Định giá nhãn hiệu khi thực hiện hoạt động góp vốn

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 65 - 75)

Một trong những vấn đề phức tạp đối với hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu đó là vấn đề định giá nhãn hiệu để xác định giá trị phần vốn góp vào công ty, bao gồm góp vốn thành lập công ty và góp vốn nhằm tăng vốn điều lệ công ty. Về vấn đề pháp lý, hiện nay pháp luật Việt Nam quy định thế nào, có đảm bảo được việc xác định đúng giá trị của nhãn hiệu hay không là vấn đề cần phải được làm rõ.

2.4.1. Khái niệm về định giá nhãn hiệu

Theo Tiến sĩ Robert Pitkethly, Senior Member Oxford Intellectual Property Research Centre, "Định giá một nhãn hiệu liên quan tới việc đưa ra quyết định về tương lai giống như việc mức giá thị trường cổ phiếu do nhà đầu tư quyết định trên cơ sở hiệu quả kinh doanh trong tương lai của công ty"1. Do đó, định giá nhãn hiệu được hiểu là việc ước tính giá trị thị trường của TSTT như sáng chế, nhãn hiệu… trong đó, giá trị thị trường của nhãn

1

Robert Pitkethly (1997), The valuation of patents: A review of patent valuation methods with

hiệu là sự tính toán thu nhập tiềm năng của sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng nhãn hiệu đó.

Trong pháp luật Việt Nam, vẫn chưa có khái niệm định giá nhãn hiệu hay định giá đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp một cách độc lập mà khái niệm định giá có thể tìm thấy rải rác trong các nguồn luật cụ thể: Theo khoản 14 Điều 3 Luật chuyển giao công nghệ 2006, định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ; Theo Luật giá năm 2013, Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ; Luật Kinh doanh bất động sản quy định: khái niệm định giá bất động sản là hoạt động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định” (Khoản 9 Điều 4).

Theo đó, "định giá” là việc đánh giá giá trị của tài sản tại một địa điểm, thời điểm nhất định. Định giá là công việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch, mua bán tài sản đó trên thị trường. Việc định giá tài sản là do các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tài sản tự thực hiện.

Cũng cần lưu ý rằng khái niệm "định giá” không thể đồng nhất với khái niệm "thẩm định giá”. Theo Khoản 15, Điều 4 Luật giá năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định:

"Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”

Với quy định trên "thẩm định giá” được hiểu là việc xác định giá thị trường của tài sản. Thẩm định giá là việc tìm ra giá cả của tài sản định bán

về giá thực hiện theo tiêu chuẩn thẩm định giá do Nhà nước quy định.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, giá trị của nhãn hiệu được xác định bởi lợi ích kinh tế trong tương lai do nhãn hiệu đó mang lại được quy đổi về thời điểm hiện tại. Quan niệm này phù hợp với định nghĩa của tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam "Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá" [khoản 15, Điều 4]. Theo đó, giá trị mà hoạt động định giá hướng tới là giá trị thị trường của nhãn hiệu, tức là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường.

Khi góp vốn nếu tài sản góp vốn là giá trị nhãn hiệu thì việc định giá tài sản góp vốn là bắt buộc vì tài sản không phải là tiền hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi nhưng có thể quy ra tiền. Sự minh bạch, rõ ràng của một công ty bắt đầu từ công việc định giá tài sản góp vốn. Định giá tài sản một cách chính xác, hợp lý là cơ sở cho sự nhất trí, đồng tình của các thành viên trong quá trình góp vốn, tránh được những tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó nó cũng góp phần vào bảo vệ chủ nợ, khách hàng, quyền lợi của các thành viên tham gia góp vốn, thuận tiện cho các cơ quan quản lý và tính hợp pháp của công ty.

2.4.2. Chủ thể có quyền định giá nhãn hiệu khi tham gia hoạt động góp vốn

Định giá tài sản là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua, bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ do nhà nước

từng loại tài sản, hàng hóa mang tính bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động giao dịch, mua bán phải thực hiện. Đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì do các tổ chức, cá nhân tự định giá theo quy luật thị trường làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi.

