Thực trạng pháp luật quy định về nhãn hiệu khi đem góp vốn

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 91 - 93)

Theo quy định chung của pháp luật, nhãn hiệu là tài sản hợp pháp và được Nhà nước bảo hộ, chủ sở hữu được quyền đem nhãn hiệu đi góp vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước đây, Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của LDN quy định:

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả,

quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở nhãn hiệu”.

Tuy nhiên, khi LDN 2014 ra đời, nội dung này đã được tích hợp và quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 35:

"Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn".

Tài sản góp vốn nói chung cũng như quyền SHTT được sử dụng để góp vốn nói riêng phải là tài sản hợp pháp và không được là tài sản đang tranh chấp. Tuy nhiên, trước đây, LDN 2014 lại bỏ ngõ vấn đề này, không đề cập đến tính hợp pháp của tài sản góp vốn, đây có thể tạo ra một lỗ hổng pháp luật. Việc góp vốn bằng các quyền SHTT như quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng là những TSTT bị pháp luật cấm lưu hành cũng như các quyền SHTT nếu đang xảy ra tranh

chấp có thể gây ra những hậu quả xấu cho xã hội, cần được ngăn chặn bằng các quy định của pháp luật nhưng còn đang bỏ ngỏ. Đối với quyền SHTT đang có tranh chấp, cần phải có bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong tranh chấp mới được đem góp vốn. Hơn nữa, quy định này còn chưa thống nhất với quy định về quyền SHTT trong Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2019. Theo đó, khoản 1 Điều 4 Luật này quy định: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Như vậy, có sự không trùng khớp giữa quy định trong LDN 2014 và LSHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2019, vì có thêm xuất hiện của một đối tượng là “quyền SHTT khác theo quy định của pháp luật SHTT” trong quy định của LDN 2014.

Xuất phát từ thực trạng này, LDN 2020 tại Điều 34 đã không còn quy định loại tài sản của quyền SHTT được quyền góp vốn nữa vì quan điểm của ban soạn thảo và nhà lập pháp cho rằng đây là vấn đề của pháp luật chuyên ngành là Luật SHTT. Điều này đã đảm bảo được tính tương thích giữa quy định của LDN và các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh về SHTT.

Tuy nhiên hiện nay, nếu căn cứ vào Luật SHTT thì hiện nay, quy định về nhãn hiệu nói chung và việc sử dụng nhãn hiệu nói riêng cũng còn nhiều bất cập. Điều này dẫn đến những khó khăn trong quá trình sử dụng nhãn hiệu đem góp vốn. Đó là tình trạng sử dụng nhãn hiệu giả cách – token use hay hiện tượng đầu cơ nhãn hiệu. Các nhãn hiệu không được sử dụng trên thực tế mà chỉ đăng ký để đầu cơ và biến các nhãn hiệu không có giá trị thành nguồn vốn ảo đưa vào lưu thông. Mục đích của pháp luật nhãn hiệu là để chủ sở hữu đưa sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu vào sử dụng trong thương mại chứ pháp luật nhãn hiệu không phải là công cụ để đầu cơ nhãn hiệu và càng không

mà người tiêu dùng không bao giờ nhìn thấy chúng. Hiển nhiên thấy rằng biện pháp chấm dứt hiệu lực đối với nhãn hiệu không được đưa vào sử dụng trong 5 năm liên tục là một biện pháp đúng đắn ở chỗ một mặt giúp loại bỏ các nhãn hiệu không được sử dụng để cho phép các doanh nghiệp mới chuẩn bị gia nhập thị trường và mặt khác buộc các chủ sở hữu nhãn hiệu phải đưa nhãn hiệu vào sử dụng trong thương mại. Tuy nhiên, hiện tượng lẩn tránh quy định này bằng sử dụng giả cách (token use) đang ngày càng trở nên phổ biến, ví dụ như chủ nhãn hiệu có thể chỉ cần đăng một vài mẩu quảng cáo nhỏ trên một số tờ báo cũng có thể chống lại thành công yêu cầu chấm dứt hiệu lực trong khi trên thực tế nhãn hiệu này không được thực sự sử dụng trong thương mại.

Để loại bỏ các nhãn hiệu không sử dụng, điểm d khoản 1 Điều 95 Luật SHTT quy định văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

Tuy vậy, vấn đề mấu chốt ở đây chính là khái niệm sử dụng nhãn hiệu theo quy định tại khoản 5 điều 124 Luật SHTT vốn không mang ý nghĩa bắt buộc việc sử dụng nhãn hiệu phải là sử dụng thực sự (genuine use hoặc bona fide use) và điều luật này cũng không quy định liệu có được xem như là sử dụng hay không sử dụng nhãn hiệu nếu sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu trên thương trường khác với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký.

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)