Thực trạng Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 46 - 59)

2.2.1. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam có nguồn tài nguyên nhiên nhiên phong phú với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, nhiều thác hồ, rừng nguyên sinh và khí hậu mát mẽ, trong lành, đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc, có nhiều di tích lịch sử có giá trị để gìn giữ, bảo tồn khai thác phục vụ khách du lịch. Tỉnh đã xác định du lịch là mũi nhọn đột phá cần tập trung phát triển. Chính vì nhận thức được tiềm năng du lịch to lớn nên tỉnh đã sớm thực hiện việc xây dựng, quản lý quy hoạch, chỉ đạo ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch.

Nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Nam nhằm xác định được vị trí, vai trò của du lịch Quảng Nam trong tiểu vùng du lịch khu vực duyên hải miền Trung và cả nước; đánh giá được hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh; xây dựng sơ đồ quy hoạch không gian lãnh thổ du lịch trên phạm vi toàn tỉnh; khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; đưa ra các giải pháp thực hiện, xây dựng danh mục kêu gọi các dự án đầu tư.

Theo đó, trong giai đoạn 2013 – 2020, Chiến lược phát triển và quảng bá du lịch nông thôn Quảng Nam bao gồm các nội dung: Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn Quảng Nam; Phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn Quảng Nam; Quảng

bá du lịch nông thôn Quảng Nam. Triển khai Chiến lược từ năm 2013 đến năm 2020, tại cả khu vực miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn), khu vực trung du (Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Quế Sơn, Đại Lộc) và đồng bằng duyên hải (Núi Thành, Phú Ninh, Tam Kỳ, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An).

Mục đích nhằm hướng đến phát triển du lịch Quảng Nam bền vững theo hướng toàn diện, đều khắp, đáp ứng nhu cầu của du khách về loại hình du lịch trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa làng quê cũng như tạo ra những sản phẩm du lịch nông thôn, miền núi hấp dẫn du khách, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở các vùng nông thôn, miền núi trong tỉnh.

Để quảng bá du lịch nông thôn Quảng Nam, văn phòng Dự án ILO tại Quảng Nam đã phối hợp với Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Quảng Nam khảo sát, in ấn và phát hành bộ ấn phẩm giới thiệu các điểm du lịch tại khu vực nông thôn của tỉnh. Các ấn phẩm xuất bản lần này gồm: Bản đồ các điểm du lịch nông thôn Quảng Nam; Tập gấp giới thiệu các làng văn hóa, du lịch Đỉnh Quế - Tây Giang; Bản đồ du lịch khu vực đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Quảng Nam; Sách giới thiệu du lịch nông thôn Quảng Nam. Bên cạnh đó, Quảng Nam còn có nhiều lợi thế để phát triển du lịch vườn, du lịch sinh thái với nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo, hệ thống sông suối, đồng ruộng, núi rừng hữu tình…

Tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt 6 nhóm dự án sẽ là động lực phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới nhóm hạ tầng du lịch dọc tuyến đường ven biển Hội An – Chu Lai. Khu vực này đã hình thành các chuỗi đô thị ven biển như Khu du lịch ven biển Đà Nẵng – Hội An (1.000 ha), Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc (2.700 ha), Khu du lịch, đô thị Nam Hội An (10.000 ha)…Nhiều dự án du lịch cao cấp được cấp phép dọc tuyến đường này. (Hình 2.1.)

Ngoài ra, một số dự án khu đô thị ven biển khác cũng sẽ hình thành như Khu du lịch ven biển Tam Kỳ – Núi Thành (2.000 ha), Khu đô thị Tam Kỳ (2.000 ha), Khu đô thị Tam Hòa, Tam Anh (2.240 ha)…

Quảng Nam quy hoạch vùng Đông: gồm cụm Hội An – Điện Bàn, Điện Ngọc là chuỗi đô thị và du lịch sinh thái gắn với lịch sử văn hóa của phố cổ Hội An

và trung tâm du lịch Cù Lao Chàm; cụm Nam Hội An gồm huyện Duy Xuyên, huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình (hiện đây là khu vực đang thu hút nhiều dự án BĐS quy mô lớn nhất) và cụm Chu Lai gồm thành phố Tam Kỳ, huyện Phú Ninh và huyện Núi Thành (khu vực phát triển công nghiệp). (Hình 2.2)

Thủ tướng Chính phủ duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với 260.000 tỷ đồng (khoảng 11,8 tỷ USD) vốn đầu tư. (Hình 2.3)

Theo đó, về mặt thương mại, dịch vụ và du lịch sẽ tiếp tục phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa tỉnh Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của khu vực Duyên hải miền Trung và cả nước.

