• Khách hàng
Với các doanh nghiệp Việt Nam, việc đưa các sản phẩm vào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn trở ngại vì các áp lực về giá và chất lượng. Hầu hết các sản phẩm như dệt may rất khó xâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật,… nếu không qua hệ thống phân phối.
Với người người tiêu dùng, khi được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thích hợp từ vô số nhà cung cấp khác nhau, họ sẽ tạo ra sức ép rất mạnh buộc công ty phải tuân thủ quy luật cạnh tranh kinh tế, đặc biệt là về giá cả, chất lượng và dịch vụ.
- Đối với khách hàng trong nước: Nhu cầu may mặc trên thị trường ngày
càng phong phú và đa dạng, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm sợi tạo ra sản phẩm may mặc. Nếu như công ty không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp khác tốt hơn. Hiện nay, nhiều công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, giá cả rất cạnh tranh, chính sách tín dụng hấp dẫn. Khách hàng có khả năng lựa chọn các sản phẩm khác nhau và gây áp lực cho công
ty. Họ luôn đòi hỏi công ty đưa ra sản phẩm có chất lượng tương đương hàng ngoại với giá cả thấp đã tạo nhiều bất lợi cho hoạt động của công ty.
Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan chủ yếu xuất khẩu sợi cho các nhà máy dệt như Bảo Long, Châu Giang, Nam Định, Phố Nối, và những nhà máy nhỏ khác có nhu cầu về sợi để sản xuất.
- Đối với khách hàng nước ngoài: công ty chủ yếu xuất khấu sang các nước
Thổ Nhĩ Kì, Hàn Quốc, Trung Quốc. Do vậy, hoạt động sản xuất của công ty lệ thuộc quá nhiều vào các đơn đặt hàng của khách, họ luôn gây sức ép đối với công ty như: ép giảm giá, thay đổi mẫu mã, chỉ định nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá cao, hay nhà cung cấp xa nhà máy của công ty, không thực hiện đúng hợp đồng, đưa ra những lý do về chất lượng, an toàn lao động để trì hoãn không thanh toán tiền hàng hoặc yêu cầu giao hàng sớm,...bởi vì doanh thu xuất khẩu của công ty quá phụ thuộc vào các khách hàng này cũng như công ty chưa tổ chức được kênh phân phối rộng khắp.
→ Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và các nước, sẽ tạo cơ hội cho công ty tìm kiếm và phát triển nhiều thị trường mới trên thế giới. Như vậy, để duy trì được khách hàng, công ty cần phải tổ chức nghiên cứu và theo dõi chặt chẽ thị trường để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và người tiêu dùng cần.
• Nhà cung cấp
- Số lượng và qui mô nhà cung cấp hiện tại của công ty rất lớn, tương lai ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư cho ngành dệt may hơn, từ đó công ty sẽ chủ động hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, do một số tính chất đặc thù của sản phẩm buộc công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài vì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên chi phí rất cao: 40% nguyên liệu (bông, xơ) mua trong nước và 60% còn lại phải nhập từ Hoa Kỳ, Uzbekistan, Tây Phi, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc
- Ngoài ra, công ty còn phải nhập khẩu gần 100% hóa chất, thuốc nhuộm, chất hoàn tất,…từ Mỹ, Ấn Độ, Braxin.. Chính vì vậy hầu như công ty phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung cấp nước ngoài. Khi có biến động thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty như: nhà cung cấp đột ngột tăng giá, biến động giá cả thế giới, bất ổn chính trị, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng không tốt, hay công ty nhập về để dự trữ nhiều sẽ ứ động vốn đôi khi giá giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Áp lực từ nhà cung cấp: Nhà cung cấp trong nước:
- Đối với bông xơ : khoảng 40% số lượng bông xơ công ty phải mua trong nước, chủ yếu từ Công ty xơ Đình Vũ ở thành phố Hồ Chí Minh, Taibaylin ở Bình Dương. Đây là các nhà cung cấp bông xơ tương đối lớn và ổn định và có mối quan hệ từ rất lâu của công ty, tuy nhiên thời gian cung cấp của họ còn lâu, chủng loại sợi còn rất ít, thời gian thanh toán rất ngắn,…
- Đối với các loại nguyên vật liệu khác như xăng dầu, linh kiện máy móc, than,… các nhà cung cấp này có lợi thế là rất dễ đặt hàng và rất nhanh trong việc giao hàng. Tuy nhiên các nhà cung cấp này chỉ mang tính tạm thời, không ổn định, và phải thanh toán ngay khi mua hàng.
