Quảng Nam
3.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức quy hoạch phát triển du lịch
Quy hoạch là một trong những công cụ quản lý quan trọng, giúp các cơ quan QLNN chỉ đạo và điều hành quá trình phát triển du lịch trong giai đoạn quy hoạch, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh. Việc thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cần phải được xây dựng trên cơ sở luật pháp, chính sách, quy định của Nhà nước và tình hình cụ thể của tỉnh nhằm hướng tới việc huy động các nguồn lực, không phân biệt thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn; phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; đảm bảo sự phối hợp, thống nhất, có hiệu quả trong việc quản lý, điều hành đối với các hoạt động du lịch. Việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch cụ thể chi tiết các khu, điểm du lịch của tỉnh đã được xây dựng và sau khi được phê duyệt cần phải nhanh chóng công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch để các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch. Việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh cần dài hơi hơn, tầm nhìn xa hơn.
Hiện nay, các quy hoạch chuyên ngành trong tỉnh có liên quan như giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hoá, phát triển rừng, phát triển thủy điện, xoá đói giảm nghèo phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch trong một thể thống nhất để đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững, không phá vỡ quy hoạch du lịch. Triển khai công tác quy hoạch phát triển du lịch ở các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Ưu tiên tập trung quy hoạch các trung tâm du lịch, quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm, có tiềm năng nổi bật về du lịch thiên nhiên và nhân văn để thu hút đầu tư du lịch và đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch. Tiến hành rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các quy hoạch du lịch chi tiết, các dự án du lịch đã được phê duyệt. Quản lý chặt chẽ nguồn vốn cũng như tiến độ thi công theo thiết kế và thực hiện có hiệu quả việc đầu tư theo quy hoạch. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch kế hoạch tập trung vào hai nội dung là quy hoạch về không gian du
lịch và định hướng sản phẩm du lịch.
Quy hoạch về không gian du lịch: Không gian du lịch của tỉnh lấy đô thị Tam Kỳ làm trọng tâm phát triển khu vực vùng Đông và là Trung tâm du lịch chính, là động lực đầu tàu phát triển du lịch của cả tỉnh. Trung tâm du lịch Tam Kỳ, Hội An là điểm dừng quan trọng trên hành lang du lịch miền Trung và là điểm đầu mối của các hoạt động du lịch nội tỉnh, là nơi điều hành mọi hoạt động du lịch của toàn tỉnh. Các cụm không gian du lịch trọng điểm của tỉnh bao gồm thành phố Tam Kỳ, Hội An và phụ cận, Mỹ Sơn, hồ Phú Ninh, biển Tam Thanh, biển Rạng, biển Hà My, đảo Tam Hải, Cù Lao Chàm...
Hình thành các tuyến du lịch “Con đường xanh đô thị miền núi”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại và trở về chiến trường xưa” gắn du lịch Quảng Nam với du lịch các tỉnh khu vực miền Trung, Nam Trung Bộ. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch: Từ nay đến năm 2020, tập trung phát triển các sản phẩm loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trong rừng tự nhiên, các thác nước, ven hồ, trên đảo (Khu du lịch sinh thái văn hóa, lịch sử Nước Oa – Bắc Trà My, Sông Trà, Phước Trà – Hiệp Đức, Khu du lịch sinh thái làng cổ Lộc Yên – Tiên Phước); Du lịch văn hóa, nghiên cứu khoa học, địa chất - thủy văn, khám phá, mạo hiểm, tham quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch tín ngưỡng, lễ hội (Di sản văn hóa cồng chiêng, Lễ hội, làng nghề dệt, thổ cẩm đồng bào dân tộc thiểu số). Tập trung quy hoạch khôi phục các làng nghề truyền thống tiêu biểu, giữ gìn được các nét truyền thống văn hóa xưa, phát triển thêm nét văn hóa mới hiện đại nhưng không làm mất dấu ấn lịch sử cổ xưa, định hướng hệ thống bán hàng lưu niệm theo các tour du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, tránh tình trạng chặt chém khách hàng gây phản cảm với khách du lịch.