Về chiến lược, mở rộng, nâng cấp hạ tầng các khu du lịch đã có, nhất là tại các khu vực Hội An, Mỹ Sơn, ven biển. Đồng thời, mở rộng không gian du lịch về phía Nam và phía Tây của tỉnh. Tạo chuỗi liên kết du lịch với các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và các trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Trong giai đoạn đến năm 2020 xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án du lịch lớn làm động lực phát triển dịch vụ du lịch: khu nghỉ dưỡng Nam Hội An; Khu đô thị - du lịch sinh thái ven sông Cổ Cò thị xã Điện Bàn; Khu phức hợp Thương mại - Khách sạn - Vui chơi giải trí thành phố Tam Kỳ... chú trọng phát triển du lịch thể thao.Tiếp tục phát triển thêm khu vực phía Nam của tỉnh 01 dự án sân golf tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch và thu hút đầu tư của tỉnh.

Quy hoạch cũng công bố danh sách các dự án ưu tiên thu hút đầu tư như: Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An; Khu công nghiệp cơ khí đa dụng và ô tô tập trung Chu Lai; Các dự án công nghiệp, du lịch và đô thị ven biển; Dự án Khí - Điện và các sản phẩm sau Khí - Điện tại Núi Thành (Mỏ Cá Voi Xanh); Dự án Trường đào tạo nghề vùng Đông tại khu vực Nam Hội An và Đông Tam Kỳ; Công nghiệp hỗ trợ (sợi - nhôm - may mặc) khu công nghiệp Tam Thăng; Sân vận động Bắc Quảng Nam; Khu đô thị - du lịch sinh thái ven sông Cổ Cò huyện Điện Bàn; Khu dịch vụ du lịch tổng hợp ven sông Bàn Thạch Tam Kỳ; Đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp: Đại Đồng, Đại Hiệp và Đại Tân, huyện Đại Lộc; Nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa sinh học; Khu đô thị - du lịch sinh thái - văn hóa Núi

Cấm, thành phố Tam Kỳ; Khu du lịch biển Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ; Khu phức hợp thương mại - khách sạn - vui chơi giải trí thành phố Tam Kỳ; Trung tâm thương mại - siêu thị tại các điểm đô thị cấp huyện.

Trên đây là những kết quả đạt được trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, công tác này có nhiều mặt còn hạn chế, tiềm năng thì nhiều, kinh phí đầu tư du lịch được các cấp quan tâm đáng kể nhưng yếu tố đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác Quản lý, phát triển du lịch chưa được quan tâm đầu tư, kinh phí đào tạo còn nhiều hạn chế, cơ chế, chính sách chưa phù hợp, chất lượng và số lượng cán bộ ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Do đó, tiềm lực du lịch lớn nhưng kết quả hoạt động phát triển du lịch cầm chừng, dàn trải, công tác QLNN về du lịch chưa thực sự đồng bộ, năng lực, kinh nghiệm Quản lý còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng chung đến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

2.2.2. Công tác ban hành văn bản, tổ chức triển khai chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động du lịch

Trên cơ sở Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 117/QĐ-UBND, ngày 30/03/2018 ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ- CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ và Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

UBND tỉnh Quảng Nam đã từng bước cụ thể hóa để thực hiện toàn diện các quan điểm, mục tiêu và nội dung Nghị quyết 103 của Chính phủ; Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch, đồng thời ban hành Quyết định số 1117 về chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết trên; trong đó đã đề ra 38 nhiệm vụ cụ thể của 8 nhóm vấn đề được xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó, chú trọng vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch. Hội nghị về Phát triển du lịch Quảng Nam năm 2018 đặt ra nhiều vấn đề cho sự phát triển của du lịch trong giai đoạn tới. Tiếp thu và chỉ đạo cụ thể cho từng thời điểm, mục tiêu mà Nghị quyết 08 của Tỉnh

