Hoạt động du lịch được tiến hành bởi nhiều cá nhân, tổ chức, là những chủ thể có mục tiêu khác nhau. Trong khi, Nhà nước đại diện cho lợi ích của đại đa số các giai tầng trong xã hội, hoạt động vì mục tiêu chung. Chức năng của Nhà nước là đảm bảo hài hòa các loại lợi ích xã hội. Do đó, Nhà nước cần phải thực hiện Quản lý hoạt động du lịch, nhằm hướng hoạt động của các chủ thể đến mục tiêu chung.
Theo đó, một mặt Nhà nước phải hỗ trợ, bảo vệ khách du lịch, mặt khác phải bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động du lịch phát triển trong sự khai thác tài nguyên du lịch hợp lý, gắn khai thác tài nguyên với phát triển bền vững.
Thứ nhất, định hướng hoạt động du lịch vận động theo hướng tích cực, có lợi cho lợi ích chung: QLNN về du lịch giúp du lịch phát triển đúng định hướng, phù hợp với yêu
cầu phát triển chung của nền kinh tế. Nhà nước nắm quy luật vận động của nền kinh tế thị trường, nên tăng cường Quản lý theo hướng tích cực, tạo cơ sở pháp lý, có chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia HĐDL; thông qua các công cụ quản lý nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển theo mục tiêu, định hướng và quy hoạch.
Thứ hai, hỗ trợ các đối tượng tham gia hoạt động du lịch: Trong quá trình tham gia
HĐDL, các tổ chức và cá nhân không thể tự giải quyết những vấn đề vượt quá khả năng của mình như các vấn đề về môi trường, an ninh, an toàn cho du khách cũng như các vấn đề về hợp tác quốc tế và vấn đề về thủ tục hành chính trong du lịch. Do đó, cần phải có sự Quản lý của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho HĐDL phát triển.
Thứ ba, định hướng sử dụng tài nguyên du lịch và phát triển bền vững: Du lịch là
ngành có định hướng tài nguyên. Vì thế, trong quá trình hoạt động, tổ chức và doanh nghiệp du lịch thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận riêng của mình mà không quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Do vậy, Nhà nước phải tham gia vào việc phân phối và sử dụng tài nguyên bằng việc ban hành các quy định về duy trì và bảo vệ tài nguyên du lịch.
Thứ tư, kiểm soát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước: QLNN về du lịch thực chất cũng là để
Nhà nước bảo vệ lợi ích của chính mình. Bởi vì bất cứ một hoạt động KT-XH nào cũng có một phần tài sản của Nhà nước, đó là các doanh nghiệp du lịch của Nhà nước, KCHT, CSVC-KT của Nhà nước đầu tư cho HĐDL. Du lịch là một ngành KT-XH liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Để du lịch phát triển tốt, Nhà nước cần ban hành những quy định pháp luật nhằm điều hòa lợi ích cũng như đảm bảo sự hỗ trợ phát triển giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực có liên quan.
động và phát triển: QLNN đối với hoạt động du lịch còn xuất phát từ chính nhu cầu
khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật... với tư cách là công cụ quản lý trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động du lịch với những quan hệ kinh tế đa dạng, năng động đòi hỏi phải có một sân chơi an toàn, cạnh trạnh công bằng, đặc biệt khi lượng khách du lịch tăng cao thì cần sự QLNN chặt chẽ hơn nữa. Do đó phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp ở trong nước, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế.