Thực trạng pháp luật quy định về định giá tài sản góp vốn là nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 93 - 98)

Vấn đề định giá nhãn hiệu tham gia góp vốn sẽ được thực hiện theo quy định của Thông tư số 06/2014/TT-BTC ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số

mới về quy định tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình tại Việt Nam. Điều 2 Thông tư số 06/2014/TT-BTC quy định: “Doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề có trách nhiệm tuân thủ đúng các quy định tại tiêu chuẩn thẩm định giá ban hành kèm theo thông tư này trong quá trình thẩm định giá tài sản vô hình”.

Theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC, đối với các tài sản trí tuệ trong đó có nhãn hiệu, các thành viên, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu (khi góp vốn thành lập doanh nghiệp) hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, người góp vốn (khi góp vốn vào doanh nghiệp) có thể thỏa thuận định giá hoặc thông qua tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Nội dung này cũng mang tính kế thừa và chi tiết hóa từ quy định trong LDN 2014 và vẫn còn phù hợp với quy định tại LDN 2020.

Thực tế cho thấy, việc định giá nhãn hiệu khó khăn và có nhiều khác biệt hơn so với tài sản hữu hình. Xác định giá trị của một quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và tính sinh lời của loại tài sản đặc biệt này. Ngay khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì người sở hữu cũng không tính hết được tính hữu dụng và khả năng sinh lời trong tương lai của tài sản mà mình được sở hữu, nó chỉ được thể hiện giá trị qua thời gian và mức độ chấp nhận của xã hội. Một yếu tố quan trọng là nhãn hiệu có một thị trường chuyển nhượng hạn chế, ít người quan tâm điều đó sẽ khó có thể tìm ra được giá trị thật của một nhãn hiệu. Về cơ bản thì giá trị của nhãn hiệu được xác định bằng mức độ quan tâm của người mua và mức độ chấp nhận được của người bán tại thời điểm chuyển nhượng.

Thực tiễn cho thấy, việc trao quyền cho các chủ thể nêu trên quyết định giá trị cuối cùng của nhãn hiệu được sử dụng để góp vốn đã dẫn đến tình trạng cùng một đối tượng nhãn hiệu, nhưng đem đi góp vốn ở những công ty

công ty Sông Đà. Theo báo cáo kiểm toán năm 2007, khoản góp vốn bằng nhãn hiệu của Tổng Công ty Sông Đà tại Công ty Cổ phần Sông Đà 909 (hiện tại là Công ty Cổ phần SCI) là 250 triệu đồng, khấu hao lũy kế đến hết năm 2007 là 28 triệu đồng; tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10 là 4,93 tỷ đồng, khấu hao luỹ kế đến hết 2007 là 1,214 tỷ đồng8. Hay như trường hợp của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), mặc dù không có tài liệu nào được công bố xác định vào thời điểm góp vốn, Vinashin đã định giá quyền sử dụng nhãn hiệu “Vinashin” của mình là bao nhiêu, tuy nhiên, đến khi thực hiện thoái vốn, giá trị vốn góp bằng nhãn hiệu mà Vinashin bán ra lại có sự khác biệt ở nhiều công ty, ví dụ như tại Công ty Cổ phần Công nghiệp nặng Cửu Long, Vinashin định giá vốn góp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu là 300 tỷ đồng; tại quỹ Đầu tư Việt Nam liên doanh với BIDV, trị giá 144 tỷ đồng; tại Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng Vinashin và Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Shinec, định giá vốn góp bằng nhãn hiệu là 15 tỷ đồng; tại Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Tam Bạc, định giá là 3,5 tỷ đồng; tại một số công ty khác, vốn góp bằng nhãn hiệu chiếm tỷ lệ lớn, giá trị từ 3 tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng9

.

Từ những phân tích trên, NCS cho rằng, quy định như trên là bất hợp lý, bởi vì liệu các thành viên, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, hội đồng thành viên, hội đồng quản trị có đủ điều kiện và trình độ chuyên môn để định giá tài sản trí tuệ không? Bản thân tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, việc xác định giá trị của những tài sản này muốn đảm bảo độ chính xác phải sử dụng nhiều kỹ thuật rất phức tạp. Ngay cả khi tài sản trí tuệ được định giá bởi các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp cũng chưa chắc đã mang lại kết quả

8

Báo Doanh nhân Sài Gòn Online, “Góp vốn bằng thương hiệu doanh nghiệp còn tự bơi…”, http://www.doanhnhansaigon.vn/marketing-pr/gop-von-bang-thuong-hieu-dn-van-con-tu-

đúng. Do vậy, trong thời gian tới, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cần được sửa đổi theo hướng đối với các tài sản trí tuệ trong đó có nhãn hiệu khi góp vốn phải do tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Một trong những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chi từ ngân sáng nhà nước, tính thuế, xác định giá trị tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng, mua bảo hiểm, cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể doanh nghiệp và sử dụng vào các mục đích khác ghi trong hợp đồng thẩm định giá Khoản 1 Điều 6.

Ngoài ra, TSTT là loại tài sản phải được định giá khi góp vốn. Thực tế cho thấy định giá nhãn hiệu không hề đơn giản. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành bất kỳ văn bản nào hướng dẫn riêng về định giá nhãn hiệu. Đối với việc góp vốn bằng nhãn hiệu khi thành lập doanh nghiệp (doanh nghiệp thành lập mới) phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá thống nhất và nhất trí theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm góp vốn. Giá trị góp vốn bằng nhãn hiệu trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận, hoặc do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức chuyên nghiệp định giá thì giá trị nhãn hiệu góp vốn phải được người góp vốn, chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị chấp thuận [52, khoản 3 Điều 36]. Đồng thời, tổ chức định giá chuyên nghiệp phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải có ít nhất một thẩm định viên có kỹ năng về định giá quyền SHTT được cơ quan nhà nước cấp thẻ hành nghề.

Theo đoạn 2 của khoản 2 Điều 36 LDN 2020, khi góp vốn thành lập doanh nghiệp, nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài

nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Đoạn 2, khoản 3 cũng có quy định tương tự khi góp vốn vào doanh nghiệp đang hoạt động, nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Theo quy định nêu trên, thì tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp nếu được định giá cao hơn so với giá trị thực tế thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Còn nếu tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động (do các thành viên, cổ đông hiện hữu góp thêm vốn hoặc do công ty tiếp nhận vốn góp từ thành viên mới) được định giá cao hơn so với giá trị thực tế thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ dừng lại ở việc quy định các chủ thể trên phải liên đới chịu trách nhiệm vật chất bằng cách góp thêm tài sản để bù vào số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài

đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế nhưng căn cứ để xác định mức trách nhiệm vật chất cụ thể mà mỗi một thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, mỗi một cổ đông sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, người góp vốn phải chịu là bao nhiêu thì Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định. Điều này rất dễ gây ra những mâu thuẫn, xung đột và dẫn đến tranh chấp giữa chủ sở hữu, các thành viên Hội đồng thành viên, các cổ đông sáng lập, các thành viên Hội đồng quản trị, người góp vốn với nhau khi thực hiện trách nhiệm vật chất của mình. Do đó, đòi hỏi luật cần phải có quy định dự liệu các căn cứ để xác định trách nhiệm vật chất của các chủ thể trong trường hợp trên nếu như Điều lệ công ty không có quy định.

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)