Nhà cung cấp nước ngoài
Khoảng 60% bông xơ, và gần 100% hóa chất thuốc nhuộm công ty phải nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài, các nhà cung cấp này tương đối lớn và ổn định, tuy nhiên phải đặt hàng trong thời gian dài, số lượng đặt hàng phải lớn và giá cả luôn biến động theo thị trường thế giới, và họ chỉ đồng ý bán theo hình thức thanh toán của họ. Vì vậy khó đòi bòi thường hay trả hàng khi chất lượng không đảm bảo và đồng điều.
Hiện tại công ty đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới ổn định hơn để thay thế những nhà cung cấp cũ không đạt yêu cầu. Phân tích, đánh giá lại toàn bộ hệ thống nhà cung cấp ký các hợp đồng cung cấp dài hạn đối với các nhà cung cấp có năng lực ổn định để giảm bớt rủi ro và giảm chi phí sản xuất khi có biến động về giá cả và khang hiếm hàng trên thị trường. Vì thế áp lực đối với nhà cung cấp trong nước vẫn nhẹ hơn nhà cung cấp nước ngoài, tuy nhiên việc đòi tăng giá và khan hiếm hàng đối với các nhà cung cấp trong nước cũng thường xuyên xảy ra.
• Đối thủ cạnh tranh
Ngành Dệt May là một trong những ngành đang ở mức cạnh tranh rất gay gắt. Các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực trong sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay như: khan hiếm nguồn nhân lực, chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao. Hiện nay số lượng công ty hoạt động trong ngành này rất lớn, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các công ty rất lớn, đều muốn mở rộng và phát triển sản xuất. Nó đã tạo ra cho công ty rất nhiều đối thủ cạnh tranh, bên cạnh các đối thủ trong nước chúng ta còn phải đối mặt với các đại gia trong ngành dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, tạo nên một hệ thống các đối thủ cạnh tranh trong ngành, có thể được phân thành hai nhóm: đối thủ cạnh tranh trong nước và đối thủ cạnh tranh ngoài nước:
Đối thủ cạnh tranh trong nước :
Sản phẩm của Công ty Cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan chủ yếu là sản phẩm sợi. Đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều, nhưng đối thủ chính có những mặt hàng và thị trường gần giống công ty có thể kể đến là Các doanh nghiệp này đều có những ưu nhược điểm nhất định tạo nên được vị thế chắc chắn như: công ty cồ phần May Phương Đông, công ty cổ phần Dệt May Thắng Lợi (Vigatexco). Các doanh nghiệp này đều có những ưu nhược điểm nhất định tạo nên được vị thế chắc chắn trong ngành dệt may. Ngoài ra còn rất nhiều các công ty dệt may khác với nhiều sản phẩm, chiến lược đặc biệt như may Nhà Bè, May 10, và các doanh nghiệp tư nhân khác…
- Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan nói riêng là thị trường Mỹ, nhưng hiện nay chúng ta đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của những người khổng lồ trong ngành dệt may từ Trung quốc, Ấn độ, Hàn Quốc, các nước ASEAN, đặc biệt trong bối cảnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2005, hạn ngạch hàng dệt may (quota) đã được loại bỏ hoàn toàn cho các nước thành viên tổ chức thương mại quốc tế WTO.
- Trung Quốc là một quốc gia có sản lượng xuất khẩu các loại hàng dệt may rất cao. Ngành dệt may Trung Quốc cũng phát triển lĩnh vực công nghiệp sản xuất nguyên liệu, chủ động hoàn toàn được sợi bông, sợi hóa học, tơ lụa, vải nguyên liệu, hóa chất, thuốc nhuộm… Đồng thời, ngành cơ khí dệt của Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian qua, sản xuất hoàn chỉnh dây chuyền kéo sợi, máy dệt hiện đại theo chuyển giao công nghệ từ các nước châu Âu với giá thành rẻ.
- Ấn độ đang nhắm vào thị trường dệt và quần áo may sẵn Mỹ và với tốc độ tăng trưởng 40-42%/năm, Ấn Độ hoàn toàn có thể trở thành nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Sở dĩ Ấn Độ đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục như vậy là nhờ nhiều công ty của Châu Âu, Mỹ đã chuyển sang Ấn Độ để tận dụng lợi thế chi phí rẻ ở đất nước này.
- Các đối thủ cạnh tranh khác: ngoài các cường quốc xuất khẩu hàng dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, chúng ta còn phải kể đến Pakistan, Malaysia, Philippines, Singapore, Bangladesh… cũng là các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao. Sau cuộc thảm họa sóng thần vừa qua, các nước này được EU bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may. Với những ưu đãi này giúp cho các đối thủ có sức cạnh tranh càng mạnh hơn.