một mô hình tế bào quang điện. Các thông số để xây dựng là như nhau, chỉ có thông số điện áp (VD: điện áp hở mạch Voc) là khác và phải được chia cho số tế bào quang điện NS mắc trong một modun. Vì vậy, ta sẽ xây dựng mô hình tương đương cho một tế bào quang điện và từ đó sẽ suy ra mô hình của pin mặt trời

Hình 3.2: Sơ đồ mạch điện tương đương của pin quang điện

Mạch điện tương đương đơn giản của một tế bào quang điện là một nguồn dòng mắc song song với một diode. Tín hiệu ra của nguồn dòng tỉ lệ với cường độ ánh sáng chiếu lên tế bào quang điện (dòng điện Iph). Trong bóng tối, tế bào quang điện không làm việc, nó giống như một diode chẳng hạn như lớp chuyển p – n. Nó không sinh ra dòng cũng không sinh ra áp. Tuy nhiên, nó được nối với một nguồn cấp bên ngoài ( điện áp lớn) thì nó sẽ tạo ra dòng ID còn gọi là dòng diode hay dòng tối. Diode trong mạch quyết định đặc tính I – V của tế bào quang điện.

 Dòng quang điện IL phụ thuộc vào nhiệt độ.

 Điện trở nối tiếp RS tạo độ chính xác giữa điểm làm việc MPP với điện áp hở mạch. Nó thể hiện sự tổn hao bên trong.

 Điện trở Shunt Rsh được mắc song song với diode thể hiện có dòng rò qua diode. Giá trị dòng rò thường rất nhỏ và có thể bỏ qua.

 Cũng có thể coi hệ số chất lượng diode n là biến tham số ( thay vì phải giữ cố định ở giá trị 1 hoặc 2).

3.3.Tính toán chọn bộ biến đổi DC/AC

Sử dụng bộ biến đổi DC/AC một pha mạch cầu

Hình 3.3: Sơ đồ bộ biến đổi DC/AC một pha hình cầu.

3.3.1. Tính chọn van

Điện áp ngược đặt trên van có giá trị bằng Umax van = 496 V

Chọn điện áp làm việc của van thõa mãn điều kiện Uv > kUv ,Umax van

Thực tế điện áp vào không ổn định mà dao động và cod nhiều yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên nên hệ số dự trữ điện áp được lấy trong khoảng 1,7 đến 2,2 V.

Chọn kUv = 1,7 ta có UV > 1,7.405 = 688,5 V

Làm mát cho van bằng phương pháp dùng cách tản nhệt và làm mát tự nhiên. Chọn loại van IGBT ( có gắn sẵn diode).

3.3.2. Bộ lọc sóng hài

Giá trị của tụ điện đầu vào:

Tụ điện đầu vào Cdc-link được thiết kế để làm phẳng độ gợn sóng tần số cao tại đầu vào của tấm PV. Nếu dòng điện được tạo ra bởi môdul được giả sử là hằng số và dòng điện được vẽ nên bởi bộ chuyển đổi được giả sử là xung liên tục thì giá trị tụ điện đầu vào được tính như sau:

C = . = . . = 0.0012 (F) Trong đó:

Pnom là công suất ra của tấm pin mặt trời, fnom là tần số chuyển mạch và Unom là giá trị điện áp đầu vào.

3.4. Tính toán thông số bộ lọc đầu ra.

Bộ lọc đầu ra có ý nghĩa rất quan trọng. Nó gồn 2 phần tử L và C có tác dụng lọc bỏ các thành phần điều hòa bậc cao, chỉ cho phép tnhanfh phần sóng cơ bản đi qua, do đó tạo điện áp đầu ra có dạng sóng Sin theo yêu cầu.

Bộ lọc LC thường đảm bảo theo yêu cầu sau:

 Dòng điện đầu ra khi không tải nhỏ hơn 10% giá trị dòng điện khi đầy tải.

 Tần số cơ bản của bộ lọc gấp 10 lần tần số điện áp đầu ra.

Công thức tính tần số cơ bản của bộ lọc:

fl = 1 2π√LC

Chọn cuộn cảm có giá trị L = 0.5mH

Tần số điện áp ra là 50Hz, do đó tần số cơ bản của bộ lọc

f = 10.50 = 500Hz

Giá trị điện dung của tụ điện C là :

C =(1π. 500) = 202,64.10 = 202,64μF1

Giá trị điện trở:

R = . _ = . , = 0,3125.10-3 (Ω)

Giá trị của điện cảm:

L = . _ = . . , = 4,97.10-3 (H)

3.5. Lựa chọn máy biến áp :

Loại máy biến áp 1 pha Hãng sản xuất THIBIDI Công suất (KVA): 75 KVA Cấp điện áp: 22/0.23KV

Tổn hao không tải: Po 148 W Dòng không tải Io% < 1

Tổn hao ngắn mạch ở 75oC: Pk 933W Khối lượng dầu 80 kg

Khối lượng ruột máy 260 kg Khối lượng tổng 410 kg Giá bán 69,382,000 VNĐ

CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ

4.1. Xây dựng mô hình hệ thống pin năng lượng mặt trời 4000w trên

matlab – simulink.

Hình 4.1: Sơ đồ bộ điều khiển MPPT

Hình 4.3: Các khối đo tín hiệu đầu ra

4.2. Kết quả mô phỏng trên matlab – simulink.

4.2.1. Mô phỏng đặc tính làm việc của pin mặt trời

Từ sơ đồ mạch điện tương đương trên, ta dùng phần mềm Matlab để mô phỏng đặc tính làm việc của Pin Trina Solar TSM – 250PA05.08 khi nhiệt độ thay đổi từ 0 đến 75 oC và cường độ bức xạ thay đổi từ 250 đến 750W/m2.