ủy đề ra sẽ được hiện thực hóa để phát triển ngành du lịch bền vững và trách nhiệm. Và việc Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước, điểm đến riêng có mà Nghị quyết 08 đề ra sẽ đạt được vào năm 2025.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã phối hợp các ngành và địa phương thông qua nhiều hình thức để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về du lịch cho cán bộ, công chức, cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khách du lịch, đã thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Qua đó nâng cao nhận thực quy định về du lịch cho cán bộ và cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết 06/2007 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch giai đoạn 2007 – 2016 đã tác động tích cực đến sự phát triển của ngành du lịch xứ Quảng, trở thành nền tảng quan trọng để du lịch phát triển nhanh, đạt 2,54 lần trong 10 năm qua (2007- 2016). Thực hiện Nghị quyết 06 về phát triển du lịch giai đoạn 2007 – 2016, nhiều nguồn lực đã được huy động, tập trung cho đầu tư, đặc biệt là những khu du lịch trọng điểm; hạ tầng du lịch phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết 06 đã đặt ra mục tiêu kế hoạch hành động, các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch. Thời gian qua, du lịch Quảng Nam đã có bước phát triển vượt bậc với những con số ấn tượng.

Thực hiện Công văn số 3152/UBND-TH ngày 16/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thành Đề án cơ chế đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 và trình UBND tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu của Đề án là Tu bổ và dựng nhà bia 27 di tích và hạng mục di tích quốc gia, 139 di tích cấp tỉnh đã xuống cấp nghiêm trọng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ và Tỉnh ủy Quảng Nam, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng chương trình hành động về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Mục tiêu của chương trình nhằm thúc

đẩy ngành du lịch của tỉnh tiếp tục phát triển, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.

Các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa; xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp như văn hóa, nghỉ dưỡng biển, sinh thái, làng quê, cộng đồng.... xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch, giao lưu, kết nối, hợp tác thông qua văn hóa, du lịch ở các địa phương trong cả nước.

Trong cả một thời gian dài, chính quyền địa phương chỉ ban hành được 03 Nghị quyết và 01 Quyết định để Quản lý, điều chỉnh lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh, qua đó cho thấy nhiệm vụ xây dựng văn bản, hoạch định chiến lược, điều tiết phát triển hoạt động du lịch chưa đi vào chiều sâu, thiếu tính chuyên nghiệp, chậm đổi mới.

2.2.3. Tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương

Ở cấp tỉnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh là cơ quan chuyên môn về Văn hóa, Thể dục thể thao, Du lịch, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN, đảm bảo sự thống nhất Quản lý ngành Văn hóa, Thể dục thể thao, Du lịch theo quy định của Nhà nước. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Văn hóa, Tổng cục Thể dục thể thao và Tổng cục Du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bao gồm 10 phòng tham mưu tổng hợp và quản lý nghiệp vụ (Văn phòng, Thanh Tra, Phòng Kế hoạch – Tài chính, phòng Tổ chức - Pháp chế, phòng Quản lý văn hóa, phòng Quản lý thể dục thể thao, phòng Quản lý du lịch, phòng Quản lý di sản văn hóa, phòng Thể thao thành tích cao) và 8 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao, Trung tâm Hội nghị tỉnh, Nhà in) trong đó trực tiếp thực hiện chức năng tham mưu về công tác quản lý phát triển du lịch có phòng Quản lý du lịch. Bảo đảm QLNN về du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong này rất quan trọng.

Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND là cơ quan cao nhất, thực hiện thống nhất QLNN về du lịch trên địa bàn. Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND và UBND tỉnh trong bộ máy QLNN về du lịch gồm: Sở VH-TT-DL. Các sở ban ngành khác có liên quan: Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng, Công an tỉnh. Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh với cơ quan tham mưu, giúp việc là phòng Văn hóa thông tin giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về du lịch, các dịch vụ công liên quan đến HĐDL trên địa bàn tỉnh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam là cơ quan chuyên môn về Văn hóa, Thể dục thể thao, Du lịch, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về Văn hóa, Thể dục thể thao, Du lịch ở tỉnh, đảm bảo sự thống nhất quản lý ngành Văn hóa, Thể dục thể thao, Du lịch theo quy định của Nhà nước. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Văn hóa, Tổng cục Thể dục thể thao và

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w