Lựa chọn chiên lược kinh doanh cho công ty

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần dệt may hoàng thị loan (Trang 33 - 38)

Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm

Ngành kinh doanh chính của công ty – ngành dệt may là 1 ngành có đặc trưng thay đổi công nghệ kỹ thuật rất nhanh. Các doanh nghiệp trong ngành này luôn áp dụng những công nghệ, máy móc kỹ thuật tiên tiến nhất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao với chi phí sx thấp.

Ngành dệt may là ngành có tốc độ phát triển rất cao, hàng dệt may đóng vai trò lớn trong lượng hàng xuất khẩu của VN, cộng với sự phát triển đổi mới liên tục của công nghệ kỹ thuật => Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan luôn phải thích nghi với những thay đổi đó để có thể theo kịp xu hướng trong ngành, để tiếp tục phát triển trong ngành tiềm năng này.

Để có thể nâng cao chất lượng, tính năng của các sản phẩm hiện tại, Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan cần đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật, cái tiến công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn với giá thành rẻ.

Hiện công ty đang áp dụng đúng và nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng được kiểm tra chặt chẽ ngay khi nguyên phụ liệu đưa vào quá trình sản xuất. Đây chính là điều kiện để Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan có thể theo đuổi chiển lược nâng cao sản phẩm của mình.

Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường

Bằng chất lượng và bằng việc thực hiện trọn vẹn các cam kết về chất lượng, dịch vụ, và uy tín với khách hàng, Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan đã và đang chinh phục được các tên tuổi lớn trong thị trường xuất khẩu thế giới.

Công ty đã hội nhập thành công trong lĩnh vực Dệt may từ trên 3 năm trước. Công ty luôn coi thị trường là vấn đề cốt tử, sống còn của một doanh nghiệp nên cần Tiếp tục củng cố và giữ vững thị trường truyền thống bao gồm thị trường nội địa như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định, Đà Nẵng, Nghệ An và thị trường nước ngoài bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kì, Các nước EU. Bên cạnh đó, tăng cường khai thác và mở rộng thị trường mới, nhất là thị trường Mỹ. cụ thể gồm các đối tác như:

Prominent Apparent Ltd JC Penney

Seidensticker New M

Supreme K-Mart

Target Mast

Li & Fung Mangharam

May Dept Resourses Vietnam

Mở rộng hình thức hợp tác sản xuất để tranh thủ khách hàng trong việc đầu tư thiết bị và giải quyết việc làm ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đồng thời tích cực tham gia các hội chợ trên toàn quốc mở rộng hình thức kinh doanh thương mại FOB, ra sức tìm kiếm và khai thác nguồn nguyên phụ liệu

Chiến lược chi phí thấp:

Công ty Cổ phần Dệt may Hoàng Thị Loan hoàn toàn có thể theo đuổi chiến lược này đối với các sản phẩm trên với nhiều lý do:

- Quy mô sản xuất lớn, thu mua nguyên vật liệu, vật tư đầu vào với sản lượng lớn. Do đó có những ưu đãi về việc giảm giá đầu vào.

- Phát huy điều kiện hiện tại về khả năng nâng cao năng lực quản lý sản xuất kinh doanh.

- Đã và đang tích cực nghiên cứu sản xuất các loại nguyên liệu với giá thành rẻ và thay thế nhập khẩu.

- Tự động hóa sản xuất, giảm lao động tiến đến giảm giá thành.

Thực hiện chiến lược này sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của Công ty lưu thông nhanh, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Để nhằm phục vụ cho các chiến lược khác một cách hiệu quả, công ty cần có sự quan tâm thích đáng đến công tác nhân sự của mình.

Đối với các vị trí lãnh đạo chủ chốt, cần luôn khuyến khích cán bộ công nhân viên đã gắn bó với nhiều năm lên làm. Nâng cao trách nhiệm cá nhân, hiệu quả công việc, khuyến khích tinh thần tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân. Bố trí đúng người vào đúng vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác của người lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty

Tăng cường các chương trình đào tạo công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, nhân viên thiết kế, kỹ sư chuyên ngành… bằng cách đào tạo tại chỗ hay qua các khóa học trong và ngoài nước. Tiếp tục hợp tác, tuyển dụng lao động từ trường Đại học, cao đẳng.

Duy trì và thu hút lao động là chiến lược hàng đầu của công ty nhất là trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, kỹ thuật và nghiệp vụ. Ưu tiên giữ lao động có tay nghề bằng các chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần. Tạo môi trường và tâm lý làm việc thoải mái cho người lao động.

Đối với các vị trí chủ chốt trong hoạt động marketing, bán hàng trong và ngoài nước, công ty cần tuyển dung kỹ, thông qua các công ty săn đầu người, sẳn

sàng thuê những người đã tốt nghiệp ở nước ngoài hoặc người nước ngoài để có được những ứng viên phù hợp.