Hình 4.5: Mô phỏng hoạt động của PV Nhận xét:

Dựa trên thông số đầu vào: Mật độ bức xạ ánh sáng mặt trời là 800 W/m2 và nhiệt độ hoạt động là 250C. Khi đạt trạng thái hoạt động ổn định (t=0.15s), điện áp dãy pin năng lượng mặt trời Vdc_mean đạt được là 630 V, công suất ra của dãy pin năng lượng là 4000W tương ứng với kết quả tính toán

4.2.2. Mô phỏng tín hiệu điện áp sau khỉ qua bộ biến đổi DC/AC

Hình 4.6: Điện áp sau khi qua bộ DC/AC. Nhận xét:

Vào những giây đầu điện áp dao động từ 400V đến 450V nhưng sau 0.2s điện áp bắt đầu tăng lên 650V và giữ được mức ổn định do sự điều chỉnh của bộ MPPT giúp điện áp duy trì ở mức ổn định.

4.2.3. Mô phỏng tín hiệu VSC

4.2.4. Mô phỏng dòng và điện áp trên thanh cái

Hình 4.8: Áp và dòng trên thanh cái. Nhận xét:

Tín hiệu điện áp đầu ra của hệ PV tương đối ổn đinh với điện áp dao động từ 200V đến 400V nguyên nhân có được sự ổn định này là nhờ bộ điều khiển MPPT, và qua bộ lọc RL giúp loại bỏ được các thành phần sóng hài bậc cao.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Sau một thời gian làm việc một cách nghiêm túc, em đã hoàn thành quyển đồ án này đạt được một số mục tiêu đề ra. Đồ án đã trình bày chi tiết một hệ thống pin mặt trời làm việc độc lập với cấu trúc đầy đủ từ nguồn điện pin mặt trời, thành phần điều khiển và các bộ biến đổi bán dẫn dùng trong hệ. Nội dung đồ án đã thể hiện chi tiết nguyên lý hoạt động của hệ thống. Xây dựng mô hình nguồn điện pin và mô phỏng từng khâu của hệ bằng phần mềm matlab – simulink. Kết quả nghiên cứu cho sự tương thích với tải trong thực tế tốt.

Việc mô phỏng đã thể hiện rõ ràng được sự phụ thuộc của đặc tính làm việc của pin mặt trời vào sự thay đổi của nhiệt độ và cường độ bức xạ ánh sáng. Đồ án đã mô phỏng được thuật toán P&O áp dụng cho trường hợpthời tiết thay đổi thường gặp trong thực tế ( ngày nhiều nắng và ngày nhiều mây) để thấy rõ cách thức làm việc cũng như ưu nhược điểm của phương pháp. Thuật toán P&O cho hiệ quả làm việc tốt khi điều kiện thời tiết nhiều mây, thay đổi đột ngột nhưng thuật toán này khó có thể cân bằng về chi tiêu kinh tế ở những hệ thống nhỏ đòi hỏi chi phí lắp đặt thấp.

Mô hình điều khiển nối lưới cho nguồn điện mặt trời sử dụng giải thuật điều khiển MPP, công suất của PV thu được luôn đạt giá trị cực đại, ứng với các độ chiếu sáng khác nhau. Tại thời điểm t = 0.2s dòng và điện áp đầu ra đạt giá trị ổn định và bằng giá trị đặt, nối lưới thông qua máy biến áp và đường dây tải điện. Hiện nay ở nước ta chủ yếu sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời độc lập nên còn nhiều hạn chế và bất cập.

Tài liệu tham khảo

[1.] Nguyễn Phùng Quang (2004) MATLAB & SIMULINK dành cho kỹ sư điều

khiển tự động. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

[2]. Nguyễn Phùng Quang, Andreas Dittrich (2002) Truyền động điện thông

minh. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

[3]. Phạm quốc hải, hướng dẫn thiết kế điện tử công suất. Trường đại học bách

khoa hà nội.

[4]. Lã Văn Út, “Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện”, Nxb Nhà xuất bản

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2001.

[5]. Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Minh trí, “Ứng dụng hệ mờ điều khiển SVC trên

lưới điện” Tạp chí khoa học số 15 + 16 Đại học Đà Nẵng.

[6]. Phạm Thị Hồng Anh, “Xây dựng bộ điều khiển nối lưới nguồn năng lượng mặt

PHỤ LỤC

Code điều khiển inverter

function D = PandO(Param, Enabled, V, I)

% MPPT controller based on the Perturb & Observe algorithm.

% D output = Reference for DC link voltage (Vdc_ref) %

% Enabled input = 1 to enable the MPPT controller % V input = PV array terminal voltage (V)

% I input = PV array current (A) %

% Param input:

Dinit = Param(1); %Initial value for Vdc_ref Dmax = Param(2); %Maximum value for Vdc_ref Dmin = Param(3); %Minimum value for Vdc_ref

deltaD = Param(4); %Increment value used to increase/decrease Vdc_ref %

persistent Vold Pold Dold; dataType = 'double'; if isempty(Vold) Vold=0; Pold=0; Dold=Dinit; end P= V*I; dV= V - Vold; dP= P - Pold; if dP ~= 0 & Enabled ~=0

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hệ năng lượng mặt trời một pha làm việc độc lập (Trang 59)