Khi tham gia thành lập công ty hoặc khi tăng vốn điều lệ của công ty, vốn góp của các thành viên nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn, quyền được tham gia và đưa ra các quyết định quan trọng của công ty về đầu tư, phương hướng hoạt động kinh doanh, tổ chức và điều hành v.v... Do đó việc định giá tài sản góp vốn cần tuân thủ nguyên tắc là phải được sự thông qua và nhất trí của các thành viên góp vốn. Khi chưa có sự thông qua và nhất trí của các thành viên tham gia góp vốn về tài sản góp vốn của một thành viên góp vốn, thành viên đó không thể trở thành thành viên của công ty. Nhưng thực tế không phải tất cả các thành viên góp vốn đều có thể hiểu biết chuyên môn để định giá chính xác giá trị tài sản góp vốn, việc các thành viên góp vốn thống nhất thuê một tổ chức độc lập định giá tài sản góp vốn là hoàn toàn hợp lý.

Việc định giá tài sản góp vốn không những ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên tham gia góp vốn mà còn ảnh hưởng đến chủ nợ, khách hàng và Nhà nước. Một khi các tài sản góp vốn không đúng giá trị thực của nó, ví như khai tăng một cách bất hợp lý giá trị của tài sản góp vốn sẽ có lợi cho các thành viên công ty nhưng phương hại đến khách hàng, chủ nợ và Nhà nước. Do đó đối với một số tài sản cơ quan quản lý nhà nước có quyền trưng cầu định giá lại nếu thấy giá cao một cách bất hợp lý, các thành viên tham gia góp vốn chịu trách nhiệm về tính chính xác trung thực của việc định giá tài

thành viên tham gia góp vốn thuê tổ chức độc lập định giá, thì tổ chức đó chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực.

Cụ thể hơn, khi thành lập doanh nghiệp, thông thường người có quyền định giá là tất cả các thành viên, cổ đông sáng lập và định giá theo nguyên tắc nhất trí. Trong trường hợp công ty đang hoạt động, khi có yêu cầu thành viên mới góp vốn vào công ty hoặc khi có yêu cầu định giá lại tài sản góp vốn, người định giá phải là Hội đồng thành viên công ty TNHH hoặc là Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Tức là việc định giá do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức chuyên nghiệp định giá.

2.4.3. Phương pháp định giá

Vấn đề định giá nhãn hiệu có nhiều khó khăn và khác biệt hơn so với các loại tài sản khác, đặc biệt là các loại tài sản hữu hình. Bởi lẽ đây là loại tài sản đặc biệt, một loại tài sản vô hình, khi định giá phụ thuộc phần nhiều vào các yếu tố như thời gian, địa điểm và tính sinh lời của tài sản đặc biệt này. Khi tạo ra nhãn hiệu và được pháp luật bảo hộ thông qua các cơ chế cụ thể, người sở hữu nhãn hiệu cũng không thể tính hết được tính hữu dụng và khả năng sinh lời trong tương lai của nhãn hiệu mà mình được sở hữu, nó chỉ được thể hiện giá trị qua thời gian và mức độ chấp nhận của xã hội. Trên thực tế, để xác định được giá trị thực sự của nhãn hiệu thì vẫn chưa có một chuẩn mực chung tại Việt Nam lẫn các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC, có 03 nhóm phương pháp được áp dụng để thẩm định giá nói chung, trong đó có việc thẩm định giá trị của nhãn hiệu: (i) Nhóm phương pháp định giá sử dụng cách tiếp cận thu nhập; (ii) Nhóm phương pháp định giá sử dụng cách tiếp cận chi phí; (iii) Nhóm phương pháp định giá sử dụng cách tiếp cận thị trường. Cụ thể:

a. Phương pháp định giá tiếp cận thu nhập

Phương pháp định giá tiếp cận thu nhập là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay. Đây là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại [5]. Theo phương pháp này, việc tính toán giá trị của nhãn hiệu dựa trên bản chất của nhãn hiệu và được đánh giá trên cơ sở lợi ích kinh tế mà tài sản đó mang lại trong quá khứ, hiện tại hoặc dự kiến tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai. Phương pháp này về cơ bản tập trung vào nguồn thu nhập ước tính mà chủ thể quyền nhãn hiệu mong muốn nhận được trong thời gian hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Vì vậy, phương pháp này sử dụng chiết khấu nguồn tiền mặt được tạo ra giá trị hiện tại cho thu nhập tương lai, tức là xác định đến tính hiệu quả và khả năng sinh lời của nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Có hai phương pháp ứng dụng cách tiếp cận này là phương pháp vốn hóa thu nhập và phương pháp phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF). Cụ thể:

- Phương pháp vốn hóa trực tiếp là phương pháp thẩm định giá xác

định giá trị của quyền sử dụng nhãn hiệu dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ quyền sử dụng nhãn hiệu về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp. Phương pháp vốn hóa trực tiếp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập, là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua việc qui đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại [58]. Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu là tương đối ổn định (không đổi hoặc thay đổi theo một tỷ lệ nhất định) trong suốt thời gian sử dụng hữu ích còn lại (được tính bằng tuổi đời kinh tế còn lại) của quyền sử

dụng không ổn định, có sự thay đổi giá trị với một tỷ lệ lớn qua từng giai đoạn nhất định thì phương pháp này sẽ không đảm bảo việc định giá được giá trị thật của nhãn hiệu.

- Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp thẩm định giá xác

định giá trị của quyền sử dụng nhãn hiệu dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ quyền sử dụng nhãn hiệu về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu thuộc cách tiếp cận từ thu nhập. Phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu biến đổi qua các giai đoạn khác nhau (không ổn định), ví dụ như trường hợp một doanh nghiệp vừa bắt đầu hoạt động hoặc một công trình mới bắt đầu xây dựng.

Theo Bộ Tiêu chuẩn hướng dẫn định giá quốc tế đối với việc định giá tài sản vô hình do Hội đồng tiêu chuẩn định giá quốc tế (IVSC) công bố năm 2009 thì phương pháp tiếp cận thu nhập được khuyến nghị áp dụng do cách tiếp cận này cho kết quả đáng tin cậy hơn các cách tiếp cận khác3

.

b. Phương pháp định giá tiếp cận chi phí

Phương pháp này dựa trên quan điểm đơn giản rằng một tài sản không thể đánh giá nhiều hơn chi phí để thay thế một tài sản khác có công dụng tương đương. Theo phương pháp định giá tiếp cận chi phí thì giá để có được hoặc phát triển một tài sản mới cần tương xứng với những lợi ích kinh tế sẽ được tạo ra từ nó. Phương pháp này được sử dụng để ước tính các lợi ích trong tương lai bằng cách tính số chi phí cần thiết để thay thế nhãn hiệu. Tức là việc ước tính

2

Lâm Thị Thanh Huyền (2020), Hoàn thiện phương pháp chiết khấu dòng tiền trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí tài chính điện tử. Nguồn: https://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh- sach/hoan-thien-phuong-phap-chiet-khau-dong-tien-trong-tham-dinh-gia-doanh-nghiep-o-viet-

giá trị dựa trên căn cứ là các tài liệu, số liệu phản ánh nguồn lực tài chính, nhân lực, vật lực đầu tư để tạo ra tài sản đó hoặc tài sản tương đương.

Như vậy, có thể nhận thấy, phương pháp định giá dựa trên cách tiếp cận từ chi phí là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một tài sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với tài sản thẩm định giá và hao mòn của tài sản thẩm định giá.

Trên thế giới, có 3 phương pháp định giá cơ bản dựa trên cách tiếp cận chi phí:

Phương pháp dựa trên chi phí quá khứ: Giá trị tài sản vô hình được

tính toán dựa trên các chi phí đã phát sinh trong quá trình xây dựng tài sản vô hình đó, tổng chi phí được coi như giá trị của tài sản.

Phương pháp dựa trên chi phí tái tạo: Định giá tài sản vô hình bằng

cách tính toán tất cả các chi phí cần thiết hiện nay để tạo dựng tài sản vô hình như hiện tại.

Phương pháp dựa trên chi phí thay thế: Phương pháp này dựa trênviệc

tính các chi phí thay thế là chi phí hiện hành để xây dựng, sản xuất hay chế tạo tài sản thay thế tài sản cần thẩm định giá, có loại trừ các bộ phận có chức năng lỗi thời, nhưng có tính đến tiến bộ khoa học, công nghệ tại thời điểm cần thẩm định giá để tạo ra sản phẩm thay thế có tính năng ưu việt hơn so với tài sản cần thẩm định giá. Chi phí thay thế được tính căn cứ vào khối lượng nguyên vật liệu có thể thay thế nhân (x) giá tại thời điểm thẩm định.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì hiện nay, với cách tiếp cận từ chi phí, thẩm định viên có thể sử dụng phương pháp

định giá Việt Nam số 09 ban hành kèm theo Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài chính để thẩm định giá tài sản.

Theo đó, phương pháp chi phí tái tạo là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra tài sản giống hệt với tài sản thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá. Phương pháp chi phí tái tạo thuộc cách

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)