Xây dựng mô hình pin mặt trời

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hệ năng lượng mặt trời một pha làm việc độc lập (Trang 64 - 65)

c. Phương pháp điềukhiển trục tiếp đo tín hiệu đầu ra

3.2. Xây dựng mô hình pin mặt trời

Việc xây dựng mô hình các tấm pin mặt trời không có gì khác với việc xây dựng mô hình tế bào quang điện. Nó sử dụng cùng một mô hình tế bào quang điện. Các thông số để xây dựng là như nhau, chỉ có thông số điện áp (VD: điện áp hở mạch Voc) là khác và phải được chia cho số tế bào quang điện NS mắc trong một modun. Vì vậy, ta sẽ xây dựng mô hình tương đương cho một tế bào quang điện và từ đó sẽ suy ra mô hình của pin mặt trời

Hình 3.2: Sơ đồ mạch điện tương đương của pin quang điện

Mạch điện tương đương đơn giản của một tế bào quang điện là một nguồn dòng mắc song song với một diode. Tín hiệu ra của nguồn dòng tỉ lệ với cường độ ánh sáng chiếu lên tế bào quang điện (dòng điện Iph). Trong bóng tối, tế bào quang điện không làm việc, nó giống như một diode chẳng hạn như lớp chuyển p – n. Nó không sinh ra dòng cũng không sinh ra áp. Tuy nhiên, nó được nối với một nguồn cấp bên ngoài ( điện áp lớn) thì nó sẽ tạo ra dòng ID còn gọi là dòng diode hay dòng tối. Diode trong mạch quyết định đặc tính I – V của tế bào quang điện.

 Dòng quang điện IL phụ thuộc vào nhiệt độ.

 Điện trở nối tiếp RS tạo độ chính xác giữa điểm làm việc MPP với điện áp hở mạch. Nó thể hiện sự tổn hao bên trong.

 Điện trở Shunt Rsh được mắc song song với diode thể hiện có dòng rò qua diode. Giá trị dòng rò thường rất nhỏ và có thể bỏ qua.

 Cũng có thể coi hệ số chất lượng diode n là biến tham số ( thay vì phải giữ cố định ở giá trị 1 hoặc 2).

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hệ năng lượng mặt trời một pha làm việc độc lập (Trang 64 - 65)