Công ty cần chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thiết kế, hiện công ty đang xây dựng cho mình một đội ngủ nhân viên thiết kế hùng mạnh, họ không chỉ suốt ngày ngồi trên máy ví tính, mà công ty tạo điều kiện để họ đi sát với thực tế, tiếp cận nhanh với sự thay đổi của thị trường trong và ngoài nước như: tổ chức những chuyến đi du lịch trong và ngoài nước, cho họ tham gia các các chương trình ca nhạc, biễu diễn thời trang, các lẽ hội văn hóa,…

Ký hợp đồng đào tạo dài hạn với các trường dạy nghề để đào tạo cho công nhân mới cũng như nâng cao tay nghề của các công nhân cũ, tổ chức thi tay nghề và phát thưởng vào các dịp lễ như 30/4, 1/5, 2/9, …

2.5. Định hướng và giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công tyCổ phần Dệt May Hoàng Thị Loan Cổ phần Dệt May Hoàng Thị Loan

2.5.1. Định hướng mục tiêu kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2015.

Định hướng

Phấn đấu trong giai đoạn 2011- 2015 là giữ vững quy mô, tốc độ phát triển để

trở thành một trong những công ty sản xuất sợi dệt lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ. Công ty Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan có trang thiết bị tiên tiến, có khả năng cạnh tranh với công nghiệp sản xuất Dệt may của các nước trong khu vực. Sản lượng Sợi của Công ty ước tính đến năm 2015 khoảng 23 000tấn/ năm chiếm khoảng 5-7 % tổng sản lượng ngành, trong đó tiêu thụ trong nước khoảng 9000 tấn, xuất khẩu 14 000 tấn, doanh thu 900 tỷ đồng, nộp ngân sách 17 tỷ đồng.

Mục tiêu

+ Mục tiêu chung.

Tăng doanh thu của công ty bằng cách kích thích khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng của các đối thủ cạnh tranh nâng cao khả năng cạnh tranh . Đây chính là vấn đề sống còn của công ty trên thị trường. Công ty nhận thấy chỉ có thể phát triển được khi khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng tăng lên. Sức cạnh tranh cao luôn giúp công ty tăng khả năng trong kinh doanh các phương thức bán hàng. Trong thời gian tới, mục tiêu cơ bản tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và nước ngoài.

Nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Uy tín trong kinh doanh là vấn đề quan trong trên thị trường hiện nay. Có uy tín khả năng kinh doanh trên thương trường thuận lợi hơn cả trong hiện tại cũng như trong

tương lai, khả năng ổn định và phát triển kinh doanh của công ty ngày càng cao tạo cho mục tiêu khác cũng phát triển.

Kinh doanh phải có hiêu quả, từ đó có khả năng tái đầu tư để phát triển và phát huy tốt vai trò trong nền kinh tế, đóng góp đầy đủ cho ngân sách nhà nước , tăng lợi nhuận cho công ty.

+ Mục tiêu cụ thể.

Giữ vững và ổn định sản xuất kinh doanh trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động kinh doanh , Tích cực khai thác thêm mặt hàng mới , nguồn hàng mới đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của thị trường.Bảo tồn và tăng cường vốn. Dựa vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đề ra các chiến lược về tài chính, sử dụng vốn nhằm phát huy hơn nữa các hiệu quả kinh doanh, tăng cường công tác quản lý sử dụng tài sản, tiên vốn song song với việc nâng cao kinh doanh về cả mặt chất lượng lẫn số lượng. Khai thác tốt , có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.

Củng cố và khai thác triệt để thị trường truyền thống, thị trường hiện tại của công ty. Phát hiện xâm nhập và dần chiếm lĩnh thị trường mới. Đảm bảo giữ được thị phần, tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận vừa củng cố uy tín của công ty trên thị trường.

Phát huy tốt nhất mọi nguồn lực của công ty, nguồn nhân lực của công ty phải được bảo đảm về chất lượng. Tức là đủ kiến thức, kinh nghiệm và được sắp xếp một cách hợp lý trong cơ cấu lao động.

Tạo dựng, thiết lập mối quan hệ rộng rãi với các bạn hàng trong nước và quốc tế.

Bảo đảm việc làm ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên , làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.

Về bộ máy lao động:

Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý đã ban hành. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh

Công tác quản lý: Tiếp tục xây dựng cơ chế quản lý và quy chế cho phù hợp . Triệt để tiết kiệm trong chi phí, trước hết là chi phí về điện nước, hành chính, thực hiện tài chính công khai và kiểm tra nội bộ từng quý trong năm.

- Kiện toàn công tác tài chính kế toán , quản lý chặt chẽ nguồn vốn kinh

Vấn đề đặt ra hiện nay cho công ty là vốn kinh doanh , để nhập khẩu hàng hoá doanh nghiệp cần có vốn, cơ cấu vốn lưu động của công ty cần đủ để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Và để công ty nhập khẩu được kịp thời đúng tiến độ kinh doanh chung cũng như giảm tối thiểu các khoản chi phí. Công ty phải kiện toàn công tác tài chính kế toán doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ nguồn vốn kinh doanh , đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và sử dụng vốn.

Công ty phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn, tổ chức các nghiệp vụ thu chi tiền tệ đảm bảo thúc đẩy có hiệu quả , tiết kiệm phù hợp với các chi phí hiện hành.

Xây dựng mối quan hệ với hệ thống ngân hàng tốt hơn nữa, tạo lập và duy trì niềm tin của ngân hàng đối với công ty một cách cụ thể và thiết thực.

Tranh thủ huy động khai thác các nguồn vốn vay dài hạn.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần dệt may hoàng thị loan (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w