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ song song với phát triển công nghiệp trong những năm trước mắt và tích cực tạo tiền đề, thúc đẩy khối dịch vụ lên hàng đầu nhằm chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp để từng bước chuyển dần sang dịch vụ - công nghiệp và nông nghiệp. Về lâu dài ưu tiên phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò thúc đẩy các ngành khác phát triển, chiếm vị trí hàng đầu của lĩnh vực dịch vụ. Phát triển du lịch
là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội; vì lợi ích nhân dân và mục tiêu phát triển con người; gắn với việc giảm nghèo và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam.
3.2.2. Ban hành và phổ biến văn bản pháp luật, triển khai chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động du lịch
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, nhất là những nơi có tiềm năng du lịch cần phải tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhận thức về phát triển du lịch một cách nghiêm túc; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh để vừa góp phần đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường HĐDL lành mạnh, vừa nâng cao nhận thức của họ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động du lịch trong phát triển KT-XH, về yêu cầu hoàn thiện QLNN đối với HĐDL trong tình hình mới.
Các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp tham mưu xây dựng lộ trình tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, hết hiệu lực, bổ sung, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, ban hành mới các văn bản quy pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể theo quy định của Luật ban hành văn bản, qua đó đảm bảo được công tác chỉ đạo điều hành, Quản lý Nhà nước về du lịch tại địa phương đạt kết quả.
Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình thức như: xây dựng chuyên mục phát trên các đài phát thanh - truyền hình tỉnh, huyện, thị xã; đăng tải nội dung trên báo Trung ương, báo Quảng Nam, cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử các huyện, thị xã, thành phố …; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề về du lịch.
Bên cạnh đó, nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua việc in ấn các pano, áp phích, phát hành các ấn phẩm ngắn gọn và súc tích, tờ rơi, lô gô tuyên truyền trong đó tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch và thông qua vai trò của hướng dẫn viên du lịch giúp cho khách du
lịch tuân thủ pháp luật tại các điểm du lịch chặt chẽ hơn. Cần tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân nằm trong vùng dự án đầu tư phát triển du lịch thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng; tái định cư nơi ở mới cho bà con nhân dân; khuyến khích, động viên, thu hút các doanh nghiệp du lịch thành lập các hiệp, hội nhằm bảo vệ lợi ích và chia sẻ trách nhiệm cùng nhau phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Cùng với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch, cần có những biện pháp hỗ trợ phục hồi các làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc tại chỗ như đồng bào Xê đăng, Cơ tu có nghề dệt thổ cẩm, tại các thôn nóc; phối hợp với chi hội phụ nữ tổ chức các lớp truyền nghề dệt thổ cẩm cho các chị em trong thôn, nhằm bảo tồn ngành nghề truyền thống, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và cộng đồng dân cư nơi có dự án du lịch để cải thiện cuộc sống của người dân, qua đó nâng cao dần nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ QLNN về du lịch
Hệ thống cơ quan QLNN về du lịch của tỉnh cần được tổ chức ổn định và thống nhất từ tỉnh xuống xã đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong hoạt động du lịch như Quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, Quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch, …
Thực hiện việc phân cấp Quản lý hoạt động du lịch cho cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã, thành phố, cấp xã. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho UBND tỉnh thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch và phòng Quản lý di sản trực thuộc Sở. Thành lập Ban quản lý du lịch tại một số khu vực trọng điểm để trực tiếp quản lý các dự án đầu tư du lịch. Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến
phát triển du lịch trên địa bàn. Tăng cường sự phối kết hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Sở, ngành khác trong QLNN đối với hoạt động du lịch cũng như trong việc tham mưu cho UBND tỉnh QLNN về du lịch trên địa bàn.
Đối với nhân lực thực hiện chức năng QLNN về du lịch: Cần tiến hành bồi dưỡng, nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới theo hướng chuẩn hóa trình độ từ cử nhân chuyên ngành trở lên, có kiến thức sâu rộng về du lịch, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và tin học văn phòng có thể đảm đương các công việc như: xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế về du lịch, Quản lý khách sạn, Quản lý lữ hành, Quản lý các khu, điểm du lịch, kế hoạch đầu tư du lịch, thanh tra du lịch.
Đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh du lịch: Bao gồm nguồn nhân lực thực hiện vai trò quản lý doanh nghiệp và nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện công việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hỗ trợ đảm bảo các điều kiện kinh doanh.
Xây dựng và thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo du lịch hoặc các trường mở chi nhánh, có ngành nghề du lịch tại địa phương. Trước mắt ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực tại các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn. Khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo, trong đó chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp về kỹ năng giao tiếp, ứng xử phục vụ du khách.
Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch.
Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam, tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ QLNN về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp.
3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch
Các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cần xây dựng đảm bảo chất lượng chuyên môn, đảm bảo sự hiểu biết về văn hóa du lịch của địa phương. Cần tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học xem hiện đội ngũ này đang thiếu những kỹ năng nào, trong quá trình thực hiện công việc họ có những khó khăn, hạn chế trong công việc. Từ đó mới thiết kế chương trình đào tạo nội dung đào tạo. Điều này khuyến khích người được đào tạo cam kết hơn với chương trình đào tạo, và các nội dung này có
thể được ứng dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, sau đào tạo, Sở VHTTDL tỉnh cần có những bước đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo đó, từ đó rút kinh nghiệm cho những lần đào tạo sau.
Có những giải pháp thu hút đội ngũ lao động chất lượng cao về du lịch từ địa phương khác hoặc phối hợp ký kết với các trường đại học ký kết các nội dung đào tạo về du lịch, đảm bảo khi giai đoạn sau quy hoạch đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đào tạo nâng cao kỹ năng ngoại ngữ; bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ thuyết minh viên tại các điểm du lịch... Giai đoạn 2018-2023 phấn đấu đào tạo khoảng 200 lao động về du lịch.
Người sử dụng lao động nguồn nhân lực du lịch tiến hành xây dựng các chính sách lương thưởng, các chính sách phúc lợi khác tạo điều kiện khích lệ động viên đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch an tâm công tác; xây dựng kế hoạch đào tạo, dự nguồn, phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, cống hiến cho sự nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.
3.2.5. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến về du lịch, liên kết hợp tác phát triển du lịch của tỉnh
Triển khai thực hiện đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền quảng bá, các kênh quảng bá đến các thị trường du lịch trong và ngoài nước, trước mắt là các thị trường du lịch trọng điểm của tỉnh: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, duyên hải Miền Trung, các tỉnh Nam Trung Bộ bằng các hình thức: Internet, panô áp phích, xuất bản ấn phẩm, báo chí, phát thanh truyền hình, đĩa DVD, các hội nghị chuyên đề du lịch để kêu gọi, thu hút đầu tư, tạo thương hiệu du lịch Quảng Nam. Lồng ghép hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch với các sự kiện kinh tế, chính trị lớn của tỉnh.
Đa dạng các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch, xây dựng phong cách ứng xử văn hoá, văn minh, lịch sự, thân thiện với du khách. Tiếp tục phát huy, duy trì hình thức du lịch gần với nông dân, nông dân là người phục vụ du lịch; các lễ hội phong tục du lịch như xông đất, người khách du
lịch cuối cùng của năm..., tạo ấn tượng, trao quà tặng vừa thể hiện tình cảm con người Việt Nam, vừa quảng bá hình ảnh du lịch thân thiện, tự nhiên, đồng quê...
Triển khai có hiệu quả các chương trình hợp tác phát triển du lịch với địa phương và tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch, kinh tế quảng bá tiềm năng, thế mạnh văn hóa du lịch, kinh tế địa phương. Tích cực tham gia các sự kiện, hội chợ, hội thảo về du lịch; tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch.
Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường truyền thống, hợp tác phát triển với các tỉnh